11/08/2014
Trọn bộ câu hỏi và trả lời - Luật Hình sự Việt Nam - Phần 2
Hỏi: 

Ngày 14-8-2007, tôi có đến một thẩm mỹ viện để điều trị mụn. Tại đây, cơ V. cam kết bằng giấy tay rằng đến ngày 24-11-2007 sẽ trị hết mụn cho tôi với giá 4 triệu đồng và nếu không trị hết mụn thì trả lại cho tôi toàn bộ số tiền đã nhận. Khi đến hạn cơ V. đưa ra mà mụn của tôi vẫn y như cũ nên cơ V. viết giấy cam kết trả tiền cho tôi lúc 4g ngày 28-11-2007. Thế nhưng, đến đúng hạn trả tiền thì cơ V. không trả cho tôi mà còn thách thức tôi đi kiện. XinHỏi cơ V. có phạm tội lừa đảo không? Làm sao để tôi lấy lại tiền? 

Trả lời: 

- Theo thông tin mà bạn cung cấp thì hành vi của cơ V. chưa đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qui định tại điều 139 Bộ luật hình sự, mà chỉ dừng lại ở quan hệ hợp đồng dân sự. Theo đó, cơ V. đã không thực hiện đúng trách nhiệm theo hợp đồng thì phải thực hiện cam kết của mình. Bạn có quyền gửi đơn khởi kiện đến tòa án cấp huyện nơi cơ V. cư trú, làm việc để yêu cầu tòa án buộc cơ V. phải trả lại tiền theo cam kết. 

***

Hỏi: 

Tôi mua và sử dụng tiền Nhân dân tệ tương đương 10 triệu đồng thì có bị coi là phạm tội lưu hành tiền giả không? Số lượng tiền giả đến bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?". 

Trả lời: 

Theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 thì tiền giả bao gồm tiền Việt Nam đồng giả và ngoại tệ giả; ngân phiếu giả, công trái giả bao gồm ngân phiếu, công trái giả ngân phiếu, công trái của Việt Nam hoặc của nước ngoài phát hành, nhưng có giá trị thanh toán tại Việt Nam. 

Người làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 180 Bộ luật Hình sự (với mức hình phạt tự từ 3 năm đến 20 năm, tự chung thân hoặc tử hình).

Nghị quyết hướng dẫn việc xác định trách nhiệm hình sự theo số lượng tiền giả như sau:

- Nếu tiền giả có trị giá tương ứng dưới 3 triệu đồng tiền Việt Nam thì người phạm tội bị phạt tự từ 3 năm đến 7 năm;

- Nếu tiền giả có trị giá tương ứng từ 3 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng tiền Việt Nam thì người phạm tội bị phạt tự từ 5 năm đến 12 năm.

- Nếu tiền giả có trị giá tương ứng từ 50 triệu đồng tiền Việt Nam trở lên thì người phạm tội bị phạt tự từ 10 năm đến 20 năm, tự chung thân hoặc tử hình. 

Theo các quy định vừa viện dẫn thì do tính chất đặc biệt nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với nền kinh tế nên làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ bị coi là phạm tội, không phân biệt số lượng tiền giả nhiều hay ít. 

Như vậy, việc một người mua và sử dụng đô la Mỹ giả với số lượng dưới 10 triệu đồng cũng bị coi là phạm tội lưu hành tiền giả; người phạm tội trong trường hợp này có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm. 

***

Hỏi: 

Xin cho biết những người phạm tội cố ý tạo ra và làm lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học, gây nhiễu loạn hệ thống mạng sẽ bị xử lý như thế nào? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Ðiều 224 Bộ luật Hình sự quy định:

1-  Người nào tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình virus qua mạng máy tính hoặc bằng các phương thức khác gây rối loạn hoạt động, phong tỏa hoặc làm biến dạng, hủy hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tự từ hai năm đến bảy năm.

3- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

***

Hỏi: 

Đề nghị cho biết, Bộ luật Hình sự quy định mức hình phạt người có hành vi tổ chức đua xe trái phép như thế nào? 

Trả lời: 

Vấn đề bạn hỏi, tại Ðiều 206, Bộ luật Hình sự quy định:

1.Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ô-tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tự từ ba năm đến 10 năm: Tổ chức đua xe có quy mô lớn; tổ chức cá cược; tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cư; tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác; tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.

3.Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tự từ bảy năm đến 15 năm.

4.Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tự từ 12 năm đến 20 năm hoặc tự chung thân.

5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến 30 triệu đồng.

***

Hỏi: 

Em tôi đã 20 tuổi, lúc nhỏ thần kinh không bình thường, gia đình đã có lần cho đi điều trị tại bệnh viện tâm thần. Do bạn rủ đi chơi bằng xe máy ngồi sau không đội mũ bảo hiểm, bị cảnh sát giao thông kiểm tra em tôi sợ bị giữ xe nên chỉ ôm giữ người cảnh sát để bạn phóng xe bỏ chạy, không hề hành hung người cảnh sát nhưng em tôi bị bắt giữ về hành vi chống người thi hành công vụ, như vậy có đúng không? Tôi phải làm gì trong trường hợp này? 

Trả lời: 

Hành vi chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi xâm phạm vào hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước. 

Người thi hành công vụ là người đang thực hiện nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội giao vì lợi ích chung của toàn xã hội. Em chị đã dùng sức mạnh ôm giữ người cảnh sát, tác động lên thân thể họ buộc họ không thể thực hiện được nhiệm vụ mặc dù chưa gây thương tích cho họ, nhưng lại tạo điều kiện để một hành vi vi phạm khác trốn tránh pháp luật. Ngoài ra em chị còn vi phạm vào Nghị quyết 32 năm 2007 của Chính phủ về việc tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm.

Theo khoản 1, điều 257 - Bộ luật Hình sự thì em chị có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Song, hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

Về cơ bản, hành vi của em chị đã có dấu hiệu cấu thành tội chống người thi hành công vụ. Việc bắt giữ em chị là đúng pháp luật, còn việc xử lý em chị như thế nào còn phải dựa trên một số căn cứ khác như năng lực trách nhiệm hình sự.

Chị cần thông báo sớm để cơ quan pháp luật biết về bệnh tâm thần của em chị, xuất trình những giấy tờ liên quan đến bệnh tâm thần của em chị cho cơ quan pháp luật xem xét. 

***

Hỏi: 

Năm 2007 con trai tôi bị Tòa án quận Đống Đa xử về hành vi trộm cắp, tòa án tuyên con tôi 10 tháng tự nhưng cho hưởng án treo, 24 tháng thử thách. Năm 2008 con tôi lại bị Tòa án quận Đống Đa xử 30 tháng tự về tội tàng trữ ma túy. Tổng hợp hình phạt con tôi phải chấp hành là 40 tháng. Thời gian tạm giam, tạm giữ của bản án năm 2007 khi chuyển thành án giam cháu không được trừ có đúng không? Điều kiện để được xét giảm thời gian thi hành án như thế nào? 

Trả lời: 

Trong các hình phạt của Nhà nước, thì án treo không phải là hình phạt đối với người có hành vi phạm tội, khi xử tự thời gian không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân, và các tình tiết giảm nhẹ đối với người phạm tội, xét không cần thiết phải áp dụng hình phạt tự, căn cứ theo điều 60 - Bộ luật Hình sự. Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách . 

Với trường hợp của con ông, phải được hiểu con ông bị phạt bằng hình phạt tự có thời hạn, sau khi tòa án đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ, trừ khoảng thời gian tạm giữ, tạm giam còn lại tòa án tuyên án con ông 10 tháng tự nhưng cho hưởng án treo kèm theo thời gian thử thách là 24 tháng để gia đình, chính quyền địa phương quản lý giáo dục và con ông tự cải tạo nhưng con ông không tiến bộ tiếp tục phạm tội mới . 

