11/08/2014
Trọn bộ câu hỏi và trả lời - Luật Hình sự Việt Nam - Phần 1
Hỏi: 

Năm 2008, anh trai tôi mâu thuẫn với hai người hàng xóm, dẫn đến xô xát và gây thương tích cho họ tỷ lệ thương tật của mỗi người là 8%. Gia đình tôi chịu toàn bộ viện phí, phía bị hại cũng không yêu cầu gì thêm. Đến ngày 22/8/2009, hai người này làm đơn gửi cơ quan công an yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với anh trai tôi về hành vi cố ý người gây thương tích. Vậy xin hỏi, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ việc này còn không và anh trai tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?. 

Trả lời: 

Theo khoản 2, Điều 23, BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 qui định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng; mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng; mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng; hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Dựa vào tình tiết vụ việc, anh trai ông thuộc trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng. Vụ việc xảy ra cách đây hơn một năm, vì vậy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với anh trai ông vẫn còn.

Theo khoản 1, Điều 104, BLHS quy định: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu thàng đến ba năm: “ Dựng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người…”.

Căn cứ vào quy định này anh trai ông thuộc trường hợp phạm tội với nhiều người và sẽ bị áp dụng mức hình phạt theo quy định tại khoản 1 điều này.

***

Hỏi: 

Để đùa nghịch, bạn tôi đã viết một số đoạn mã và gửi kèm email cho một số người quen nhằm làm cho máy tính của người nhận sẽ không chạy được các chương trình khác nhưng đã bị cơ quan điều tra phát hiện. Xin cho biết liệu bạn tôi có bị xử lý hình sự không? Nếu có thì mức xử phạt thế nào? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự thì người có hành vi tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình virus qua mạng máy tính hoặc bằng các phương thức khác gây rối loạn hoạt động, phong tỏa hoặc làm biến dạng, làm hủy hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học". Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nêu phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tự từ hai năm đến bảy năm. 

Ngoai ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 

Theo quy định nói trên, nếu người bạn của anh mới có hành vi vi phạm lần đầu, số máy tính bị lây nhiễm virus không nhiều, chưa gây hậu quả nghiêm trọng cho những máy bị lây nhiễm thì có thể chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi đã thực hiện 

***

Hỏi: 

Con tôi và bạn cùng lớp tên C đều đang ở tuổi 13, do có mâu thuẫn dẫn đến việc đánh lộn nhau, trong lúc đánh nhau C vớ được một thanh sắt dài quật vào đầu con tôi gây thương tích 12%. Nhưng C không phải chịu tội về hình sự do lỗi của C đã gây ra cho con tôi vì C mới có 13 tuổi. Về tuổi phải chịu tội hình sự được quy định như thế nào? Lý do phân biệt độ tuổi? Thương tích mà C gây ra cho con tôi ai sẽ có trách nhiệm bồi thường? 

Trả lời: 

Bộ luật Hình sự có quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại điều 12 như sau: 

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 

Khoa học hình sự quy định như vậy chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con người. Đối với người chưa đủ 14 tuổi là do trí tuệ của họ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả năng tự chủ khi hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện. 

Chị không nói rõ việc cháu C gây thương tích cho con chị vào thời điểm đang chịu sự quản lý của nhà trường hay sau giờ học, nên trách nhiệm về bồi thường thiệt hại về vật chất, bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho con chị được quy định tại điều 606 và điều 621 Bộ luật Dân sự như sau: 

Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. 

Người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 

Nếu trường học nơi các cháu đang theo học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ cháu C phải có trách nhiệm bồi thường. 

Đối với trách nhiệm bồi thường dân sự các chị phải có đơn yêu cầu tòa án cấp có thẩm quyền giải quyết nếu các bên không thỏa thuận được. 

***

Hỏi: 

Tôi bị tòa kết án hai năm tự về tội cố ý gây thương tích. Trước đó tôi được tại ngoại. Nay do hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi lại là lao động chính trong gia đình nên tôi có thể xin hỗn chấp hành hình phạt tự hay không? 

