1. QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỂ PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
Vấn đề đấu tranh cho quyền của phụ nữ đã có từ rất lâu (khoảng thế kỷ XVIII) nhưng quyển của phụ nữ chỉ được chính thức đề cập trong luật quốc tế từ khi Liên Hợp Quốc ra đời. Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 khẳng định ngay trong lời nói đầu về “…bình đẳng về quyền giữa phụ nữa và đàn ông…” Kể từ đây, quyền của người phụ nữa đã được ghi nhận trong rất nhiều những tuyên ngôn, công ước quốc tế.Trong đó có thể kể đến “Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người” năm 1948 đã xác lập nguyên tắc nền tảng bảo vệ cho quyền phụ nữ tại điều 1 và điều 2 khi khẳng định: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”.Tiếp theo Tuyên ngôn này, hàng loạt các tuyên bố khác và điều ước quốc tế đã được Liên Hợp Quốc thông qua nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ mà nổi bật công ước CEDAW về xóa bỏ mội hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Có thể nói CEDAW là văn kiện quan trọng và toàn diện nhất về quyền bình đẳng của phụ nữ. Tinh thần của Công ước được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu của Liên hợp quốc nhằm bảo đảm nhân cách, phẩm giá và các quyền cơ bản của con người cũng như quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.
Vấn đề đấu tranh cho quyền của phụ nữ đã có từ rất lâu (khoảng thế kỷ XVIII) nhưng quyển của phụ nữ chỉ được chính thức đề cập trong luật quốc tế từ khi Liên Hợp Quốc ra đời. Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 khẳng định ngay trong lời nói đầu về “…bình đẳng về quyền giữa phụ nữa và đàn ông…” Kể từ đây, quyền của người phụ nữa đã được ghi nhận trong rất nhiều những tuyên ngôn, công ước quốc tế.Trong đó có thể kể đến “Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người” năm 1948 đã xác lập nguyên tắc nền tảng bảo vệ cho quyền phụ nữ tại điều 1 và điều 2 khi khẳng định: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”.Tiếp theo Tuyên ngôn này, hàng loạt các tuyên bố khác và điều ước quốc tế đã được Liên Hợp Quốc thông qua nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ mà nổi bật công ước CEDAW về xóa bỏ mội hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Có thể nói CEDAW là văn kiện quan trọng và toàn diện nhất về quyền bình đẳng của phụ nữ. Tinh thần của Công ước được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu của Liên hợp quốc nhằm bảo đảm nhân cách, phẩm giá và các quyền cơ bản của con người cũng như quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.
Việt Nam thuôc vào nhóm quốc gia sớm tham gia công ước CEDAW (1982). Ngay sau khi tham gia công ước, Việt Nam đã tích cực chuyển hóa những quy định của pháp luật quốc tế thành các quy định của pháp luật quốc gia, phù hợp với công ước quốc tế và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Về cơ bản, sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế được thể hiện trên một số phương diện ví dụ như:
Về kĩnh vực chính trị: Tương ứng với điều 7,8 của Công ước CEDAW và điều 25 của công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966 thì điều 63 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi năm 2001) quy định: “Công dân, nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.” Như vậy, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất đã ghi nhận một cách cụ thể về quyền trong lĩnh vực chính trị của phụ nữ.
Về lĩnh vực lao động, việc làm: Tương ứng với điều 11 CEDAW, điều 14 của công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 điều 109 Bộ luật Lao động quy định : “nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng một mặt với nam giới…”
Về lĩnh vực giáo dục: Trên cơ sở nội dung của điều 10 công ước CEDAW điều 63 Hiến pháp 92 quy định: phụ nữ và nam giới bình đẳng với nam giới về phương diện văn hóa, xã hội. Cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp điều 14 luật bình đẳng giới năm 2006 quy định nam nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bòi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lựa chọn ngành nghề học tập, đào tạo tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.
Ngay sau khi trở thành thành viên của Công ước CEDAW năm 1982, pháp luật Việt Nam khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã luôn chú ý đến đối tượng này nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất quyền của người phụ nữ. thể hiện thông qua hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung 2001); Luật Bầu cử đại biểu quốc hội 1997 (sửa đổi bổ sung 2001); Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, Luật đất đai 2003; Bộ luật Dân sự 2005, …Đặc biệt, sự ra đời của Luật Bình đẳng giới 2006 được coi là bước ngoặt quan trọng trong việc tạo ra các hành lang pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của Người phụ nữ. Sau khi có Luật bình đẳng giới, việc lồng ghép giới đã trở thành một quy trình, thủ tục pháp lý bắt buộc khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và bảo đảm quyền của người phụ nữ nói riêng được thực chất và toàn diện hơn.
