Hỏi:
Tôi muốn biết các loại đồ vật nào được coi là hung khí nguy hiểm sử dụng trong hành vi phạm tội theo quy định của BLHS 1999?
Trả lời:
Theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì hung khí nguy hiểm là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm có khả năng gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ), gồm: vũ khí quân dụng (súng ngắn, súng trường, súng liên thanh), vũ khí thể thao (súng trường, súng ngắn thể thao, súng hơi...), súng săn, vũ khí thô sơ (dao găm, kiếm, giáo, mác, mã tấu...).
Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công.
Chẳng hạn: Về công cụ, dụng cụ có: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...; về vật mà người phạm tội chế tạo ra có thanh sắt mài nhọn, cơn gỗ; về vật có sẵn trong tự nhiên có: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...
***
Hỏi:
Mức hình phạt quy định đối với người phạm tội cho vay nặng lãi?
Trả lời:
Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tự từ sáu tháng đến ba năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
***
Hỏi:
Tôi bị Toà án xử phạt về tội vi phạm an toàn giao thông làm chết một người, lỗi là do tôi lái xe sang đường không đúng quy định. Nay còn điều tôi chưa được thông suốt nên nhờ luật sư hướng dẫn giải thích. Đó là việc trước đây tôi đã một lần bị Toà án xử phạt về tội cố ý gây thương tích và lần xử phạt này thì Toà lại xử tôi chưa được xoá án tích lần xử trước do đó mức án của tôi về tội vi phạm giao thông không được giảm nhẹ vì lý do này. Nay xin cho biết quy định của luật pháp về xoá án tích và trường hợp đang hưởng án treo thì chuyển thành án giam?
Trả lời:
+ Quy định về xoá án tích được quy định từ điều 64 đến điều 67 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999. Có hai trường hợp xoá án tích đó là:
+ Đương nhiên được xoá án tích: Được áp dụng cho người được miễn hình phạt; người bị kết án không phải về (các tội xâm phạm an ninh quốc gia và chương các tội phá hoại hồ bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh), nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không phạm tội một trong thời hạn sau đây:
- Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo.
- Ba năm trong trường hợp hình phạt là tự đến 3 năm.
- Năm năm trong trường hợp hình phạt tự là từ trên 3 năm đến 15 năm.
- Bốn năm trong trường hợp hình phạt tự trên 10 năm.
+ Xoá án tích theo quyết định của Toà án và xoá án tích trong trường hợp đặc biệt; hai trường hợp này là xoá án theo quyết định của Toà án. Khi người bị kết án đã có ý thức chấp hành pháp luật tốt được thể hiện trong quá trình cải tạo, lập công… và có được cơ quan xác nhận thì Toà án xem xét và ra quyết định xoá án tích cho người đó.
Trường hợp của anh nằm trong diện đương nhiên được xoá án tích. Vì trong thư anh không nêu rõ anh bị kết án về tội cố ý gây thương tích vào năm nào, bản án xử phạt anh mấy năm tự, nên không thể trả lời anh việc Toà án xử lần này vẫn công nhận anh là chưa được xoá án tích, tức là anh vẫn phải chịu 1 tiền án về bản án trước là đúng hay chưa đúng. Chính vì vậy khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của BLHS thì anh không được giảm hình phạt. Luật sư cho rằng việc xác định tiền án, tiền sự (nhân thân) của một người đã được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét rất kỹ về lý lịch, nên quyết định của Toà về vấn đề này là chính xác.
+ Về chuyển từ án treo sang án giam quy định tại Điều 60 BLHS được hiểu như sau: Nếu người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì người bị kết án bị tước bỏ quyền được hưởng án treo và phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định chung.
***
Hỏi:
Tại địa phương tôi xẩy ra vụ án về cố ý làm trái gây thiệt hại tài sản cho tập thể. Sau một thời gian điều tra và xét xử Toà án miễn hình phạt cho một số người. Hiện nay ở địa phương tôi còn một số dị nghị, phân vân chưa hiểu pháp luật quy định những trường hợp như thế nào thì được miễn hình phạt. Vì vậy xin nhờ luật sư có thể giải thích rõ hơn những quy định của pháp luật về vấn đề này.
Trả lời:
Điều 54 Bộ luật Hình sự quy định: "Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự".