Theo điểm 5, điều 60 - Bộ luật Hình sự thì những người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong  thời gian thử thách thì tòa quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với bản án mới, khi tổng hợp hai bản án tòa án không trừ thời hạn tạm giam, tạm giữ của bản án năm 2007. Như vậy việc tổng hợp hai bản án đối với con ông là hoàn toàn đúng pháp luật

Theo điều 58 - Bộ luật Hình sự con ông bị kết án hình phạt tự nếu thi hành được 1/3 thời gian có tiến bộ, theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù thì sẽ được xét giảm lần đầu. Một người có thể được giảm nhiều lần nhưng phải đảm bảo thi hành được 1/2 thời gian mức hình phạt đã tuyên. Ông và gia đình động viên anh ấy cải tạo tiến bộ để được giảm án nhanh về với gia đình, là người công dân tốt hòa nhập vào xã hội.

***

Hỏi: 

Em trai tôi bị phạt 5 năm tù về tội tham ô, phạt tiền 15 triệu đồng, đã thụ án xong và nộp được 5 triệu. Nay gia đình khó khăn, em tôi có thể được xét miễn, giảm khoản tiền phạt còn lại không? 

Trả lời: 

Điểm 3.4, Mục 3 Thông t¬ư liên tịch số 02/2005/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC ngày 17/6/2005 quy định: Khi chư¬a hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu, ngư¬ời phải thi hành khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự về các loại tội phạm không phải là tội phạm về ma túy; hoặc trường hợp phải thi hành khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự về ma túy (các tội phạm về ma túy) là ngư¬ời phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thu lợi bất chính lớn đ¬ược miễn thi hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Số tiền phạt còn lại từ 20 triệu đồng trở xuống;

b) Đã chấp hành đ¬ược một phần hình phạt tiền, trừ trư¬ờng hợp ng¬ười chư¬a thành niên khi phạm tội;

c) Bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể chấp hành đư¬ợc số tiền phạt còn lại hoặc lập công lớn.

Theo các quy định nói trên, em trai anh có thể làm đơn gửi cơ quan thi hành án đề nghị được miễn, giảm khoản tiền còn lại.

Hồ sơ đề nghị xét miễn giảm gồm: đơn xin miễn giảm thi hành án của người phải thi hành án kèm theo các giấy tờ chứng minh điều kiện để miễn, giảm thi hành án. Đơn xin miễn, giảm thi hành án phải có xác nhận của UBND xã, phường nơi người xin miễn, giảm thi hành án cư trú xác nhận. Ngoài ra, cần gửi kèm theo đơn: Bản sao bản án, quyết định (hoặc trích lục bản án, quyết định) của tòa án; các quyết định về thi hành án; chứng từ thu chi về thi hành án; 

Đơn và hồ sơ gửi kèm được gửi đến cơ quan thi hành án đang thụ lý việc thi hành án.

***

Hỏi: 

Con tôi cùng một người bạn của cháu phạm tội cướp tài sản khi cả hai còn ở tuổi vị thành niên. XinHỏi, theo pháp luật thì tội cướp tài sản sẽ bị xử phạt như thế nào? Trường hợp con tôi phạm tội còn ở tuổi vị thành niên thì pháp luật quy định việc xử phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ra sao? 

Trả lời: 

Theo điều 133 - Bộ luật Hình sự quy định tội cướp tài sản như sau: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tự từ ba năm đến mười năm. 

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu việc phòng ngừa tội phạm. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại điều 70 của Bộ luật Hình sự. 

Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tự có thời hạn, tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. 

Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Điều 70 Bộ luật Hình sự quy định các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Việc con của chị phạm tội bị xử phạt cụ thể như thế nào sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ phạm tội, thái độ khai báo và do Hội đồng xét xử quyết định. 

