11/08/2014
Trọn bộ câu hỏi và trả lời - Luật Hình sự Việt Nam - Phần 3
Hỏi: 

Gia đình tôi có người thân công tác ở xã bị khởi tố điều tra về tội làm trái. Tuy nhiên trong điều tra không chứng minh được việc chiếm đoạt, tư túi cá nhân tham ô tài sản của tập thể. Hiện nay vụ án chuẩn bị được đưa ra xét xử. Xin hỏi luật sư nếu người bị xử về tội này được hưởng án treo tại địa phương thì cần có những điều kiện như thế nào. Tôi rất muốn biết pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào, để biết trường hợp người thân của gia đình tôi. 

Trả lời: 

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về án treo (Điều 60) như sau: Khi người bị xử phạt tự không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần thiết phải chấp hành hình phạt tự, thì Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến 5 năm. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức, nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. 

Những quy định của Bộ luật hình sự được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể như sau: 

Chỉ cho người bị xử phạt tự hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây: 

+ Bị xử phạt tự không quá 3 năm không phân biệt tội gì.Trong trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá 3 năm tự, thì cũng có thể cho hưởng án treo. 

+ Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, chưa có tiền án, tiền sự, có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể rõ ràng; 

+ Có từ hai tình tiết giảm nhẹ (Điều 46 BLHS) trở lên và không có tình tiết tăng nặng (Điều 48 BLHS), trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định ở khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên; 

+ Không bắt họ đi chấp hành hình phạt tự thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc dấu tranh phòng chống tội phạm. 

Khi giao người bị xử phạt tự cho hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc cho chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát giáo dục trong thời gian thử thách. Nếu người được hưởng án treo là cán bộ công chức thì giao cho cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người được hưởng án treo giám sát và giáo dục. 

Người được hưởng án treo được rút ngắn thời gian thử thách khi chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thành thực hối cải, tích cực lao động học tập; được cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương có trách nhiệm giám sát, giáo dục đề nghị bằng văn bản xem xét rút ngắn thời gian thử thách. 

Trên đây là những quy định cơ bản của pháp luật đối với người phạm tội được Toà án cho hưởng án treo. Chị nghiên cứu kỹ và tham khảo thêm các văn bản pháp luật để vận dụng vào trường hợp của gia đình. 

***

Hỏi: 

Con tôi là người bị hại trong vụ án “cố ý gây thương tích”. Bị cáo đã bị Toà án phạt tù được 1 năm thì được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt vì lý do ốm đau, hiện nay đối tượng đang điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên về phần bồi thường dân sự cho con tôi và gia đình anh ta đã xong, gia đình tôi và gia đình anh ta không thù oán gì, tôi cũng mong anh ta trở thành con người tốt cho xã hội. Nay tôi muốn luật sư cho biết rõ các quy định của pháp luật để được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và khi người được tạm đình chỉ này về địa phương thì cơ quan nào quản lý, theo dõi giúp đỡ họ, nếu họ chữa khỏi bệnh thì họ có phải chấp hành hình phạt tự nữa không?. 

Trả lời: 

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành thì người đang chấp hành hình phạt tự có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tự khi có các diều kiện như sau: 

Trong trường hợp bị bệnh nặng; bị bệnh nặng là người bị bệnh đến mức không thể tiếp tục chấp hành hình phạt tự được và nếu để tiếp tục chấp hành hình phạt tự thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của họ; do dĩ cần thiết phải cho họ được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tự để họ có điều kiện chữa bệnh. 

Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người đang chấp hành hình phạt tự bị bệnh nặng và nếu để họ chấp hành hình phạt tự sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của họ. 

Người đang chấp hành hình phạt tự phải có nơi cư trú tại xã, phường, thị trấn. 

Khi họ đã cú quyết định của Toà án cho họ được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tự thì phải giao người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tự cho chính quyền xã, phường, nơi họ cư trú để quản lý. Trại giam, trại tạm giam có trách nhiệm phối hợp với Toà án ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tự trong việc giao người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tự cho chính quyền xã, phường, thị trấn. 

Nếu trong quá trình được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tự mà người đó có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó sẽ bỏ trốn thì chính quyền xã, phường được giao quản lý người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tự có trách nhiệm báo cho Chánh án đã ra quyết định tạm đình chỉ để huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ đó và bắt họ đi chấp hành hình phạt tự. Cơ quan công an cấp tỉnh có nhiệm vụ tổ chức bắt, áp giải họ về trại giam để tiếp tục chấp hành hình phạt tự. 