Miễn hình phạt được áp dụng trong trường hợp Toà án kết tội, nhưng không áp dụng hình phạt đối với người phạm tội do có những điều kiện mà BLHS quy định. Miễn hình phạt là thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện nguyên tắc xử lý có phân biệt và mục đích giáo dục phòng ngừa của pháp luật hình sự của Nhà nước ta. Miễn hình phạt có thể được áp dụng đối với cả hình phạt chính và cả hình phạt bổ sung trong một số trường hợp hình phạt bổ sung đó được quy định là bắt buộc trong chế tài của điều luật như hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định đối với tội phạm về tham nhũng; đối với một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là người tiến hành tố tụng.
Luật quy định người phạm tội chỉ được miễn hình phạt khi có đủ các điều kiện như sau:
+ Có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999. Nhiều tình tiết giảm nhẹ ở đây là có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS. Những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS thì không được tính vào số lượng các tình tiết giảm nhẹ theo điều kiện này.
+ Người phạm tội được khoan hồng đặc biệt: Điểm này được hiểu là trước khi Toà án quyết định hình phạt đối với người phạm tội thì phải xem xét đến tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng … Toà chỉ miễn hình phạt cho người phạm tội trong trường hợp họ phạm tội ít nghiêm trọng, chưa gây hậu quả hoặc gây hậu quả không đáng kể hay hậu quả đã được khắc phục hoàn toàn; trong vụ án đồng phạm thì bị cáo là người tham gia không đáng kể vào việc thực hiện tội phạm; bị cáo có nhân thân tốt, có khả năng tự cải tạo, giáo dục mà không cần áp dụng hình phạt.
+ Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự. Điều này được hiểu: Bị cáo có đầy đủ các điều kiện để miễn hình phạt, nhưng các tình tiết của vụ án chưa thoả mãn các điều kiện để có thể miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 25 BLHS.
Việc người phạm tội được miễn hình phạt thì không làm phát sinh các hậu quả pháp lý của việc hực hiện trách nhiệm hình sự; không có án tích hay nói cách khác là người được miễn hình phạt đương nhiên được xoá án tích ngay sau khi tuyên án.
***
Hỏi:
Trong một vụ án cố ý gây thương tích có hai bị can, gồm con trai tôi và một cháu nữa ở hàng xóm. Sau đó, công an gọi điện làm việc rồi cho cả 2 đứa về nhà. Nhưng 2 tháng sau thì con tôi có giấy gọi ra tòa và bị xét xử 6 tháng tự về tội cố ý gây thương tích, còn cháu kia (cùng gây án chung) thì không bị ra tòa với lý do là người bị hại đã có đơn bãi nại. Tôi xin hỏi như vậy có đúng không? Xin được tư vấn rõ hơn về tội đánh nhau gây thương tích.
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 - Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt, cụ thể:
Khoản 1: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Khoản 2: Bị phạt tự từ 2 năm đến 7 năm
Khoản 3: Bị phạt tự từ 5 năm đến 15 năm
Khoản 4: Bị phạt tự 10 năm đến 20 năm hoặc tự chung thân.
Trong trường hợp cụ thể con của bà và bạn của cháu bị xử phạt theo Khoản 1- Điều 104 (có khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm). Phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà bị truy tố theo Khoản 1 - Điều 104 nếu có đơn bãi nại của người bị hại (nghĩa là người bị hại yêu cầu không xử lý hình sự) thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đình chỉ việc truy tố và xét xử đối với bị can được người bị hại bãi nại. Theo đó, người bạn của con bà trong cùng vụ án không bị xét xử là đúng theo quy định trên.
***
Hỏi:
Cách đây 13 năm tôi bị Tòa án xử phạt 10 năm tù giam về các tội gây rối trật tự công cộng, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng và sản xuất buôn bán hàng giả. Trong quá trình ở trại giam, tôi cải tạo tốt nên đã được giảm án và trở về địa phương hồi tháng 4-2004. Nay tôi muốn xin làm bảo vệ hoặc lái xe nhưng cơ quan, đơn vị nào nhận được đơn xin việc cũng yêu cầu tôi phải có giấy xác nhận đã được xóa án. Tôi muốn biết trường hợp của tôi đã đủ điều kiện để xóa án hay chưa, nếu chưa, cần những thủ tục gì để có thể xóa án?
Trả lời:
Bạn không nói rõ ngoài hình phạt chính bạn còn bị áp dụng hình phạt bổ sung nào hay không. Theo nguyên tắc, việc chấp hành xong bản án bao gồm cả việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.