2. ĐÁNH GIÁ VIỆC BẢO ĐẢM VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1 Về thiết chế bảo đảm thi hành
Thiết chế quốc gia triển khai thực hiện điều ước quốc tế ở Việt Nam bao gồm: Cơ qan quyền lực nhà nước (Quốc hội, HĐND), Cơ quan hành pháp (Chính phủ, UBND), cơ quan tư pháp (TAND, VKSND), Các tổ chức chính trị xã hội. Quốc hội có vai trò ban hành, sửa đỏi Hiến pháp, luật đóng vai trò là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo và thúc đẩy quyền con người. Bên cạnh đó Quốc hội cũng thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực thi quyền con người nói chung, quyền của người phụ nữ nói riêng. Các cơ quan hành pháp có nghĩ vụ tổ chức thự thi quyền của người phụ nữ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống cơ quan này hiện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế ví dụ như: cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, mang nặng tính quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà gây cản trở cho phụ nữ khi tiếp cận và tự bảo vệ quyền lợi của mình. Hệ thống cơ quan tư pháp đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc thực hiện điều tra, truy tố, xét xử những hành vi vi phạm quyền của người phụ nữ, tăng cười và xác định rõ ràng nhằm nâng cao khả năng bảo vệ quyền của người phụ nữ, đảm bảo việc xét xử hợp pháp. Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận một số những hạn chế nhất định trong trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức của người thực thi pháp luật. Có những cán bộ thực thi còn yếu về trình độ chuyên môn và thiếu phẩm chất đạt đức, thoái hóa biến chất dẫn đến những bất cập trong quá trình thực thi công lý như án sai, án oan…
Đồng hành cùng các hệ thống cơ quan nói trên, các tổ chức chính trị, xã hội và tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cũng đóng góp một phần quan trọng. Trong khuôn khổ quyền của Người phụ nữ, không thể không kể đến Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam – tổ chức chính trị xã hội của phụ nữ Việt Nam, hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ phụ nữ vươn lên làm giàu. Trong những năm qua Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vẫn đang thực hiện khá tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
2.2 Ý thức xã hội về quyền của người phụ nữ
Có thể khẳng định một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc bảo vệ quyền của người phụ nữ chính là tư tưởng và định kiến xã hội. Chính tư tưởng trọng nam khinh nữ ăn sâu và xuyên suốt một thời gian dài đã dẫn đến việc quyền của người phụ nữ bị coi nhẹ. Có một khoảng cách giữa quy định và thực tế” trong vấn đề quyền và bình đẳng giới ở Việt Nam. Mặc dù các quyền của phụ nữ đã được đưa vào luật từ rất lâu, nhưng nhiều phụ nữ hoàn toàn không được hưởng lợi từ các luật định này. Có thể thấy rõ nhất sự thiệt thòi của phụ nữ trong vấn đề sở hữu tài sản, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn hoặc ở các vùng cao tây nguyên. Rất nhiều phụ nữ chưa bao giờ đặt vấn đề về việc đồng sở hữu nhà cửa, đất đai về mặt luật pháp với chồng mình. Một trong những vấn nạn lớn liên quan đến quyền phụ nữ là tình trạng bạo hành trong gia đình đối với nữ giới. Mặc dù bạo hành xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng riêng tại Việt Nam, quan niệm “đàn ông làm chủ” truyền thống đã góp phần làm cho những họat động chống bạo hành có phần khó khăn hơn.
2.3 Về các biện pháp thúc đẩy các quyền của người phụ nữ
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, chính phủ cùng sự phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội nói chung, hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nói riêng, có thể nói một cách khách quan đã có rất nhiều các chương trình được thực hiện nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ đồng thời trực tiếp giúp đối tượng này có những điều kiện thuận lợi để phát triển, có vị trí nhất định trong xã hội như "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", các mô hình tiết kiệm "Làm theo gương Bác", "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch", các chương trình xóa đói giảm nghèo... Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, chính sách, chiến lược… về phát triển phong trào phụ nữ. Nhiều luật mới ra đời đã phát huy vai trò, tạo điều kiện phát triển công tác Hội Phụ nữ. Hoạt động của Hội Phụ nữ ngày càng phong phú, đa dạng góp phần tích cực, bảo vệ quyền, lợi chính đáng của phụ nữ.
Tuy nhiên, phong trào hội chưa đồng đều, một số chị em còn chưa tích cực vươn lên khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong đời sống. Để đáp ứng với những đòi hỏi thực tiễn đặt ra, thiết nghĩ Hội Liên hiệp Phụ nữ cần tiếp tục đẩy mạnh các lĩnh vực: tuyên truyền, giáo dục, vận động các tầng lớp phụ nữ hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phát huy vai trò phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực; đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng gia đình no ấm - tiến bộ - bình đẳng - hạnh phúc, làm tốt công tác bảo vệ - chăm sóc - giáo dục trẻ em; phát huy truyền thống năng động, sáng tạo, chủ động tổ chức thực hiện các chính sách, luật pháp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ….
Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.
No comments:
Post a Comment