Trả lời: 

Người bị xử phạt tự có thể được hỗn chấp hành hình phạt trong trường hợp là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tự thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt. Đối tượng này được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. 

Ông có thể nộp đơn đến tòa án đã xét xử vụ án để được xem xét, giải quyết. (Điều 61 BLHS) 

***

Hỏi: 

Bạn tôi bị truy tố về tội cướp tài sản và sắp bị đưa ra xét xử. Nếu chú ruột của bạn tôi là liệt sĩ thì liệu bạn ấy có được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không? 

Trả lời: 

Nếu có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột là có người công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của nhà nước thì bị cáo sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử có thể còn có những tình tiết khác cũng có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ. Vì vậy, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ trong bản án. Người bạn của ông có thể trình bày hoàn cảnh gia đình để được tòa xem xét thêm. 

(Điểm c mục 5 NQ 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4-8-2000 của HĐTP TANDTC; CV 148 ngày 30-9-2002 của TANDTC) 

***

Hỏi: 

Khu tập thể nơi chúng cháu ở có một bãi đất trống, từ nhiều năm nay các cơ, bác trong tổ dân phố đó cải tạo bãi đất này thành sân chơi thiếu nhi. Tuy nhiên khoảng hai tháng gần đây có một gia đình đó cố tình chiếm một góc sân để căng lều bán nước, thậm chí họ còn đang có định xây thành quán bán hàng kiên cố. Xin cho chúng cháu biết hành vi của họ có xử lý không? 

Trả lời: 

Để kịp thời gian ngăn chặn và xử lý những trường hợp cố tình lấn chiếm đất  công như cháu nêu, tại Mục 3 Chương VI của Luật Đất Đai năm 2003 đó quy định về việc xử lý vi phạm này. Cụ thể tại Điều 140 nêu rõ: Người nào lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất hoặc sử dụng đất sai mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, huỷ hoại đất, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, các thủ tục hành chính, các quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai, chuyển quyền sử dụng đất trái phép… thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp lụât.

Tại điều 173 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai. Theo đó người nào lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước… gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đó bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Ngoài ra nếu thuộc một trong các trường hợp như có tổ chức, phạm tội nhiều lần, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm và bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng.

***

Hỏi: 

Gần đây tôi thấy báo chí nói nhiều về tình trạng khủng bố qua tin nhắn điện thoại. Tôi có một người bạn hiện nay cũng là nạn nhân của tình trạng này. Chỉ vì một hiểu lầm nhỏ trong gia đình mà ông ta bị một người em cùng cha khác mẹ liên tục nhắn tin sỉ nhục, lăng mạ, thậm chí còn đe doạ sẽ hành hung, thuê người chém giết lấy đi sinh mạng anh mình. Từ khi nhận được những tin nhắn khủng bố này, bạn tôi luôn phải sống trong tâm trạng vô cùng hoảng loạn, mất ăn, mất ngủ và không yên tâm làm việc, thậm chí ông ta đã phải thuê cả vệ sĩ về nhà để bảo toàn tính mạng cho mình. Tôi vô cùng bức xúc và lo lắng cho bạn tôi. Tôi muốn biết pháp luật nước ta quy định như thế nào về những trường hợp này? 

Trả lời: 

Trường hợp mà ông đề cập thời gian gần đây đang là mối quan tâm và nỗi bức xúc của rất nhiều người và đã được đề cập đến rất nhiều qua các phương tiện thông tin đại chúng.