Nếu họ chữa bệnh mà sức khoẻ đã hồi phục hồi thì chính quyền địa phương được giao quản lý người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tự phải báo cho Chánh án đã ra quyết định biết để ra ngay quyết định tiếp tục thi hành án phạt tù đối với họ. 

Như vậy, pháp luật quy định rất cụ thể về chính sách nhân đạo của nhà nước đối với người đang chấp hành hình phạt tự bị ốm đau, tạo diều kiện cho họ chữa bệnh, ổn định sức khoẻ đồng thời nâng cao trách nhiệm của chính quyền xã, phường nơi người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tự cư trú. Nếu họ có ý định bỏ trốn hay trốn tránh việc chấp hành hình phạt tự thì pháp luật sẽ cưỡng chế để họ phải thực hiện đúng pháp luật. 

***

Hỏi: 

Đầu năm 2007 con tôi bị xử phạt hành chính về hành vi phát rừng làm rẫy và buộc phải trồng lại rừng cho Lâm trường. Đến tháng 8/2007 gia đình tôi tiếp tục phát rừng phần đất giáp ranh với đất của gia đình thì lực lượng Kiểm lâm lại tiếp tục xử phạt hành chính đối với con tôi. Việc xử phạt, gia đình đã nộp tiền phạt và phần đất phát rừng Lâm trường giao lại cho gia đình quản lý và có trách nhiệm trồng rừng và nộp một phần hoa lợi từ rừng cho Lâm trường, đóng thuế cho Nhà nước. Đầu năm 2008 do có một số hộ dân kiện tụng đối với gia đình và Lâm trường nên Công an có gọi con tôi lên lấy lời khai và nói sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. Xin hỏi luật sư việc Công an khởi tố hình sự đối với con tôi như vậy có đúng pháp luật không, xin nêu quy định của pháp luật về vấn đề này? 

Trả lời: 

Điều 175 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

Đối chiếu với trường hợp của con ông đầu năm 2007 đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi phá rừng. Thời hiệu của quyết định xử phạt hành chính là 1 năm nhưng chưa hết thời gian 1 năm con ông lại tiếp tục vi phạm và lại bị xử lý hành chính tiếp. Đúng ra thì lần thứ hai con ông vi phạm thì đã đủ yếu tố cấu thành tội theo quy định tại Điều 175 BLHS nhưng cơ quan Kiểm lâm lại xử lý hành chính mà không xử lý bằng hình sự là không đúng. Nhưng ở thời điểm đó không ai phát hiện vi phạm, đến năm 2008 do có khiếu kiện nên vụ việc được nêu ra nên cơ quan Công an mới điều tra xem xét và thấy con ông đủ các yếu tố cấu thành tội theo Điều 175 BLHS nên đã khởi tố.

Các quy định về xử lý hành chính thì tại Nghị định số 159 ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản cũng nêu rõ: Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải khởi tố vụ án hình sự hoặc chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính. Đối với các trường hợp đã ra quyết định xử phạt hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ quyết định đó trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Cơ quan tiến hành tố tụng không được từ chối việc tiếp nhận hồ sơ. Khi có đủ căn cứ hành vi vi phạm không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan tiến hành tố tụng phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định tại điều 63 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật, chuyển lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính.

Như các văn bản pháp luật đã quy định ở phần trên thì việc cơ quan Công an khởi tố con ông theo Điều 175 là có căn cứ. Tuy nhiên đây mới là quá trình điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm.

***

Hỏi: 

Trường hợp sau đây thì pháp luật quy định xử lý như thế nào: Tôi có người con nghiện ma tuý. Gia đình đã tổ chức cai nghiện cho cháu. Sau hơn một năm cháu đã trở lại bình thường và không nghiện lại, cháu đã mở cửa hàng kinh doanh và cuộc sống đi vào ổn định. Vừa qua qua nguồn tin của gia đình, hàng xóm tôi được biết có một số đối tượng đang tìm cách lôi kéo con tôi quay trở lại với ma tuý. Đối tượng này thường rủ rê các con nghiện tụ tập để tiêm chích và cũng là nơi bọn chúng bán thuốc cho các con nghiện. Xin hỏi luật sư trường hợp trên thì người đó phạm tội gì? Những người bị họ rủ sử dụng ma tuý bị xử tội gì? 