Tại điều 45 - Bộ luật Hình sự cũng quy định rõ: Khi quyết định hình phạt, tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để xử phạt.

***

Hỏi: 

Hiện nay, tình trạng đánh bạc diễn ra khá phổ biến với nhiều hình thức khác nhau. Xin cho biết, pháp luật đã quy định xử phạt hành vi đánh bạc như thế nào? 

Trả lời: 

Theo quy định tại điều 248 - Bộ luật Hình sự quy định về tội đánh bạc như sau: 

Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này và điều 249 - Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tự từ hai năm đến bảy năm: Có tính chất chuyên nghiệp; tiền hoặc hiện vật dựng để đánh bạc có giá trị lớn hoặc đặc biệt lớn; tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Nghị quyết số 150/2005/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, người có hành vi đánh bạc như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi đánh bạc sau đây: Đánh bạc bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tỏ lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật, đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép, cá cược, cá độ bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác, bán thơ đề, bán số lô, số đề.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức đánh bạc như: Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc, dựng nhà của mình hoặc địa điểm khác để chứa bạc, gạ bạc, đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép, tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền.

Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức đánh đề sau đây: Làm chủ lô, đề, tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; tổ chức các loại chơi cá cược cá độ trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

***

Hỏi: 

Xin hỏi tội vu khống được xác định như thế nào và hình phạt đối với tội này? 

Trả lời: 

Theo điều 122 Bộ luật hình sự: "Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm"

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt từ từ một năm đến bảy năm:

1. Có tổ chức
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
3. Đối với nhiều người
4. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình
5. Đối với người thi hành công vụ
6. Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

Ngoài ra người phạm tội có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười tám triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 

***

Hỏi: 

Em trai tôi phạm tội cố ý gây thương tích, bị tạm giam 3 tháng, sau đó được Tòa xử 12 tháng tù treo, thời gian thử thách là 18 tháng. Xin quý báo cho biết thời gian thử thách Tòa tuyên đối với em tôi có đúng không? Pháp luật quy định thế nào về thời gian thử thách của người được hưởng án treo? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự và hướng dẫn tại Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, khi cho người bị xử phạt tự hưởng án treo, trong mọi trường hợp Toà án phải ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm và phân biệt như sau:

a) Trường hợp người bị xử phạt tự không bị tạm giam, thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tự, nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm.

b) Trường hợp người bị xử phạt tự đã bị tạm giam, lấy mức hình phạt tự trừ đi thời gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tự còn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng hai lần mức hình phạt tự còn lại phải chấp hành, nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm.

c) Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể ấn định thời gian thử thách ngắn hơn mức nói trên nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Đối chiếu các quy định nói trên với trường hợp bạn nêu thì thấy: Em bạn đã bị tạm giam 3 tháng, như vậy mức hình phạt tự còn lại em bạn phải chấp hành là 12 tháng – 3 tháng = 9 tháng. Toà án ấn định thời gian thử thách đối với em bạn là 18 tháng (9 tháng x 2 = 18 tháng) là đúng.

***

Hỏi: 

Thời hiệu thi hành bản án hình sự là bao nhiêu năm? Ở địa phương tôi có người bị kết án 5 năm tự nhưng cố tình trốn tránh thì thời gian trốn tránh có được tính để xác định thời hiệu thi hành bản án hình sự không? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự (BLHS), thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

Thời hiệu thi hành bản án hình sự được quy định như sau:

a) 5 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tự từ 3 năm trở xuống.

b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tự từ trên 3 năm đến 15 năm.

c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tự từ trên 15 năm đến 30 năm.

Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn nói trên người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

Theo Nghị quyết Hội đồng thẩm phán TAND tối cao số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, trường hợp người bị kết án cố tình trốn tránh và cơ quan công an đã cú quyết định truy nã theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu thi hành bản án hình sự tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ. Cố tình trốn tránh là cố tình giấu địa chỉ, ẩn náu, thay đổi họ tên, hình dạng... làm cho cơ quan có thẩm quyền thi hành án không biết họ ở đâu hoặc không phát hiện được.