“Khủng bố” bằng tin nhắn được thể hiện dưới muôn vàn hình thức của người thực hiện bằng cách nhắn tin qua máy điện thoại di động nhằm mục đích quấy nhiễu, sỉ nhục, chửi bới, lăng mạ, đe doạ hành hung, đe doạ tống tiền hoặc đe doạ chém, giết, cướp đi sinh mạng của ngời nhận tin nhắn….Hành vi này cũng có thể xuất phát từ việc trêu, đùa giữa những ngời có quan hệ thân thiết với nhau, nhưng cũng có thể vì mục đích thù tức cá nhân mà nhằm một mục đích cụ thể nào đó. Mục đích chủ yếu của người “khủng bố” qua tin nhắn là làm cho người nhận tin nhắn rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ, mất ăn mất ngủ, không yên tâm sinh sống và làm việc, gây đảo lộn mọi sinh hoạt bình thường của người nhận tin nhắn, thậm chí trong nhiều trường hợp người bị hại vì lo sợ những lời đe doạ đó sẽ xảy ra ngay tức khắc dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng khác.

Để xử lý hành vi này cần căn cứ vào mức độ và hành vi cụ thể của người thực hiện, hậu quả do hành vi đó gây ra, thiệt hại thực tế xảy ra, mức độ nghiêm trọng của hậu quả đó… để áp dụng hình thức xử lý hoặc xác định tội danh cho phù hợp. Trong những trường hợp những tin nhắn khủng bố chỉ dừng lại ở mức độ thông thường, chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người thực hiện có thể chỉ bị xử lý hành chính kèm theo các biện pháp cưỡng chế khác như buộc công khai xin lỗi, cam kết không tái phạm…Tuy nhiên trong các trường hợp khác gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng. (Ví dụ như làm cho người bị hại lo sợ hành vi đe doạ giết người sẽ được thực hiện thì ngời nhắn tin khủng bố có thể bị khởi tố về tội đe doạ giết người theo quy định tại điều 103 Bộ luật hình sự….)

Trường hợp mà ông đưa ra, bạn ông nên tố cáo việc mình bị khủng bố bằng tin nhắn đến cơ quan công an để có biện pháp xử lý thích đáng đối với người thực hiện.

***

Hỏi: 

Trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây liên tục đưa tin về các vụ bạo hành, xâm phạm đến thân thể trẻ em, như vụ em Nguyễn Thị Bình bị hai vợ chồng quán phở hành hạ suốt 10 năm, vụ bộ Nguyễn Hữu Lợi (9 tuổi) ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh bị mẹ nuôi hành hạ đánh đập tàn bạo bằng búa, hay vụ bộ Bông (9 tuổi) ở TP Hồ Chí Minh bị mẹ nuôi hành hạ bằng cách dội nước sôi vào người…. Chúng tôi muốn biết pháp luật nước ta quy định nh thế nào về loại hình tội phạm này? 

Trả lời: 

Vấn đề bạo hành trẻ em mà các bác nêu ra không chỉ là nỗi bức xúc của riêng các bác mà còn là tiếng chuông cảnh báo của toàn xã hội, là sự báo động chung cho tất cả chúng ta, đặc biệt là các nhà làm công tác xã hội liên quan đến bảo vệ sức khoẻ trẻ vị thành niên. Bất cứ ai trong 1 xã hội văn minh đều cần phải kịch liệt lên án và có ý thức nhằm tố giác và loại trừ mọi hành vi bạo hành, xâm phạm đến sức khoẻ vị thành niên ra khỏi đời sống xã hội.

Pháp luật hình sự Việt Nam đã có điều luật tương ứng (Điều 110) quy định về tội hành hạ người khác. Theo đó hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác với ngời lệ thuộc mình, như gây đau đớn về thể xác hoặc đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc như hành vi: Đánh đập, giam hãm, không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm….

Về hình phạt dành cho loại tội phạm này, nhẹ thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tự từ ba tháng đến hai năm. Trong trường hợp của các bác đề cập được quy định tại khoản 2 của điều luật này, quy định về trường hợp phạm tội đối với 1 trong các đối tượng như: Đối với người già, đối với trẻ em (là người cha đủ 16 tuổi), phụ nữ có thai hoặc người tàn tật… thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

Tuy nhiên, cần phải phân biệt, nếu hành vi đối xử tàn ác này mà gây thương tích cho ngời bị hành hạ thì người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại điều 104 Bộ luật hình sự. Ngoài ra nếu hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà đối với nạn nhân là ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (điều 151).