Trả lời: 

Đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, luật hình sự và các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đều quy định rõ.

Khi một người có các hành vi sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 197 Bộ luật hình sự( BLHS):

+ Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác; chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma tuý, địa điểm. Phương tiện, dụng cụ dựng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý, tìm người sử dụng trái phép chất ma tuý;

+ Những người thực hiện một trong những hành vi sau đây theo sự chỉ huy, phân công điều hành của người khác thì bị coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý: đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác; cung cấp trái phép chất ma tuý cho người khác để họ sử dụng, chuẩn bị chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào nhằm đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác; chuẩn bị địa điểm, chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dựng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác…

Đối với trường hợp tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý mà gây tổn hại sức khoẻ của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% thì bị phạt tự từ 15 năm đến 20 năm tự.

Như luật sư đã nêu các quy định của pháp luật ở phần trên, đối chiếu với trường hợp bà hỏi thì người rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng chất ma tuý sẽ bị xử lý về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý được quy định tại khoản 3 Điều 197 BLHS năm 1999 . Những người bị họ rủ vào sử dụng chất ma tuý thì tuỳ từng trường hợp cụ thể họ có thể bị xử lý theo điều 199 BLHS9 Tội sử dụng trái phép chất ma tuý.

***

Hỏi: 

Hiện nay trong tội phạm về ma tuý có rất nhiều những khái niệm về chất ma tuý, tiền chất ma tuý…Tôi xin hỏi đối với người bán xái thuốc phiện thì việc xác định như thế nào để tính hàm lượng thuốc phiện xem người đó có phạm tội hay không? (căn cứ để tính dựa vào quy định như thế nào). Khi người phạm tội phạm các tội về ma tuý nếu không giám định thì có thể xử lý họ bằng hình sự được không?. Xin nêu các quy định của pháp luật về các vấn đề nêu trên? 

Trả lời: 

Theo quy định của Bộ luật hình sự và Thông tư liên tịch của liên bộ Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương các tội phạm về ma tuý của Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:

Về một số khái niệm được hiểu như sau: “chất ma tuý” là các chất gây nghiệm, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma tuý do chính phủ ban hành. Trong đó, cần phân biệt các trường hợp sau:

Đối với các chất ma tuý ở thể rắn được hồ thành dung dịch ( như dung dịch thuốc phiện, dung dịch hêrôin dựng để tiêm, chích ) hoặc chất ma tuý ở thể lỏng đã pha loãng để tiện cho việc sử dụng thì không coi toàn bộ dung dịch này là chất ma tuý ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moocphin trong dung dịch để tính trọng lượng của chất ma tuý đó.

Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác định hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện.

Về “Tiền chất dựng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý” là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý được quy định trong các danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành

Về “Phương tiện dụng cụ dựng vào việc sản xuất hoặc sử dụng traí phép chất ma tuý” là những vật được sản xuất ra với chức năng chuyên dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý hay tuy được sản xuất ra với mục đích khác, nhưng đã được sử dụng chuyên vào mục đích sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.

Trong mọi trường hợp, khi lưu giữ được các chất nghi là chất ma tuý hoặc tiền chất dựng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma tuý, tiền chất. Nếu chất giám định không phải là chất ma tuý hoặc không phải là tiền chất dựng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất ma tuý hoặc chất đó là tiền chất dựng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, thì tuỳ hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma tuý.

Như luật sư đã nêu thì đối với loại tội phạm về ma tuý, để xác định 1 người nào đó có phạm tội hay phạm tội ở mức độ nào thì giám định chất ma tuý là yêu cầu bắt buộc và kết quả giám định là quan trọng. Từ kết quả giám định mà các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét áp dụng điều luật và mức hình phạt đối với họ.

***

Hỏi: 

Em trai tôi bị kết án 15 năm tự về tội giết người, đến nay đã chấp hành án được 6 năm và đang bị suy tim độ 3. Xin hỏi những phạm nhân nào được xét đặc xá? Em tôi có được đặc xá nhân dịp 2/9 sắp tới không? 

