19/11/2014
Đề bài tập nhóm Tâm lý học tư pháp
Bài 1: Khi xét hỏi bị can, điều tra viên có thể sử dụng các phương pháp tâm lý nào trong các trường hợp sau:

a. Để hiểu được thái độ của bị can đối với tình tiết mà họ đang khai báo

b. Để thay đổi thái độ khai báo thiếu thành khẩn của bị can.

Bài 2: Trong hoạt động điều tra, điều tra viên có thể sử dụng các phương pháp tâm lý nào trong các trường hợp sau:

a. Để hiểu được đặc điểm tâm lý của bị can

b. Để kích thích trí nhớ của bị can, giúp họ tái hiện được tình tiết mà họ quên hoặc nhầm lẫn.

Bài 3: KHi tiến hành đối chất, điều tra viên có thể sử dụng các phương pháp tâm lý nào trong các trường hợp sau:

a. Để hiểu được diễn biến tâm lý của các chủ thể tham gia đối chất.

b. Để tác động đến tâm lý của họ

Bài 4: Khi chuẩn bị tâm lý cho người làm chứng tham gia hoạt động điều tra, điều tra viên có thể sử dụng các phương pháp tâm lý nào trong các trường hợp sau:

a. Để hiểu được thái độ của người làm chứng đối với hoạt động điều tra

b. Để xóa bỏ những ức chế tâm lý, tạo cho người làm chứng thái độ tích cức tham gia hoạt động điều tra.

Bài 5: Khi lấy lời khai của người làm chứng, điều tra viên có thể sử dụng các phương pháp tâm lý nào trong các trường hợp sau:

a. Để hiểu được thái độ của người làm chứng đối với việc khai báo

b. Để giúp người làm chứng tái hiện lại những tình tiết cần thiết khi họ quên hoặc nhầm lẫn

Bài 6: Khi lấy lời khai của người bị hại, điều tra viên có thể sử dụng các phương pháp tâm lý nào trong các trường hợp sau:

a. Để hiểu được tháo độ của người bị hại đối với việc khai báo

b. Để giúp người bị hại tái hiện lại những tình tiết cần thiết khi họ quên hoặc nhầm lẫn

Bài 7: Trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa, hội động xét xử có thể sử dụng các phương pháp tâm lý nào trong các trường hợp sau:

a. Để hiểu được tâm lý của các chủ thể tham gia tranh luận

b. Để tác động đến các chủ thể tham gia tranh luận

Bài 8: Khi tiến hành hoạt động xét hỏi tại phiên tòa, hội đồng xét xử có thể sử dụng các phương pháp tâm lý nào trong các trường hợp sau:

a. Để hiểu được diễn biến tâm lý của bị cáo

b. Để tác động đến tâm lý của bị cáo.

Bài 9: Trong giai đoạn nghị án, chủ tọa có thể sử dụng các phương pháp tâm lý nào trong các trường hợp sau:

a. Nghiên cứu lại các chứng cứ của vụ án

b. Để tác động tâm lý đến các thành viên khác của hội đồng xét xử

Bài 10. Trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa, kiểm sát viên có thể sử dụng các phương pháp tâm lý nào trong các trường hợp sau:

a. Để hiểu thái độ của hội đồng xét xử

b. Để tác động tâm lý đến hội đồng xét xử 

No comments:

Post a Comment