***

Hỏi: 

Con gái của bạn tôi 15 tuổi, là nạn nhân trong một vụ cưỡng dâm. Cháu đó phải rất cố gắng mới vượt qua được nỗi đau đó. Tuy nhiên hơn một tháng trước, gia đình cháu đã phát hiện cháu bị nhiễm HIV từ tên phạm tội. Vậy pháp luật sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này? Việc cháu bị nhiễm HIV có làm tăng nặng hình phạt của kẻ phạm tội hay không? 

Trả lời: 

Tội cưỡng dâm trẻ em được quy định tại Điều 114 Bộ luật Hình sự năm 1999, cụ thể tại Khoản 1 của điều luật này quy định: “Người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tự từ năm năm đến mười năm.” Hành vi này thể hiện ở việc một người dùng mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 phải miễn cưỡng giao cấu với người đó. Thông thường những thủ đoạn khiến trẻ em đang lệ thuộc người phạm tội là lợi dụng trẻ em đang ở trong tình trạng quẫn bách hoặc không có điều kiện kháng cự. Sự lệ thuộc ở đây có thể hiểu về vật chất giữa người nuôi dưỡng với người được nuôi dưỡng; về xã hội như giữa giáo viên với học sinh, giữa người phụ trách với thiếu niên….

Tuy nhiên, trong trường hợp mà bà nêu thì nạn nhân cũn bị nhiễm HIV từ người phạm tội. Như vậy, cháu bộ không những bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sự phát triển bình thường về thể chất và tâm sinh lý mà còn có thể bị người phạm tội trước đi mạng sống của mình. Do đó, hình phạt sẽ nặng thêm căn cứ vào nội dung quy định tại khoản 3 của điều luật nói trên. Cụ thể: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: nhiều người cưỡng dâm một người; phạm tội nhiều lần; đối với nhiều người, hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội, thì bị phạt tự từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tự chung thân.

***

Hỏi: 

Con trai tôi phạm tội “giết người”. Vì con trai tôi mới 17 tuổi và chưa có thu nhập nên tôi đã chủ động bồi thường cho gia đình người bị hại. Tuy nhiên, gia đình người bị hại không nhận tiền bồi thường. Xin cho hỏi, tôi phải làm như thế nào để con trai tôi có thể được hưởng sự khoan hồng của pháp luật?" 

Trả lời: 

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Hình sự thì “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ - HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì khi: “Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dựng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;” là một trong những trường hợp được áp dụng tình tiết giảm nhẹ nêu trên.

Do đó, khi bạn đã tự nguyện bồi thường cho gia đình người bị hại nhưng họ từ chối nhận, thì bạn có thể đem nộp số tiền bồi thường đó cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan thi hành án, để con trai bạn được hưởng tình tiết giảm nhẹ nêu trên và có thể được Toà án xem xét giảm nhẹ hình phạt theo quy định của pháp luật.

***

Hỏi: 

Con tôi bị TAND Quận X. xét xử về tội “Trộm cắp tài sản”, tuyên phạt 12 tháng tự nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng. Xin cho biết án treo là án như thế nào? 

Trả lời: 

Án treo là hình phạt tự có điều kiện được quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự: Khi xử phạt tự không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt giam, chấp hành hình phạt tự, Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người bị kết án.

Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 Bộ luật Hình sự.

Khi người được hưởng án treo chấp hành được một nửa thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự.

***

Hỏi: 

Tôi có con trai mắc nghiện và đã đưa cháu đi cai, cuối năm 2004 cháu hoàn thành tốt đợt cai nghiện trở về. Đến nay cháu không bị tái nghiện, hiện cháu đã có vợ con và đi làm. Xin hỏi hết 24 tháng quản lý sau cai của chính quyền địa phương, gia đình tôi phải làm đơn đến các cơ quan nào xin xóa án nghiện cho cháu? 

