11/08/2014
Trọn bộ câu hỏi và trả lời - Luật Hình sự Việt Nam - Phần 5
Hỏi: 

Những hành vi nào bị coi là phạm tội "vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép"? 

Trả lời: 

"Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép" là hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ không đúng quy định của Nhà nước (như vận chuyển gỗ không có thủ tục, buôn bán gỗ không có giấy phép kinh doanh hoặc có giấy phép nhưng đã hết hiệu lực...).

Trường hợp buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Ðiều 153 hoặc Ðiều 154 Bộ luật Hình sự.

***

Hỏi: 

Bạn tôi có mua một chiếc xe của kẻ ăn cắp nhưng không biết là xe gian. Khi bạn tôi sử dụng chiếc xe này lưu thông trên đường thì bị bắt phạt và cảnh sát truy ra là xe ăn cắp. Xin hỏi bạn tôi có phạm tội không? 

Trả lời: 

Điều 250  Bộ luật hình sự 1999 về tội "chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” có qui định: người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 

Trường hợp bạn của bạn, nếu thật sự không biết chiếc xe mình mua có nguồn gốc bất hợp pháp thì bạn của bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

***

Hỏi: 

Quy định của pháp luật về sự có mặt của người làm chứng tại phiên tòa hình sự? 

Trả lời: 

Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó.

Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hỗn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trong trường hợp người làm chứng được triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải.

***

Hỏi: 

Xin cho biết người cha bán con cú phạm tội không? Mức hình phạt thế nào 

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 120 Bộ luật hình sự thì hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là một tội phạm hình sự và bị xử phạt như sau: 

- Người có hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tự từ 3 năm đến 10 năm.
- Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ 10 năm đến 20 năm hoặc tự chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em;
đ) Để đưa ra nước ngoài;
e) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;
g) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;
h) Tái phạm nguy hiểm;
i) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm.

Với quy định nói trên, pháp luật không phân biệt người phạm tội là cha, mẹ trẻ em hay người khác. Vì vậy, hành vi người cha mang bán hai đứa con vẫn cấu thành tội vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Việc tìm lại được hai đứa trẻ chỉ có thể được tòa án coi là tình tiết giảm nhẹ khi xét xử vụ án.

***

Hỏi: 

Xin cho biết người cha bán con cú phạm tội không? Mức hình phạt thế nào? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 120 Bộ luật hình sự thì hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là một tội phạm hình sự và bị xử phạt như sau: 

- Người có hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tự từ 3 năm đến 10 năm.

- Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ 10 năm đến 20 năm hoặc tự chung thân:

a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em;
đ) Để đưa ra nước ngoài;
e) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;
g) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;
h) Tái phạm nguy hiểm;
i) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm.

Với quy định nói trên, pháp luật không phân biệt người phạm tội là cha, mẹ trẻ em hay người khác. Vì vậy, hành vi người cha mang bán hai đứa con vẫn cấu thành tội vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Việc tìm lại được hai đứa trẻ chỉ có thể được tòa án coi là tình tiết giảm nhẹ khi xét xử vụ án.

***

Hỏi: 

Gần đây diễn ra rất nhiều tình trạng khủng bố qua tin nhắn điện thoại. Tôi hiện nay cũng là nạn nhân của tình trạng này. Chỉ vì một hiểu lầm nhỏ trong gia đình mà tôi bị một người em cùng cha khác mẹ liên tục nhắn tin sỉ nhục, lăng mạ, thậm chí còn đe dọa sẽ thuê người hành hung. Từ khi nhận được những tin nhắn khủng bố, tôi luôn phải sống trong tâm trạng căng thẳng, mất ăn, mất ngủ và không yên tâm làm việc. Tôi vô cùng bức xúc và lo lắng, tôi muốn biết pháp luật nước ta quy định như thế nào về những trường hợp này 

Trả lời: 

Khủng bố được thể hiện dưới muôn vàn hình thức, trong đó có nhắn tin qua máy điện thoại di động nhằm quấy nhiễu, sỉ nhục, chửi bới, lăng mạ, tống tiền hoặc đe dọa sinh mạng của người nhận tin nhắn. 