Trả lời: 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Đặc xá, người bị kết án phạt tù có thời hạn, tự chung thân đã được giảm xuống tự có thời hạn đang chấp hành hình phạt tự được đề nghị đặc xá khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có đủ điều kiện (chấp hành tốt quy chế, nội quy của trại giam, trại tạm giam; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành hình phạt tự được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng hoặc một số tội phạm khác được Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác) được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành hình phạt tự ngắn hơn so với thời gian (ít nhất là một phần ba thời gian đối với hình phạt tự có thời hạn; ít nhất là mười bốn năm đối với hình phạt tự chung thân) khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành hình phạt tự, có xác nhận của trại giam, trại tạm giam.

b) Là thương binh; bệnh binh; người có thành tích trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội được tặng thưởng một trong các danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sỹ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người có thân nhân là liệt sỹ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Gia đình có công với nước

c) Là người đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc ốm đau thường xuyên, có kết luận giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền.

d) Khi phạm tội là người chưa thành niên 

đ) Là người từ 70 tuổi trở lên.

e) Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bản thân là lao động duy nhất trong gia đình, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú

g) Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.

Theo Nghị định của Chính phủ số 76/2008/NĐ-CP ngày 4/7 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đặc xá, người được coi là người đang mắc bệnh hiểm nghèo là người mắc một trong các bệnh sau: ung thư, bại liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng; suy tim độ III hoặc suy thận độ IV trở lên, có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa hoặc bản sao Bệnh án của bệnh viện cấp tỉnh trở lên; nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đang có những nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu, có phiếu xét nghiệm HIV và kết luận của Trung tâm Y tế cấp huyện trở lên.

Theo các quy định vừa trích dẫn, em bạn đang bị suy tim độ III được coi là người đang mắc bệnh hiểm nghèo, nếu đáp ứng được các điều kiện khác như đã nói ở trên, em bạn thuộc phạm nhân xét đặc xá.

***

Hỏi: 

Em trai tôi bị kết án 15 năm tự về tội giết người, đến nay đã chấp hành án được 6 năm và đang bị suy tim độ 3. Xin hỏi những phạm nhân nào được xét đặc xá? Em tôi có được đặc xá nhân dịp 2/9 sắp tới không? 

Trả lời: 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Đặc xá, người bị kết án phạt tù có thời hạn, tự chung thân đã được giảm xuống tự có thời hạn đang chấp hành hình phạt tự được đề nghị đặc xá khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có đủ điều kiện (chấp hành tốt quy chế, nội quy của trại giam, trại tạm giam; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành hình phạt tự được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng hoặc một số tội phạm khác được Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác) được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành hình phạt tự ngắn hơn so với thời gian (ít nhất là một phần ba thời gian đối với hình phạt tự có thời hạn; ít nhất là mười bốn năm đối với hình phạt tự chung thân) khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành hình phạt tự, có xác nhận của trại giam, trại tạm giam.

b) Là thương binh; bệnh binh; người có thành tích trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội được tặng thưởng một trong các danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sỹ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người có thân nhân là liệt sỹ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Gia đình có công với nước

c) Là người đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc ốm đau thường xuyên, có kết luận giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền.

d) Khi phạm tội là người chưa thành niên 

đ) Là người từ 70 tuổi trở lên.

e) Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bản thân là lao động duy nhất trong gia đình, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú

g) Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.

Theo Nghị định của Chính phủ số 76/2008/NĐ-CP ngày 4/7 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đặc xá, người được coi là người đang mắc bệnh hiểm nghèo là người mắc một trong các bệnh sau: ung thư, bại liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng; suy tim độ III hoặc suy thận độ IV trở lên, có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa hoặc bản sao Bệnh án của bệnh viện cấp tỉnh trở lên; nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đang có những nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu, có phiếu xét nghiệm HIV và kết luận của Trung tâm Y tế cấp huyện trở lên.

Theo các quy định vừa trích dẫn, em bạn đang bị suy tim độ III được coi là người đang mắc bệnh hiểm nghèo, nếu đáp ứng được các điều kiện khác như đã nói ở trên, em bạn thuộc phạm nhân xét đặc xá.

***

Hỏi: 

Đề nghị cho biết những vụ tai nạn giao thông (TNGT) nào sẽ bị khởi tố và xử lý về hình sự? Vụ TNGT thế nào thì được coi là nghiêm trọng ? 