Trả lời: 

Theo quy định từ  điều 63 đến điều 67 - Bộ luật Hình sự thì những trường hợp sau đây đương nhiên được xóa án tích: Người được miễn hình phạt; Người bị kết án không phải về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình chống loài người và tội phạm chiến tranh, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

- Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo.

- Ba năm trong trường hợp hình phạt là tự đến ba năm.

- Năm năm trong trường hợp hình phạt tự từ trên ba năm đến mười lăm năm.

- Bảy năm trong trường hợp hình phạt tự từ trên mười lăm năm.

Xóa án tích theo quyết định của Tòa án: Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình chống loài người và tội phạm chiến tranh, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp sau đây: 

- Đã bị phạt tự đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.

- Đã bị phạt tự từ trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.

- Đã bị phạt tự trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.

Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt được quy định tại điều 66 - Bộ luật Hình sự: Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị thì có thể được xóa án tích nếu người đó đã đảm bảo được ít nhất một phần ba thời hạn quy định.

Trường hợp bác hỏi, con trai bác đã đi cai nghiện về vào năm 2004, thời gian quản lý sau cai 24 tháng ở xã phường cũng đã hết. Hiện giờ con trai bác không mắc nghiện đã có vợ con và đã đi làm bình thường, con trai bác cũng không  phạm vào các trường hợp nêu trên. Vì vậy, bác không phải làm đơn đến cơ quan nào để xin xóa án là người nghiện cho con trai bác.

***

Hỏi: 

Do chơi lô đề nên tôi nợ chủ lô khoản tiền lớn bị buộc viết biên nhận với nội dung là vay tiền. Nếu không trả được tiền, tôi có bị xử lý hình sự không? Người buộc tôi viết giấy vay tiền (chủ lô) bị xử lý thế nào? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 474 Bộ luật Dân sự thì trả nợ là nghĩa vụ của bên vay. Trong trường hợp người vay không trả được nợ cho người cho vay thì tùy từng trường hợp, người vay có thể bị người cho vay khởi kiện ra Tòa dân sự để đòi nợ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.

Nếu giấy vay chỉ thể hiện nội dung là vay tiền, không có chứng cứ để coi số tiền nợ là tiền thua lô đề và anh không có hành vi “dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó” thì việc anh không trả được số tiền nợ chỉ có thể được giải quyết tại Tòa dân sự. 

Tuy nhiên, do lô đề là một hình thức cờ bạc, nên trong trường hợp cơ quan điều tra có chứng cứ chứng minh số tiền nợ là tiền thua lô đề thì cả người ký giấy vay và người cho vay đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự về "tội đánh bạc".

Theo điều luật này, người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này và Điều 249 của Bộ luật này (về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ2 năm đến 7 năm: Có tính chất chuyên nghiệp; tiền hoặc hiện vật dựng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn; tái phạm nguy hiểm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Tóm lại, do cờ bạc bị coi là hành vi phạm tội; mục đích và nội dung của giao dịch này đã “vi phạm điều cấm của pháp luật” nên theo quy định của Bộ luật Dân sự, mọi nghĩa vụ phát sinh từ hành vi cờ bạc đều bị coi là vô hiệu.

***

Hỏi: 

Vừa rồi, Tòa án xét xử hai trường hợp phạm tội: * Trường hợp thứ nhất, một thanh niên 21 tuổi có quan hệ tình dục với cô gái 15 tuổi 6 tháng, và thanh niên này bị Tòa án xử tội giao cấu với trẻ em với mức hình phạt là 2 năm tự. * Trường hợp thứ hai, một thanh niên 19 tuổi quan hệ tình dục với cô gái hơn 12 tuổi (nhưng chưa đủ 13 tuổi), Tòa án xử phạt 12 năm tự vì tội hiếp dâm trẻ em. Tôi xin hỏi, cả hai người bị hại trong cả hai vụ án đều là người chưa đủ 18 tuổi (là người vị thành niên) nhưng tại sao hai bị can: người thì bị xử phạt tội giao cấu với trẻ em, còn người thì bị xử phạt tội hiếp dâm trẻ em? 