Nếu bạn đã chấp hành xong các hình phạt bổ sung, các quyết định khác (nếu có) thì với mức hình phạt tự 10 năm, thời hạn xóa án tích đương nhiên là 5 năm sau khi bạn chấp hành xong bản án. Tính ra bạn chưa đủ thời gian để được xóa án tích.
Tuy nhiên, nếu bạn có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công trong những trường hợp cụ thể và được chính quyền địa phương nơi bạn thường trú xác nhận và đề nghị, bạn có thể được Tòa án xem xét giải quyết xóa án tích (căn cứ vào khoản 2 Điều 64, Điều 66; khoản 3 Điều 67 Bộ luật Hình sự).
***
Hỏi:
Người làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu (đã đăng ký) thì phạm tội gì? Việc làm giả đó gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu thì có bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" không?".
Trả lời:
Theo thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/2/2008, người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý) và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự (với mức hình bị phạt tự từ 6 tháng đến 3 năm):
a) Đã thu được lợi nhuận từ 150 triệu đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 450 triệu đồng trở lên;
c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Theo quy định nói trên thì trường hợp làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu (đã đăng ký) gây thiệt hại 500 triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Người phạm tội có thể bị phạt tù tối đa đến 3 năm và phải bồi thường toàn bộ các thiệt hại đã gây ra cho chủ sở hữu nhãn hiệu.
***
Hỏi:
Xin cho biết việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được áp dụng trong những trường hợp nào? Thời hạn được tạm giữ tối đa bao lâu? Cơ quan tạm giữ có phải thông báo cho thân nhân người bị tạm giữ biết việc tạm giữ không?
Trả lời:
Theo quy định tại Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính (ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004) và Thông tư của Bộ Công an số 26/2007/TT-BCA ngày 15/11/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế nói trên thì tạm giữ người theo thủ tục hành chính là biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý đối với người có hành vi vi phạm hành chính. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc gây thương tích cho người khác;
- Cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp: người vi phạm không có giấy tờ tùy thân, không biết rõ lai lịch nhân thân; không có nơi cư trú nhất định, cần xác minh làm rõ lai lịch nhân thân và những tình tiết quan trọng liên quan đến hành vi vi phạm.
Người không có giấy tờ tùy thân là người không mang theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng hay các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu. Trường hợp không mang theo các giấy tờ đó nhưng họ có những giấy tờ khác có dán ảnh kèm theo như giấy phép lái xe, thẻ sinh viên, thẻ hội viên… thì cũng có thể coi đó là có giấy tờ tùy thân.
- Người bị bắt giữ theo quyết định truy tìm của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài hơn, nhưng cũng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Đối với trường hợp vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài hơn, nhưng cũng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Khi hết thời hạn tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải chấm dứt ngay việc tạm giữ đối với người bị tạm giữ và phải ghi vào sổ theo dõi tạm giữ, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ.
Theo yêu cầu của người bị tạm giữ và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người ra quyết định tạm giữ có thể thông báo bằng văn bản, điện thoại, Fax hoặc các phương tiện thông tin khác về quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính cho gia đình, nơi làm việc, học tập của người bị tạm giữ biết trong thời hạn người đó đang chấp hành quyết định tạm giữ.
Nếu vì lý do khách quan mà không thể thông báo được thì phải báo cho người bị tạm giữ biết và ghi vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm (từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau) hoặc tạm giữ họ trên 6 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ biết. Trường hợp không xác định được cha, mẹ, người giám hộ hoặc vì lý do khách quan mà không thể thông báo được thì phải báo ngay cho người bị tạm giữ biết và phải ghi rõ lý do vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính.
***
Hỏi:
Xin cho biết miễn trách nhiệm hình sự có phải là không phạm tội không? Miễn trách nhiệm hình sự khác với đình chỉ vụ án như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự thì miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) là việc miễn truy cứu TNHS cho người phạm tội “nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”.
Miễn TNHS còn được áp dụng đối với “trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm” hoặc “khi cú quyết định đại xá”.
Như vậy, người được miễn TNHS là người có hành vi phạm tội nhưng được miễn truy cứu TNHS trong những trường hợp nhất định chứ không phải người không phạm tội. Việc miễn TNHS có thể do cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án áp dụng (tùy theo từng giai đoạn của vụ án).
