20/08/2014
Quyết định người nuôi dưỡng trong các vụ án ly hôn
Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bênđương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được Tòa án ghi nhận trong bảnán. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụccon khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mấtnăng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản đểtự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấpdưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc,nuôi dưỡng đến khi trưởng thành. Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận được vớinhau, Tòa án sẽ xem xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng.


Cụ thể hóa nguyên tắc nêu trên, tại khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và Giađình (Luật HN và GĐ) năm 2000 quy định: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trựctiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếukhông thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôicăn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phảixem xét nguyện vọng của con”. Trong Công văn số 62/2002/KHXX, Tòa án nhândân tối cao cũng hướng dẫn: “Trước khi ra quyết định công nhận thuận tìnhly hôn mà không hỏi ý kiến của con chưa thành niên là điều tra chưa đầy đủ”.Như vậy, theo quy định, trong một vụ án ly hôn, việc hỏi ý kiến của con từ 9tuổi trở lên có ý nghĩa bắt buộc, làm cơ sở để Tòa án xem xét, quyết định giaocon cho ai nuôi. Quy định này nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp phápcủa trẻ.


Tuy nhiên, trong nội dung Điều 11 Nghị quyết số 02 của Hội đồng Thẩm phánTAND tối cao, hướng dẫn việc thực hiện khoản 2 Điều 92 Luật HN và GĐ, việc hỏiý kiến của người con chỉ đặt ra trong trường hợp cha mẹ không thoả thuận đượcviệc giao con cho ai nuôi. Vì vậy, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, các Tòaán vận dụng những quy định này không giống nhau. Ở một số Tòa án, việc quyếtđịnh giao con cho ai nuôi không cần phải hỏi ý kiến của người con, nhưng có Tòaán lại cho rằng cần phải lấy ý kiến của con cả khi cha mẹ thoả thuận được việcgiao con cho ai nuôi.

Thực tiễn cho thấy, việc xem xét ý kiến, nguyện vọng của con và coi đó làmột trong những cơ sở để Tòa án quyết định việc giao con cho ai nuôi là cầnthiết, xét dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Bởi vì, khi cha mẹ ly hôn, concái mất đi một điểm tựa quan trọng nhất, đó chính là mái ấm gia đình. Việc hỏiý kiến để các em nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Điều này là hoàn toànchính đáng, phù hợp với tinh thần của Điều 12 Công ước Liên hiệp quốc về quyềntrẻ em mà Việt Namlà quốc gia thành viên. Theo đó: Các quốc gia thành viên phải bảo đảm chotrẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự dophát biểu những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có tác động đến trẻ em, nhữngquan điểm của các em được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởngthành của các em. Khi quyết định người trực tiếp nuôi con, Tòa án sẽ xemxét các điều kiện về việc chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tình cảm, đạo đức,phương pháp nuôi dạy con cái… của cha và mẹ. Ý kiến của con tuy không có ýnghĩa quyết định cuối cùng nhưng cũng là một trong những cơ sở cần thiết để Tòaán xem xét, lựa chọn người nuôi con, bảo đảm cho trẻ sự phát triển tốt nhất.

Xây dựng mỗi gia đình bình đẳng, hạnh phúc là mục tiêu của Đảng và Nhà nướcta, cũng là ước mong của tất cả mọi người. Tuy nhiên, có những cuộc hôn nhân,vì nhiều lý do không thể tiếp tục tồn tại thì cần phải có một hướng đi phù hợp, trong đó có việc giải quyết bằng cách thức ly hôn. Và trong một vụ ánly hôn, việc hỏi ý kiến của con là cần thiết, bảo đảm quyền và lợi ích hợp phápcủa những người con.

SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHẤN DÂN - PHẠM ĐỨC THÀNH

No comments:

Post a Comment