20/08/2014
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người
Xác định vấn đề giới tronglĩnh vực phòng, chống mua bán người

Hiện nay, về cơ bản chúng ta vẫn chưa có những số liệu thống kê cụ thể,chính xác số vụ, số nạn nhân bị mua bán và tội phạm mua bán người có tách biệtgiới. Nhưng trên cơ sở thông tin do các cơ quan chức năng cung cấp, qua phảnánh của các phương tiện thông tin đại chúng và từ kết quả khảo sát thực tiễn vềcông tác đấu tranh phòng, chống mua bán người tại một số tỉnh, thành phố chothấy có một số vấn đề giới cần được quan tâm trong lĩnh vực này, đó là:


- Đối tượng bị mua bán trong thời gian qua chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái.Mục đích mua bán người phần lớn là để phục vụ cho các hoạt động mại dâm, kếthôn và bóc lột sức lao động. Ngoài vấn đề lợi nhuận, một trong những nguyênnhân quan trọng dẫn đến tình trạng phụ nữ và trẻ em gái bị mua bán nhiều là dođịnh kiến giới nặng nề còn tồn tại trong xã hội (phụ nữ/ trẻ em gái là mónhàng, là đối tượng mua vui, chỉ để duy trì nòi giống, con gái không cần họchành nhiều,…), tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến cho phụ nữ có rất ít hoặc mấtquyền tự quyết đối với bản thân, tình trạng mất cân bằng về giới tính ở một sốnơi đến (phần lớn phụ nữ bị mua bán qua biên giới phía Bắc để làm vợ đàn ôngTrung Quốc) và tình trạng bất bình đẳng giới khiến cho trẻ em gái và phụ nữ trẻkhông được đào tạo, hướng dẫn đầy đủ cả về kiến thức và kỹ năng sống, thiếunhững thông tin cần thiết để có thể phòng ngừa và giải thoát cho bản thân,v.v…


- Nam giới cũng là nạn nhân bị mua bán. Mục đích mua bán nam giới chủ yếulà để bóc lột lao động (đối với nam giới trong độ tuổi lao động) và làm connuôi (đối với trẻ em nam). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nam giới bị mua báncũng xuất phát từ định kiến về giới (nam giới phải kiếm tiền bằng mọi giá đểnuôi gia đình), tư tưởng trọng nam khinh nữ, mong muốn sinh con trai hơn sinhcon gái (trẻ em nam thường được bán với giá cao hơn trẻ em gái để làm connuôi).

- Tội phạm mua bán người do cả hai giới thực hiện. Nguyên nhân sâu xa dẫnđến sự gia tăng của loại tội phạm này là do tình trạng thiếu việc làm, đặc biệtlà việc làm cho lao động nữ và việc làm ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùngxa, khiến cho người dân phải di cư ra các thành phố lớn hoặc ra nước ngoài đểtìm việc làm. Trong khi đó việc mua bán người, đặc biệt là mua bán người quabiên giới lại thường đem lại lợi nhuận đáng kể, có sức hấp dẫn rất lớn đối vớinhững ai đang khao khát kiếm tiền bằng mọi giá và làm giàu nhanh chóng.  

- Trong số tội phạm mua bán người là phụ nữ có rất nhiều trường hợp từng lànạn nhân bị mua bán ra nước ngoài, sau đó lại quay về nước dụ dỗ, lừa gạt nhữngphụ nữ và trẻ em gái khác, thậm chí có trường hợp còn lừa bán cả người thânthích (con gái, em gái, cháu gái) để bán ra nước ngoài kiếm tiền. Việc xử lýcác đối tượng này thường được cân nhắc trên cơ sở xem xét toàn diện về tínhchất nguy hiểm của hành vi vi phạm, mức độ lỗi, các tình tiết giảm nhẹ, tăngnặng trách nhiệm hình sự và mục đích, động cơ phạm tội,… để có biện pháp xử lýphù hợp, vừa bảo đảm tính răn đe, trừng trị, vừa tạo điều kiện cho họ được cảitạo, tránh tái phạm.

- Những tổn thất và hậu quả để lại của nạn mua bán người đều rất trầmtrọng, nhưng tương đối khác nhau giữa nạn nhân nam và nạn nhân nữ. So với nạnnhân là nam giới, nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái thường bị tổn thương nặng nềhơn cả về thể chất và tâm lý (bị nhiễm nhiều loại bệnh lây truyền qua đườngsinh dục, bị kiệt sức vì phải lao động nặng nhọc, bị cưỡng bức phục vụ nhu cầutình dục của nhiều người, bị kỳ thị,v.v…), do đó quá trình phục hồi của họ cũnglâu hơn và khó khăn hơn. Việc hỗ trợ cho nạn nhân nữ do vậy cũng đòi hỏi phảiđược quan tâm nhiều hơn ở cả góc độ đầu tư kinh phí và nguồn nhân lực, đặc biệtlà các cán bộ xã hội có kiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng giao tiếp, làmviệc với nữ giới.

- Công tác nắm tình hình, thu thập số liệu, thống kê, nghiên cứu về vấn đề phòng, chống mua bán người hầu hết chưađược tiếp cận và phân tích từ góc độ giới. Hệ thống số liệu, nghiên cứu có tách biệt giới đốivới các nạn nhân từng bị mua bán, những cá nhân và tổ chức thực hiện hành vimua bán người và cả các tổ chức giải cứu - tiếp nhận nạn nhân (thường là lựclượng công an, biên phòng,...) không đầy đủ và chưa phản ánh đượchết thực tế. Điều này gây khó khăn cho việc đề xuất những giải pháp phù hợp.