Ngược lại với trường hợp miễn TNHS, theo quy định tại Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự thì “đình chỉ vụ án” là một biện pháp tố tụng, do Viện kiểm sát áp dụng “khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự”.
Đó là các trường hợp: người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trong những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại; không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác…
Như vậy, người được đình chỉ vụ án có thể là người không phạm tội (không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm) hoặc cũng có thể là người có hành vi phạm tội nhưng vì những lý do khách quan nhất định (như chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự…) mà được đình chỉ các biện pháp tố tụng đối với hành vi mà họ đã thực hiện.
***
Hỏi:
Xin cho biết yếu tố cấu thành tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ"được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định của Điều 281 Bộ luật hình sự (BLHS) thì tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" thể hiện bằng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, nếu không gây ra hậu quả thiệt hại nào cho nhà nước, cho xã hội hay quyền lợi ích hợp pháp của công dân nào thì chưa cấu thành tội phạm này.
Theo BLHS trong tội này, người phạm tội phải cố ý trực tiếp, nghĩa là người đó nhận thức rõ hành vi của mình làm là có nguy hiểm cho nhà nước, xã hội, cho người khác nhưng vẫn làm với mong muốn hậu quả xấu ấy xảy ra. Nói cách khác, người phạm tội ấy đã cố ý làm trái công vụ được giao và trong lòng y mong muốn thiệt hại xảy ra cho nhà nước, xã hội, người khác...
Một yếu tố nữa trong tội này bắt buộc người phạm tội phải có động cơ _ vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Nếu không có một trong hai yếu tố này thì dự xác định được hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng không đủ yếu tố kết tội. _ "Vụ lợi" nói ở đây là làm vỡ lợi ích vật chất, làm để có tiền, tài sản & còn có động cơ cá nhân khác... là hành động vì lợi ích phi vật chất, làm để thị uy, lấy oai, trả thù, trả ơn hoặc vì để "nổi", để có danh tiếng, danh vọng... Nói chung, họ chỉ vì danh, vì lợi ích cá nhân mà làm.
Cần nói thêm, tội này là một trong bảy tội danh thuộc nhóm tội " tham nhũng"bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
***
Hỏi:
Theo quy định của pháp luật, thì người vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy có bị xử lý hình sự không?
Trả lời:
Theo Bộ luật Hình sự năm 1999, ở chương XIX “Về các tội phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” có tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (Điều 240 Bộ luật Hình sự), tội danh này có hình phạt như sau
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt từ 6 tháng đến 5 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tự từ 3 năm đến 8 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tự từ 7 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm, hoặc bị phạt tự từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
***
Hỏi:
Xin cho biết phạm tội trong những trường hợp nào thì được hưởng án treo? Người phạm hai tội (đều là tội ít nghiêm trọng) và đã bị tạm giam thì có được hưởng án treo không?".
Trả lời:
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tự. Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự thì: "Khi xử phạt tự không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tự, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm". Tuy nhiên, điều luật không quy định các điều kiện cụ thể để áp dụng biện pháp án treo đối với người phạm tội.
Tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tự hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị xử phạt tự không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.
Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tự, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.
c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.
d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tự thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Như vậy, người phạm hai tội (đều là tội ít nghiêm trọng) và đã bị tạm giam thì vẫn có thể được hưởng án treo nếu có đủ điều kiện nói trên, tuy nhiên, Tòa án chỉ cho người đó hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù.
***
Hỏi:
Tôi đã vài lần gặp những trường hợp có người gặp tai nạn có khả năng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nhiều người có điều kiện giúp đỡ (có phương tiện ôtô, xe máy…) lại chỉ đi qua chứ không dừng lại xem xét cứu giúp. Tôi được biết trong Bộ luật Hình sự có quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng không hiểu cụ thể hành vi đến mức nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Trả lời:
"Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng" được quy định tại Điều 102 BLHS. Tội này có hình phạt thấp nhất là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tự từ 3 tháng đến 5 năm tùy theo mức độ, tính chất của hành vi. Không cứu giúp người khác bị nạn rõ ràng là hành vi cần phải lên án.
Tuy nhiên, để xem xét trách nhiệm hình sự của người này thì cần rất thận trọng xem xét nhiều yếu tố cần thiết. Trước hết hành vi này phải là cố ý không cứu người. Theo quy định tại Điều 102 BLHS, cố ý không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi thấy người đang ở trong tình trạng sắp chết, tuy có điều kiện cứu mà không cứu dẫn đến người đó bị chết.