***

Hỏi: 

Con trai tôi gây thương tích một người hàng xóm mất 43% sức khỏe, đã bị tạm giam. Tôi đã bồi thường cho nạn nhân nhưng gia đình nạn nhân không nhận, nói để chờ Tòa xử. XinHỏi con tôi có được Tòa giảm nhẹ hình phạt không? 

Trả lời: 

Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự, người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự cũng hướng dẫn rõ: Được áp dụng tình tiết nêu trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra; 

b) Bị cáo là người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản;

c) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dựng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

Như vậy, nếu bạn đã tự nguyện bồi thường cho nạn nhân nhưng gia đình nạn nhân không nhận thì khi xét xử, con bạn vẫn được Tòa án xem xét, áp dụng tình tiết giảm nhẹ nói trên và giảm nhẹ hình phạt.

***

Hỏi: 

Xin cho biết những hàng hóa nào bị coi là hàng giả? Kinh doanh hàng giả có giá trị 25 triệu đồng thì đã đến mức bị truy tố chưa ? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/1/2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, hàng giả bao gồm:

- Giả chất lượng và công dụng: hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hoá; 

- Giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá: hàng hoá giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hoá; hàng hoá giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn hoặc bao bì;

- Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hàng hoá là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan;

- Các loại đề can, nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hoá có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hoá (sau đây gọi tắt là tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả);

Đối với hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nếu pháp luật có quy định riêng thì áp dụng các quy định đó để xác định hàng giả.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng… sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. 

Như vậy trường hợp kinh doanh hàng giả có giá trị 25 triệu đồng thì chưa đến mức bị truy tố. Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Nghị định nói trên, người kinh doanh hàng giả có giá trị từ trên 20 đến dưới 30 triệu đồng sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng; bị buộc tiêu hủy hàng giả hoặc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để làm hàng giả…

***

Hỏi: 

Xin cho biết quy định của pháp luật về xóa án. 

Trả lời: 

Việc xóa án tích là thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước đối với người đã phạm tội hình sự. Người được xóa án tích được coi  như chưa bị kết án. 

Tại các Điều 63, 64, 65, 66 và 67 của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về việc xóa án tích như sau:

 * Xóa án tích

Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận.

 * Đương nhiên được xóa án tích

Những người sau đây đương nhiên được xóa án tích:

 1. Người được miễn hình phạt.
 2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
 a. Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền. Cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
 b. Ba năm trong trường hợp hình phạt là tự đến ba năm;
 c. Năm năm trong trường hợp hình phạt là tự từ trên ba  năm đến mười lăm năm;
 d. Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tự từ trên mười lăm năm.

 * Xóa án tích theo quyết định của Tòa án

 1. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội được quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án, trong các trường hợp sau đây:
 a. Đã bị phạt tự đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
 b. Đã bị phạt tự từ trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
 c. Đã bị phạt tự trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.
 2. Người bị tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích. Nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích.

 * Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể được Tòa án xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định.

 * Cách tính thời hạn để xóa án tích

 1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.
 2. Nếu chưa được xóa án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xóa án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.
 3. Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.
 4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.

***

Hỏi: 

Gia đình tôi có các cháu còn đang là học sinh chưa đủ 16 tuổi theo bạn bè rủ rê mà phạm tội. Nay vụ việc đang được điều tra chờ ngày xét xử. XinHỏi trường hợp các cháu là người chưa thành niên phạm tội thì luật pháp quy định xử phạt như thế nào, được giảm nhẹ không. Xin luật sư hướng dẫn. 

Trả lời: 

Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là một trường hợp quyết định đặc biệt.Tính chất đặc biệt của trường hợp này là ở chỗ, hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được giảm nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội, mức giảm nhẹ phụ thuộc mức tuổi của người phạm tội.