Để xử lý cần căn cứ vào mức độ và hành vi cụ thể của người thực hiện, thiệt hại thực tế xảy ra, mức độ nghiêm trọng của hậu quả đó... để áp dụng hình thức xử lý hoặc xác định tội danh phù hợp. Trong trường hợp tin nhắn khủng bố chỉ dừng lại ở mức độ thông thường, chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người thực hiện có thể bị xử lý hành chính kèm theo các biện pháp cưỡng chế khác như buộc xin lỗi công khai, cam kết không tái phạm.

Tuy nhiên trong các trường hợp khác, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng. (Ví dụ như làm cho người bị hại lo sợ hành vi đe dọa giết người sẽ được thực hiện thì người nhắn tin khủng bố có thể bị khởi tố về tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Hình sự.)

Trường hợp mà ông đưa ra, bạn ông nên tố cáo việc mình bị khủng bố bằng tin nhắn đến cơ quan công an để có biện pháp xử lý thích đáng đối với người thực hiện.

***

Hỏi: 

Chúng tôi là những phụ huynh có cháu gái đang tuổi đến trường. Tuy nhiên chúng tôi đã rất lo sợ khi thời gian gần đây các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cảnh báo đến loại hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE), thậm chí với các em gái còn rất nhỏ tuổi. Đề nghị quý báo cho biết pháp luật nước ta quy định như thế nào đối với loại tội phạm này ? 

Trả lời: 

XHTDTE đang là nỗi quan tâm, bức xúc của nhiều gia đình. XHTDTE thể hiện qua các hành vi như: hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em... Các tội phạm này đều có đặc điểm chung là xâm phạm đến sức khỏe, sự phát triển bình thường về sinh lý, thể chất, danh dự, phẩm giá, đồng thời xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em. Trong nhiều trường hợp, XHTDTE còn gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội. 

Nhiều vụ việc đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khiến trẻ em giảm sút sức khỏe, suy nhược thần kinh, hoảng sợ, bỏ học... ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý một cách bình thường của  trẻ.

Trong từng trường hợp phạm tội, tùy thuộc vào hành vi phạm tội cụ thể, tương ứng với mỗi tội danh mà Bộ luật Hình sự nước ta quy định mức hình phạt khác nhau: thấp nhất từ 6 tháng đến 3 năm tự (tội dâm ô với trẻ em - Điều 116), cao nhất có thể lên đến tự chung thân (tội cưỡng dâm trẻ em - Điều 114) hoặc tử hình (tội  hiếp  dâm trẻ em - Điều 112). 

Để đấu tranh phòng ngừa và hạn chế loại tội phạm này một cách hiệu quả, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Người lớn cũng cần trang bị cho trẻ kiến thức và ý thức  tự  bảo vệ mình.

***

Hỏi: 

Vào năm 2005, anh tôi bị tạm giữ tại công an huyện về hành vi “đánh bạc”, thời gian tạm giam là 18 tháng, khi Toà án đưa ra xét xử và tuyên cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 21 tháng được tính từ ngày tuyên án. Xin cho biết: Thời gian xoá án được tính từ thời điểm nào? Có được quy đổi thời gian tạm giam để trừ vào thời gian thử thách của án treo hay không? Việc xóa án tích phải xin phép cơ quan nào? 

Trả lời: 

Khi xử phạt tự không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tự, thì Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm... Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt của bản án mới” (Điều 60 - Bộ luật Hình sự). 