Trả lời: 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam (Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Luật Dân sự, Luật Hình sự...) thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, còn trẻ em là người chưa đủ 16 tuổi.

- Tại khoản 1 Điều 115 - Bộ luật Hình sự 1999 có quy định: " Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tự từ một năm đến năm năm..."

Như  vậy, theo chị hỏi ở trường hợp thứ  nhất bị can giao cấu với người từ đủ 13 tuổi  đến chưa đủ 16 tuổi thì bị phạm tội giao cấu với trẻ em (mặc dù người bị hại đồng ý, tự nguyện) và bị xử phạt 2 năm tự là hợp lý (khung hình phạt ở khoản 1 có mức khởi điểm từ 1 năm tự trở lên). 

Trong khi đó, tại khoản 1 và 4 Điều 112 - Bộ luật Hình sự 1999 quy định tội hiếp dâm trẻ em, như sau: "Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tự từ bảy năm đến mười lăm năm" (khoản 1).

- "Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tự từ mười hai năm  đến hai mươi năm, tự chung thân hoặc tử hình" (khoản 4).

Như vậy, trong trường hợp thứ hai mà chị hỏi thì người bị hại chưa đủ 13 tuổi và theo khoản 4 - Điều 112 đã viện dẫn trên đây thì "Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em". Tòa án phạt bị can 12 năm tự là mức án đầu khoản 4 là nhẹ (vì khoản 4 có khung hình phạt đến tử hình).

Nội dung chị hỏi có liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nhưng nói chung để bảo vệ sự phát triển lành mạnh, bình thường của trẻ em, pháp luật xử phạt rất nghiêm khắc các hành vi xâm hại đến trẻ em. 

***

Hỏi: 

Con trai tôi học lớp 7 (cháu 13 tuổi). Trong năm học vừa rồi, lúc cháu đang học tại trường thì xảy ra chuyện đánh nhau giữa cháu với một bạn. Bạn của cháu phải đến bệnh viện khâu vết thương và điều trị tại bệnh viện 3 ngày, ngoài ra bạn của cháu còn bị vỡ điện thoại di động. Qua sự việc trên, tôi có đưa con tôi đến xin lỗi gia đình của bạn cháu. Vừa rồi, mẹ của bạn cháu có đến gặp tôi và yêu cầu bồi thường tổn hại về sức khỏe 5 triệu đồng và bồi thường chiếc điện thoại 2,5 triệu đồng. Trong trường hợp này tôi có phải bồi thường không? Xin tư vấn giúp. 

Trả lời: 

Tại Điều 621 - Bộ luật Dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viên, các tổ chức khác trực tiếp quản lý:

1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý, thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

Theo điều luật đã viện dẫn trên đây, thì trường học có trách nhiệm bồi thường, nếu trường học chứng minh được là nhà trường không có lỗi trong việc quản lý thì gia đình chị phải bồi thường. Vấn đề ở chỗ là các tình tiết của vụ việc xảy ra như thế nào? Nội quy của nhà trường ra sao? 

***

Hỏi: 

Em gái tôi ở xã Tân Thạnh Đông (huyện Củ Chi -TP.Hồ Chí Minh). Vừa rồi do xích mích (nguyên nhân là chồng ngoại tình), hai vợ chồng đi ăn giỗ về đến cổng nhà (còn ở ngoài đường) chồng của em gái tôi đã đánh đập em gái tôi rất tàn nhẫn trước sự chứng kiến của nhiều người hàng xóm và hai đứa con của nó. Em gái tôi đã đi Bệnh viện huyện Hóc Môn khám và điều trị. Xin cho biết, Chồng có được quyền đánh vợ không? Hành vi đánh vợ trước mặt nhiều người như vậy phạm tội gì? Thủ tục khởi kiện ra sao? 

Trả lời: 

Về nguyên tắc, theo quy định của pháp luật thì không ai được phép đánh người. Chồng đánh vợ là vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức.