Trả lời: 

Theo quy định của pháp luật hiện hành, vụ TNGT gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên, có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan công an thụ lý vụ tai nạn (Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Phòng Cảnh sát giao thông công an cấp tỉnh) sẽ khởi tố vụ án để điều tra. Phòng Cảnh sát giao thông công an cấp tỉnh, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố phải củng cố tài liệu, hồ sơ và chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra về trật tự xã hội có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. 

Điều 3 Quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết TNGT của lực lượng cảnh sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định số 768/2006/QĐ- BCA (C11) ngày 20-6-2006 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định vụ TNGT thuộc một trong các trường hợp sau đây là vụ TNGT nghiêm trọng: Làm chết người; Gây tổn hại cho sức khỏe của 1 đến 2 người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; Gây tổn hại sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; Gây tổn hại sức khỏe cho nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

***

Hỏi: 

P là con nghiện đã bị kết án về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Sau khi chấp hành xong hình phạt tự, trở về gia đình, P đã rủ rê, lôi kéo một số người sử dụng trái phép chất ma tuý, trong đó có H. Do H chưa biết sử dụng ma tuý, nên rất sợ không dám chích ma tuý. P ra lệnh cho đồng bọn trói H và dựng tay chân đấm đá H. Vì bị đánh và sợ P, nên H đã miễn cưỡng sử dụng ma tuý và bị bắt quả tang. P phạm tội gì? 

Trả lời: 

Hành vi dùng vũ lực của P để bắt H phải miễn cưỡng sử dụng ma tuý đã phạm vào “ tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý” được quy định tại Điều 200 của Bộ luật hình sự năm 1999. 

Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc dựng những thủ đoạn làm cho người bị đe doạ sợ hãi phải miễn cưỡng sử dụng trái phép chất ma tuý. 

Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi dựng lời lẽ hoặc thủ đoạn nhằm mua chuộc, rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác khêu gợi sự ham muốn sử dụng ma tuý của người khác để họ tự nguyện sử dụng trái phép chất ma tuý. 

Hình phạt đối với tội danh này quy định như sau: 

- Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tự từ hai năm đến bảy năm 

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ bảy năm đến mười lăm năm: Có tổ chức; phạm tội nhiều lần; vì động cơ đê hèn; đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên; đối với phụ nữ mà biết là đang có thai; đối với nhiều người; đối với ngươi đang cai nghiện; gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; gây bệnh nguy hiểm cho người khác; tái phạm nguy hiểm. 

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ mười lăm năm đến hai mươi năm: Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người; gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người; đối với trẻ em dưới 13 tuổi. 

- Phạm tội trong trường hợp gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tự từ hai mươi năm hoặc tự chung thân. 

- Ngoài việc phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng tuỳ theo tính chất và mức độ phạm tội. 

***

Hỏi: 

Con trai tôi,chơi thân với B là một con nghiện. Vì nể bạn nên thỉnh thoảng con tôi đã đồng ý cho B vào nhà để hút heroin. Ngày 25/3/2008, công an đã bắt quả tang B đang hút heroin tại nhà tôi. Công an đã gọi con tôi lên hỏi cung. Gia đình tôi rất lo lắng, không biết con tôi có phạm tội không và nếu có thì phạm tội gì? 

Trả lời: 

Mặc dù hành vi cho bạn vào nhà hút heroin là vì nể bạn nhưng con bà đã phạm vào tội “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý” được quy định tại Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1999. Hình phạt đối với tội này được quy định như sau: 

- Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tự từ hai năm đến bảy năm. 

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ bảy năm đến mười lăm năm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội nhiều lần;đối với trẻ em;đối với nhiều người; tái phạm nguy hiểm. 

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

Như vậy, đối chiếu với các quy định trên, con trai bà có thể bị phạt từ hai đến bảy năm tự. Tuy nhiên khi xét xử, toà án còn căn cứ vào nhân thân và thái độ thành khẩn khai báo, hợp tác với cơ quan điều tra để giảm nhẹ hình phạt. Bà nên khuyên con khai báo thành khẩn, giúp cơ quan công an trong việc phá án… sẽ được toà án chiếu cố. 