Trường hợp anh của bạn đã bị tạm giam trước đây là 18 tháng và khi tuyên án, tòa án cho hưởng án treo; thời gian tạm giam trước đây của anh bạn sẽ được ghi nhớ để Tòa án tổng hợp hình phạt nếu như anh của bạn có phạm tội mới, còn nếu không thì thôi, chứ không có qui đổi trong trường hợp này. Anh của bạn sẽ được đương nhiên xóa án tích sau một năm kể từ khi hết thời hạn thử thách.

Nếu có nhu cầu, sau một năm khi hết thời gian thử thách, anh của bạn có thể đến Tòa án đã xử án sơ thẩm để đề nghị Chánh án cấp giấy chứng nhận xoá án tích.

***

Hỏi: 

Anh trai tôi uống rượu say nên trên đường về đã gây ra tai nạn giao thông làm chết một người đi bộ sang đường ; sau đó gia đình tôi đã gặp gỡ gia đình người bị nạn và đã thực hiện việc bồi thường đầy đủ các chi phí cho họ, gia đình người bị hại cũng có đơn xin không xử lý hình sự đối với anh tôi. Xin Quớ Báo cho biết trong trường hợp này, anh tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự nữa không ? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 thì người điều khiển giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, trong khi say rượu hoặc dựng các chất kích thích khác thì bị phạt tự từ ba năm đến mười năm. 

Như vậy theo các quy định trên, anh của bạn khi gây tai nạn trong tình trạng say rượu là tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 của điều luật nói trên. Mặc dù người gây tai nạn đã bồi thường thiệt hại về vật chất nhưng theo quy định của pháp luật, người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã gây ra vì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không phải thuộc nhóm các tội phạm chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại (quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự).

Việc người gây án đã chủ động bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân sẽ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt khi vụ án được đưa ra xét xử.

***

Hỏi: 

Em tôi chưa kết hôn nhưng đã có thai và sinh con, do còn đang là sinh viên không có đủ khả năng nuôi con cùng với việc lo sợ dư luận xã hội nên đã đem đứa trẻ để trước cổng trạm y tế phường vào lúc trời rạng sáng mong có người nhìn thấy em bé thương tình mang về nhà nuôi, nhưng do trời quá lạnh nên đứa trẻ bị chết. Tôi xin hỏi trong trường hợp này em tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không ? Nếu phải chịu trách nhiệm hình sự thì có bị tù giam không ? 

Trả lời: 

Bộ luật Hình sự 1999 có qui định tại Điều 94 về tội giết con mới đẻ như sau: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

Theo qui định trên thì em của bạn đã có hành vi vứt bỏ đưa trẻ dưới trời lạnh, làm cho đưa trẻ bị chết. Hành vi đó đã cấu thành tội Giết con mới đẻ và người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khi xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, xem xét, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt với em bạn.

Mức hình phạt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ khai báo của người phạm tội, sự ăn năn hối cải cũng như các yếu tố nói trên. 

***

Hỏi: 

Xin cho biết quy định của pháp luật về tội Hiếp dâm trẻ em? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 111 Bộ Luật hình sự 1999 thì người có hành vi “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ” là phạm tội hiếp dâm. Người hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phạm tội Hiếp dâm trẻ em quy định tại Điều 112, Bộ Luật hình sự 1999. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. 

Nếu hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ 12 năm đến 20 năm: Có tính chất loạn luân; Làm nạn nhân có thai; Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; Tái phạm nguy hiểm. 

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự 20 năm, tự chung thân hoặc tử hình: Có tổ chức; Nhiều người hiếp một người; Phạm tội nhiều lần; Đối với nhiều người; Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 

Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tự từ 12 năm đến 20 năm, tự chung thân hoặc tử hình. 

Hiếp dâm trẻ em là tội đặc biệt nghiêm trọng, nên nếu người bị hại có làm đơn bãi nại, thì đây cũng không phải là tình tiết để loại trừ trách nhiệm hình sự cho kẻ phạm tội. 