- Công tác truyền thông về phòng, chống mua bán người chỉ đem lại hiệu quảthiết thực nếu có sự chú ý đúng mức tới những nhóm đối tượng có nguy cơ caonhư: trẻ em gái, lao động nữ, phụ nữ trẻ có nhu cầu kết hôn với người nướcngoài, đặc biệt là trẻ em gái và phụ nữ sinh sống ở những vùng có điều kiệnkinh tế khó khăn, ít giao tiếp, kỹ năng sống hạn hẹp, dễ bị lừa gạt, dụ dỗ.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhânphần lớn chưa được trang bị các kiến thức cơ bản về bình đẳng giới và chưa đượcđào tạo, tập huấn về vấn đề lồng ghép bình đẳng giới trong công việc của mình,do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả công tác.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người được banhành trong thời gian qua, đặc biệt là các văn bản quy định về vấn đề tiếp nhận,hỗ trợ nạn nhân (Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tiếpnhận và tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trởvề; Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXHngày 08/5/2008 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫntrình tự, thủ tục xác minh, tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoàitrở về; Thông tư liên tịch số 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 27/9/2007 của BộTài chính, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh,tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòanhập cộng đồng theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg; Thông tư số 05/2009/TT- BLĐTBXH ngày 17/02/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức và hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạnnhân theo Quyết định số17/2007/QĐ-TTg) chủ yếu đề cập đến đối tượng nạn nhân là phụ nữ và trẻ em, dovậy chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện công tác bảo vệ, hỗ trợ đối với nạn nhânlà nam giới trên 16 tuổi.

Đề xuất các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trongdự thảo Luật

Trên cơ sở xác định các vấn đề giới trong lĩnh vực phòng, chống mua bánngười như đã nêu ở trên, trong dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người đã đề ra một số biện pháp nhằm bảo đảmbình đẳng giới, cụ thể như sau:

 1. Thống nhất và nâng cao nhận thức về bìnhđẳng giới và thúc đẩy bình đẳng giới trong công tác phòng, chống mua bán người:

- Quy định khái niệm “mua bán người” và khái niệm “nạn nhân”tại Điều 2 dự thảo Luật, trong đó xác định rõ nạn nhân bị mua bán bao gồm cảnam giới và phụ nữ;

- Quy định một trong những nguyên tắc phòng, chống mua bán người là “tôntrọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với các nạnnhân” (Khoản 4, Điều 3 dự thảo Luật); cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với nạnnhân và giữa các nạn nhân (Khoản 6, Điều 7 dự thảo Luật);

 2. Quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳnggiới trong dự thảo Luật, bao gồm:

- Xác định việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống mua bánngười phải tập trung vào đối tượng là phụ nữ, thanh thiếu niên, nhi đồng, họcsinh, sinh viên và những người cư trú tại khu vực biên giới, vùng nông thôn,vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn (Khoản 5, Điều 8 dự thảoLuật); việc tư vấn phòng, chống mua bán người cần tập trung vào các đốitượng là người có nhu cầu tìm kiếm việc làm hoặc đi du lịch trong nước hoặc ởnước ngoài, người có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài, người có nhu cầucho, nhận con nuôi, người chưa thành niên và người đại diện hợp pháp của họ,nạn nhân và thân nhân của họ (phần lớn các đối tượng này là phụ nữ và trẻ emgái).

- Xác định một trong những nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông vềphòng, chống mua bán người là vấn đề “chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạnnhân” và “trách nhiệm của cá nhân, gia đình… trong phòng chống mua bánngười”, coi đây là những nội dung có liên quan trực tiếp đến vấn đề bìnhđẳng giới, vai trò và vị trí quan trọng của người phụ nữ trong gia đình và xãhội;

- Quán triệt việc quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ (chonhận con nuôi, hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài, giới thiệu việc làm, đưangười đi lao động, học tập ở nước ngoài, dịch vụ văn hoá, du lịch và các hoạtđộng kinh doanh dịch vụ khác) nhằm phòng ngừa việc lợi dụng các hoạt động nàyđể mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em (Điều 11 dự thảo Luật);

- Quy định việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào cácchương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình phòng, chống tội phạm vàtệ nạn xã hội (Điều 12 dự thảo Luật);

- Quy định các chế độ hỗ trợ dành cho nạn nhân bị mua bán, trong đó có nhấnmạnh việc áp dụng các chế độ hỗ trợ phải được thực hiện trên cơ sở cân nhắcnhững đặc điểm về giới tính, lứa tuổi, hoàn cảnh cụ thể của từng nạn nhân, đặcbiệt là nạn nhân nữ (toàn bộ Chương IV dự thảo Luật). 

3. Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyếtcác vấn đề giới trong dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người, cụ thể:

- Xác định trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người (tạicác Điều 6, Điều 38 của dự thảo Luật), theo đó Chính phủ thống nhất quản lý nhànước về phòng, chống mua bán người; Bộ Công an có trách nhiệm giúp Chính phủthực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người; Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lýnhà nước về phòng, chống mua bán người; Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước vềphòng, chống mua bán người tại địa phương;

- Quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính phải bố trí ngân sách thực hiệnnhiệm vụ phòng, chống mua bán người cho các bộ, ngành và địa phương theo phâncấp ngân sách nhà nước hiện hành; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương lập dựtoán kinh phí phòng, chống mua bán người (Điều 42 dự thảo Luật).

- Khẳng định một trong những chính sách của Nhà nước về phòng, chống muabán người là “chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ cho những người làm công tác phòng, chống mua bán người” (Khoản2, Điều 4 dự thảo Luật);

- Quy định việc xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên về phòng, chống muabán người ở cơ sở; huy động sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội vàocông tác phòng, chống mua bán người (Khoản 4, Điều 8 dự thảo Luật)./.

NguyễnHải Anh, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp

No comments:

Post a Comment