Theo quy định tại Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định:

Toà án không xử phạt chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội; Không áp dụng các hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội; Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi. Khi xử phạt tự có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Án đã tuyên với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Từ những quy định của điều luật có thể hiểu như sau:

+ Đối với hình phạt tiền: Được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu người phạm tội có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Như vậy quy định này nhằm hạn chế việc áp dụng hình phạt tự đối với người chưa thành niên phạm tội. Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không vượt quá 1/2 mức tiền phạt mà điều luật quy định.

+ Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ: Luật quy định giới hạn hình phạt áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội không quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định và người bị kết án không bị khấu trừ thu nhập.

Đối với hình phạt tự: Bộ luật phân hoá người chưa thành niên làm hai đối tượng là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì đường lối xử lý khác nhau. Người từ đủ 14 tuổi đến đủ 16 tuổi xử lý nhẹ hơn đối với người từ đủ 16 tuổi đến đủ 18 tuổi. Trong từng trường hợp cụ thể mà luật áp dụng mức hình phạt khác nhau phù hợp với độ tuổi của người chưa thành niên phạm tội cũng như yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.

Như luật sư đã nêu thì pháp luật quy định rất rõ ràng, cụ thể đối với xử lý người chưa thành niên phạm tội; nên con của ông sẽ được áp dụng theo nguyên tắc này khi Toà án đưa ra xét xử.

***

Hỏi: 

Ở địa phương tôi có một số đối tượng phạm tội, bị Toà án xử tự, xử cải tạo tại địa phương. Hàng năm số đối tượng này được nhà nước xét giảm án, trong số này có người thực sự đã cải tạo tốt song cũng có những đối tượng ra tù lại tiếp tục phạm tội, đi tù một thời gian lại được tha, có những người bị xử tự chung thân mà 12 năm họ đã được xét giảm. Chúng tôi chưa nắm rõ quy định của pháp luật về vấn đề này nhưng thấy việc tha tự trước thời hạn như vậy là chưa đúng, không có tác dụng trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Rất mong chuyên mục bớt thời gian tư vấn để chúng tôi hiểu luật và phản ảnh những tiêu cực trong chấp hành pháp luật. 

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật hình sự (BLHS) về giảm mức hình phạt đã tuyên và các văn bản hướng dẫn thi hành thì người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tự được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Đã chấp hành được một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tự từ ba năm trở xuống hoặc 12 năm đối với hình phạt tự chung thân.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; thành thật hối cải, tích cực lao động, học tập.

+ Không vi phạm chế độ, nội quy của trại giam (Trại tạm giam) đối với người đang chấp hành hình phạt tự.

+ Được cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục ( đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ) hoặc cơ quan thi hành án phạt tù ( đối với người đang chấp hành hình phạt tự) đề nghị bằng văn bản xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Về mức giảm thời hạn chấp hành hình phạt được quy định như sau:

+ Người bị kết án cải tạo không giam giữ thì mỗi lần có thể được giảm từ 3 tháng đến 9 tháng.

+ Người bị kết án phạt tù từ 30 năm trở xuống thì mỗi lần có thể được giảm từ 3 tháng đến 3 năm. Trường hợp được giảm 3 năm phải là người bị kết án phạt tù có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động cải tạo và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của trại giam.

+ Người bị kết án tự chung thân lần đầu được giảm xuống 30 năm.

+ Mỗi người có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt làm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là một phần hai mức hình phạt đã tuyên hoặc hai mươi năm đối với hình phạt tự chung thân.

+ Mỗi người mỗi năm chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt một lần. Trường hợp trong năm đó sau khi được giảm thời hạn chấp hành hình phạt mà có lý do đặc biệt đáng được khoan hồng như lại lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể được xét giảm thêm tối đa là hai lần trong một năm.

No comments:

Post a Comment