Ở đây cũng cần lưu ý "có điều kiện cứu" không chỉ là có khả năng mà phải là có điều kiện hoàn toàn có thể cứu người được. Ngoài ra, phải xảy ra hậu quả chết người và hậu quả chết người là do bị bỏ mặc không cứu giúp thì "người có điều kiện mà không cứu giúp" đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Loại tội này chủ yếu nhằm giáo dục cho mọi người có ý thức cứu giúp người khác khi họ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Việc không cứu giúp người bị nạn là rất đáng phê phán, tuy nhiên để xem xét họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và cơ bản là phải đáp ứng những yếu tố cấu thành nêu trên.
***
Hỏi:
Tôi đang đi xe gắn máy trên đường thì có 3 xe gắn máy khác chạy đuổi theo, một xe chặn đầu xe của tôi làm tôi té ngã, lập tức (khoảng 5-6 người) đi trên 3 chiếc xe gắn máy nói trên xông vào tấn công tôi, lúc đó yên xe của tôi bung ra, cây sắt để cạy vỏ xe rớt ra, tôi dựng cây sắt chống trả. Hậu quả, tôi bị thương xây xát cánh tay; phần lưng, bụng bị bầm tím, số người tấn công tôi có 1 người chết do bị cây sắt đâm. Tôi bị truy tố về tội giết người có đúng không? Trong trường hợp này có được gọi là phòng vệ chính đáng không? Thế nào là phòng vệ chính đáng?
Trả lời:
Theo điều 15 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
* Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
* Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cơ quan pháp luật truy tố anh về tội giết người còn căn cứ vào nhiều tình tiết khác của vụ án. Chỉ với thông tin mà anh cung cấp trên đây thì cũng khó trả lời anh cụ thể được. Có thể anh phải cung cấp thêm thông tin của vụ án (như kết luận điều tra, cáo trạng v.v...)
***
Hỏi:
Trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây liên tục đưa tin về các vụ bạo hành, xâm phạm đến thân thể trẻ em, vậy xin hỏi pháp luật nước ta quy định như thế nào về loại tội phạm này?
Trả lời:
Pháp luật hình sự Việt Nam đã có điều luật tương ứng (Điều 110) quy định về tội hành hạ người khác. Theo đó, hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình, như gây đau đớn về thể xác hoặc đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc bằng các hành vi: Đánh đập, giam hãm, không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm...
Về hình phạt dành cho loại tội phạm này, nhẹ thì phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tự từ ba tháng đến hai năm. Trường hợp của các bác đề cập được quy định tại khoản 2 của điều luật này, quy định về trường hợp phạm tội đối với một trong các đối tượng như: người già, trẻ em (là người chưa đủ 16 tuổi), phụ nữ có thai hoặc người tàn tật, thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
Tuy nhiên, nếu hành vi đối xử tàn ác này mà gây thương tích cho người bị hành hạ thì người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại điều 104 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra nếu hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà nạn nhân là ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (điều 151).
***
Hỏi:
Do xô xát trong quán, chúng tôi đã đánh nhau khiến cho phía bên kia bị thương tích .Sau khi giám định thì một trong số những người của nhóm kia bị thương tích 11 % .Vậy chúng tôi có vi phạm các quy định của BLHS hay không .
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định cụ thể về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dựng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân…”
***
Hỏi:
Tôi để xe trước cửa nhà kẻ gian đã bẻ khó lấy cắp. Sau một tháng sau thì chúng tôi phát hiện một người trong hiệu bảo dưỡng sửa chữa xe máy đang sử dụng xe máy của gia đình tôi. Chúng tôi tìm hiểu thì được biết hiệu bảo dưỡng đó chuyên tiêu thụ tài sản của kẻ gian với giá rẻ. Vậy theo quy định của pháp luật việc tiêu thụ đó có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không ạ?
Trả lời:
Việc tiêu thụ tài sản của kẻ gian mà biết rõ chiếc xe máy đó do phạm tội mà có thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc người bảo dưỡng xe máy tiêu thụ tài sản của kẻ gian là chiếc xe máy do phạm tội mà có thì theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 là phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cụ thể như sau theo điều 250:
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
No comments:
Post a Comment