Hành vi đánh người nếu tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, hoặc dưới 11% nhưng có dựng hung khí nguy hiểm; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần; phạm tội đối với phụ nữ có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ v.v... thì bị xử lý về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 - Điều 104 - Bộ luật Hình sự 1999).

Nếu hành vi đánh vợ trước mặt đông người còn có thể phạm thêm tội "làm nhục người khác" được quy định tại điều 121 - Bộ luật Hình sự 1999.

Về thủ tục, chị có thể đưa em gái của chị đến điều trị (hoặc khám bệnh) tại một cơ sở y tế, xin giấy y chứng, sau đó viết  đơn khởi kiện tại công an huyện. Cơ quan công an có trách nhiệm giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

Nếu cần trao đổi cụ thể hơn, chị vui lòng điện thoại số 0913.755442 để gặp luật sư. Chúc chị gặp may mắn.

***

Hỏi: 

Sắp tới, tôi và mấy người bạn đi Lạng Sơn chơi, dự định mua một số thanh kiếm về để treo trang trí trong nhà. Xin hỏi việc chúng tôi mua dao, kiếm để treo trang trí có bị pháp luật coi là tội phạm không? Nếu có thì bị xử lý thế nào? 

Trả lời: 

Theo quy định tại điểm D, khoản 1, Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 về quản lý vũ khí - vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì "Vũ khí thô sơ gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, cơn các loại và các loại khác do Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) quy định". 

Người có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 233 Bộ luật Hình sự. 

Theo điều luật này, người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tự từ ba tháng đến hai năm. 

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ một năm đến năm năm: Có tổ chức; vật phạm pháp có số lượng lớn; vận chuyển, mua bán qua biên giới; gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm. 

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. 

Theo các quy định nói trên thì việc mua dao, kiếm là hành vi bị pháp luật cấm. Nếu người có hành vi trên vi phạm lần đầu thì có thể chỉ bị xử phạt hành chính; trong trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 233 Bộ luật Hình sự đã nêu ở trên 

***

Hỏi: 

Con tôi bị TAND Quận X. xét xử về tội “Trộm cắp tài sản”, tuyên phạt 12 tháng tự nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng. Xin cho biết án treo là án như thế nào? 

Trả lời: 

Án treo là hình phạt tự có điều kiện được quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự: Khi xử phạt tự không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt giam, chấp hành hình phạt tự, Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người bị kết án.

Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 Bộ luật Hình sự.

Khi người được hưởng án treo chấp hành được một nửa thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự.

***
Hỏi: 

Lái xe uống rượu say, điều khiển xe với tốc độ cao gây tai nạn làm chết một người rồi bỏ chạy thì bị xử lý thế nào? Trách nhiệm bồi thường của chủ xe và lái xe? Việc công an trả xe gây tai nạn cho chủ xe khi vụ việc chưa được giải quyết là đúng hay sai? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 2/2003 ngày 17/4/2003 thì “Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác” mà làm chết một người thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự, tức là có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn nêu, lái xe gây tai nạn khi say rượu và sau khi gây tai nạn lại bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm thì hành vi phạm tội lại có tới hai tình tiết định khung quy định tại khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự là phạm tội “Trong khi say rượu hoặc say do dựng các chất kích thích mạnh khác” và “Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm…” nên lái xe sẽ bị xét xử theo khoản này, với mức hình phạt tự từ 3 năm đến 10 năm.

Về việc trả lại phương tiện: Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự thì trong vụ án giao thông nói trên, chiếc ôtô gây tai nạn được coi là vật chứng của vụ án. Khoản 3 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về việc xử lý vật chứng cũng có quy định cho phép “Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền… có quyền quyết định trả lại những vật chứng… cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.”. Do vậy, việc Cơ quan điều tra trả xe gây tai nạn cho chủ xe sử dụng khi vụ việc đang được giải quyết là phù hợp với quy định vừa trích dẫn.

No comments:

Post a Comment