***

Hỏi: 

Vừa qua, con tôi bị TAND huyện xử phạt hai năm tự về tội cố ý gây thương tích. Tại phiên tòa, vị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị với Hội đồng xử án xử phạt con tôi từ 2 - 3 năm tự nhưng cho hưởng án treo. Trong phần tranh luận trước Tòa, vị luật sư bào chữa cho con tôi cũng đã nêu lên hoàn cảnh, nguyên nhân phạm tội của cháu và nêu các tình tiết giảm nhẹ cũng như đề nghị Tòa án xử phạt án treo. Cuối cùng, Tòa án vẫn xét xử 2 năm tù giam (con tôi lúc phạm tội chỉ mới 16 năm 2 tháng tuổi, lúc xét xử vừa đúng 16 tuổi rưỡi). Với tư cách là người giám hộ, tôi muốn chống án lên Tòa án cấp trên xét xử lại nhẹ hơn. Tôi nghe nói chống án thì Tòa án cấp trên xử nặng hơn có đúng vậy không? (Vì ở nơi tôi cư trú cũng đã có trường hợp chống án bị xử nặng hơn), xin chỉ dẫn giùm tôi. 

Trả lời: 

Theo các Điều 231 - 232 - 234 Bộ luật Tố tụng hình sự: 

- Sau khi xét xử lần đầu (gọi là xét xử sơ thẩm) thì bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo có quyền kháng cáo (chống án) bản án sơ thẩm trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. 

- Tòa án cấp trên sẽ xem xét lại bản án sơ thẩm có kháng cáo (nếu như Viện Kiểm sát không kháng nghị bản án sơ thẩm theo hướng nặng hơn; người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại không kháng cáo đề nghị tăng nặng hình phạt đối với bị cáo...) thì Tòa án cấp phúc thẩm xét xử y án sơ thẩm hoặc giảm nhẹ hình phạt, nghĩa là không xấu hơn tình trạng của bị cáo. 

- Trường hợp cụ thể của con bà thì tại phiên tòa sơ thẩm, vị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng xử án phạt tù giam; trong những trường hợp cụ thể này thì thông thường Viện Kiểm sát sẽ không kháng nghị theo hướng tăng nặng. 

Bà có thể làm đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét để quyết định hình phạt nhẹ hơn cho con bà. 

***

Hỏi: 

Con tôi bị tòa án xử phạt 6 tháng tù giam vì phạm tội trộm cắp tài sản của công dân. Tôi thấy có người bị xử phạt 2 năm, 3 năm nhưng lại là tù treo. Xin luật sư cho biết, muốn được hưởng án treo thì phải có điều kiện gì? Án treo có phải là hình phạt chính của pháp luật hình sự không? Xin cảm ơn luật sư. 

Trả lời: 

Điều 60 Luật Hình sự quy định về án treo như sau: 

1. Khi xử phạt tự không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tự, thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 năm đến 5 năm. 

2. Trong thời gian thử thách tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức - nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương - nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. 

Theo Điều 28 - Bộ luật Hình sự, các hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự bao gồm: 

Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. 

1. Hình phạt chính bao gồm: 
a. Cảnh cáo; 
b. Phạt tiền; 
c. Cải tạo không giam giữ; 
d. Trục xuất; 
e. Tự có thời hạn; 
f. Tự chung thân; 
g. Tử hình; 

2. Hình phạt bổ sung bao gồm: 
a. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; 
b. Cấm cư trú; 
c. Quản chế; 
d. Tước một số quyền công dân; 
e. Tịch thu tài sản; 
f. Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; 
g. Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính; 

3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.  

Như vậy án treo không quy định trong các hình phạt chính và hình phạt bổ sung của Bộ luật Hình sự. Như trên đã nêu, khi bị xử phạt tự không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ và xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tự thì tòa án cho hưởng án treo. 

***

Hỏi: 

Quy định thủ tục xem xét vật chứng tại phiên tòa xét xử hình sự? 

Trả lời: 

Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa. 

Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được. 

Việc xem xét tại chỗ phải được lập biên bản theo quy định. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền trình bày những nhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm về những vấn đề liên quan đến vật chứng.

***

Hỏi: 

Ở địa phương tôi có rất nhiều người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài sau đó họ tự ý bỏ trốn ra ngoài làm việc khi chưa hết thời hạn của hợp đồng hoặc tìm cách trốn sang nước khác để làm việc với mức thu nhập cao hơn làm ảnh hưởng đến uy tín của những người lao động khác. Đề nghị cho biết những hành vi vi phạm trên có bị xử lý hình sự không? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 2 Mục II Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 4-8-2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Công an - VKSNDTC - TANDTC hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài thì: Người lao động bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "ở lại nước ngoài trái phép" theo quy định tại Điều 274 BLHS khi có một trong các trường hợp sa

- Người lao động đã bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả "buộc về nước" theo đúng thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt quy định tại Điều 31 Nghị định số 141 nhưng sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo về việc không chấp hành quyết định xử phạt mà người bị xử phạt vẫn không chấp hành quyết định xử phạt.

- Người lao động đã chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả "buộc về nước", nhưng chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày về nước lại được đưa đi làm việc hợp pháp ở nước ngoài dưới hình thức xuất khẩu lao động và đã thực hiện một trong các hành vi như bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động để ở lại nước ngoài trái phép; tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động để ở lại nước ngoài trái phép và không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.

Những người khác không thuộc các trường hợp trên cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "ở lại nước ngoài trái phép" với vai trò đồng phạm.

***

Hỏi: 

Tôi bị toà án xử phạt 24 tháng tù giam về tội “chứa mãi dâm”, sau khi thụ án được 20 tháng thì được giảm án tha tự; vậy thời gian bao nhiêu năm sau thì tôi được xoá án tích? Và khi được xoá án tích thì sơ yếu lý lịch xin việc làm của tôi có bị ghi là “có tiền án” hay không? 

Trả lời: 

Theo quy định tại điều 64 Bộ luật Hình sự, trường hợp của ông, sau khi chấp hành xong hình phạt tự với thời hạn là 3 năm (nếu ông không phạm tội mới khác) thì ông đương nhiên được xoá án tích và sau khi được xoá án tích thì lý lịch của ông không bị ghi là “có tiền án” nữa. 

***

Hỏi: 

Những người quản lý làm sai quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? 

Trả lời: 

Điều 165 Bộ luật Hình sự quy định người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 

Nếu có một trong các tình tiết tăng nặng như phạm tội vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân; có tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác, thì bị phạt tự từ ba năm đến mười hai năm. Nếu phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tự từ mười năm đến hai mươi năm.

Ngoài ra người phạm tội có thể còn bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.  Hành vi làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế có thể là thực hiện không đúng (hành động) hoặc không thực hiện (không hành động) các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Ví dụ cố ý làm trái những quy định của Nhà nước trong việc chuyển mục đích sử dụng đất, lấy đất nông nghiệp chia lô để xây dựng nhà ở; nhập những loại hàng hóa mà trong nước đã sản xuất được để bán phá giá gây thiệt hại cho nền sản xuất ở trong nước trong khi Nhà nước đã có văn bản đình chỉ việc nhập khẩu... Hậu quả nghiêm trọng xảy ra có thể là thiệt hại về vật chất cụ thể hoặc có thể là những hậu quả về chính trị, xã hội như làm rối loạn thị trường, làm trì trệ sản xuất, gây tâm lý hoang mang trong xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến những hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nư
...  Đối với tội này, người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức kinh tế, kinh doanh, dịch vụ. Người này biết rõ hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước là gây nguy hiểm cho xã hội, cho nền kinh tế đất nước nhưng vẫn lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện tội phạm do vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân 

***

Hỏii:  

Hiện nay trên các tuyến đường bộ xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân chính là người điều khiển xe ô-tô, xe máy đi lấn trái đường. Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm này bị xử lý như thế nào?   

Trả lời:  

Điều 9 Luật Giao thông đường bộ quy định: Người tham gia giao thông phải đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Trường hợp vi phạm đi sai phần đường quy định gây tai nạn giao thông ở mức ít nghiêm trọng, ngoài việc phải bồi thường thiệt hại do TNGT gây ra, người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính: 

- Đối với người điều khiển xe ô-tô: Bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. 
- Đối với người điều khiển xe máy: bị phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng. 
- Trường hợp gây TNGT từ mức nghiêm trọng trở lên sẽ bị xử lý bằng pháp luật hình sự theo Điều 202 Bộ luật Hình sự.

***

Hỏi:

Thế nào là hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và việc các cửa hàng kinh doanh dịch vụ Internet cho khách hàng xem phim sex có bị xử lí hình sự do truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy không?

Trả lời:

Hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trực tiếp xâm phạm chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tác động tiêu cực tới đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm... Để đấu tranh phòng chống các hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, bảo vệ nền văn hóa dân tộc, truyền thống đạo đức, nhân văn của dân tộc Việt Nam, Điều 253 Bộ luật hình sự quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau:  

1. Người làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:  

a) Vật phạm pháp có số lượng lớn; 
b) Phổ biến cho nhiều người; 
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn tái phạm.  

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ ba năm đến mười năm:  

a) Có tổ chức; 
b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn; 
c) Đối với người chưa thành niên; 
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;  
đ) Tái phạm nguy hiểm;  

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ bảy năm đến mười lăm năm:  

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn; 
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.  

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. 

Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy nhằm phổ biến rộng rãi. Những hành vi như: dịch sách, báo, tác phẩm có tính chất đồi trụy từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, chụp lại ảnh, sang băng, đĩa nhạc, video đồi trụy... nhằm phổ biến cũng là hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy là: cho xem, cho nghe, cho thuê, tặng, cho, bán... hoặc nói cho nghe, cho nghe đài nước ngoài... Văn hóa phẩm đồi trụy được thể hiện bằng các ấn phẩm cụ thể như sách, báo, băng, đĩa, tranh, ảnh, phim được in hay dán trên những vật phẩm như quần áo, bật lửa, đồ dùng sinh hoạt... hoặc có thể là những nội dung tuyên truyền ca ngợi lối sống xa hoa, trụy lạc, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Như vậy, khi các cửa hàng kinh doanh dịch vụ Internet lưu trữ phim sex để cho khách hàng xem hoặc cho khách hàng kết nối, khai thác với các trang web cung cấp phim, ảnh sex là đã thực hiện hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và phải bị xử lý hình sự theo Điều 253 về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như đã nêu trên.

***

Hỏi:  

Thời gian qua, ở địa phương tôi xảy ra một số vụ xâm phạm nghiêm trọng tài nguyên rừng. Lực lượng kiểm lâm đã xử phạt nhưng không bắt các đối tượng vi phạm xử lý hình sự. Vậy kiểm lâm có điều tra những vụ việc như trên không?   

Trả lời:  

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự thì kiểm lâm được tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự đối với các vụ án xảy ra trong lĩnh vực quản lý của mình. Theo đó, trong khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực mình quản lý mà phát hiện tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175 Bộ luật Hình sự), tội hủy hoại rừng (Điều 189), tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190), tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191), tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (Điều 240), tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 272) thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Phúc kiểm lâm sản có quyền: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai; thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; trưng cầu giám định khi cần thiết; khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày khởi tố vụ án. Đối với tội phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu trực tiếp liên quan đến vụ án, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Như vậy là kiểm lâm có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự chứ không chỉ là tuần tra, kiểm tra, lập trạm xử lý hành chính như đã nêu.

No comments:

Post a Comment