***

Hỏi: 

Con trai tôi,chơi thân với B là một con nghiện. Vì nể bạn nên thỉnh thoảng con tôi đã đồng ý cho B vào nhà để hút heroin. Ngày 25/3/2008, công an đã bắt quả tang B đang hút heroin tại nhà tôi. Công an đã gọi con tôi lên hỏi cung. Gia đình tôi rất lo lắng, không biết con tôi có phạm tội không và nếu có thì phạm tội gì? 

Trả lời: 

Mặc dù hành vi cho bạn vào nhà hút heroin là vì nể bạn nhưng con bà đã phạm vào tội “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý” được quy định tại Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1999. Hình phạt đối với tội này được quy định như sau: 

- Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tự từ hai năm đến bảy năm. 

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ bảy năm đến mười lăm năm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội nhiều lần;đối với trẻ em;đối với nhiều người; tái phạm nguy hiểm. 

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

Như vậy, đối chiếu với các quy định trên, con trai bà có thể bị phạt từ hai đến bảy năm tự. Tuy nhiên khi xét xử, toà án còn căn cứ vào nhân thân và thái độ thành khẩn khai báo, hợp tác với cơ quan điều tra để giảm nhẹ hình phạt. Bà nên khuyên con khai báo thành khẩn, giúp cơ quan công an trong việc phá án… sẽ được toà án chiếu cố. 

*** 

Hỏi: 

Công ty tôi có bán 25 bộ hóa đơn giá trị gia tăng cho một công ty bạn để bù vào số hóa đơn bị mất. Vừa qua, Cục Thuế thành phố đã phát hiện và lập biên bản xử lý. Việc chúng tôi bán hóa đơn giá trị gia tăng có bị xử lý về hình sự không? Nếu có thì bị xử về tội gì? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC- BTP ngày 23/1/2004, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng được quy định như sau:

Người có hành vi bán hóa đơn giá trị gia tăng cho người khác, mà biết rõ mục đích sử dụng hóa đơn của người mua, nếu người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nào (một trong các tội "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 139 Bộ luật hình sự; "Tội tham ô tài sản" theo Điều 278; "Tội buôn lậu" theo Điều 153; "Tội trốn thuế" theo Điều 161; "Tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả" theo Điều 181 hoặc "Tội mua bán tài liệu của cơ quan Nhà nước" theo Điều 268 thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng đối với người mua với vai trò đồng phạm.

Người có hành vi bán hóa đơn giá trị gia tăng cho người khác, mà không biết mục đích sử dụng hóa đơn của người mua hoặc khi bán có biết mục đích sử dụng hóa đơn của người mua, nhưng không xác định được người mua, việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Trường hợp chứng minh được khi bán hóa đơn giá trị gia tăng mà hóa đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả" theo Điều 181 Bộ luật Hình sự.

Trường hợp không chứng minh được hóa đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hóa (hóa đơn giá trị gia tăng còn nguyên như khi phát hành) thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội mua bán tài liệu của cơ quan Nhà nước" theo Điều 268. 

Quy định này áp dụng với số lượng hóa đơn giá trị gia tăng từ 50 số trở lên (thông thường mỗi số có 3 liên) hoặc dưới 50 số, nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo các quy định vừa viện dẫn thì nếu bạn không biết mục đích sử dụng hóa đơn của người mua; hóa đơn giá trị gia tăng khi giao cho người mua chưa ghi nội dung gì, vẫn còn nguyên như khi phát hành; với số lượng 25 bộ (và bạn chưa bị xử phạt hành chính hoặc chưa bị kết án về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm) thì có thể bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

***

Hỏi: 

Xin cho biết điều kiện để được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt tự? Em trai tôi bị tòa án phạt 30 tháng tự về tội cố ý gây thương tích, trong khi chờ đi thụ hình đã có công cứu được 2 trẻ em bị nước lũ cuốn trôi thì có được được miễn chấp hành hình phạt đó không? 

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Hình sự và hướng dẫn tại Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 thì người bị kết án tự có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt khi có đủ các điều kiện sau đây: 

a) Lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo (“lập công lớn” là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận). 

b) Người bị kết án không còn nguy hiểm cho xã hội, được chứng minh bằng việc họ đã hoàn lương, chăm chỉ làm ăn, tham gia các hoạt động xã hội... 

c) Được Viện trưởng Viện kiểm sát đề nghị bằng văn bản cho miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. 

Theo các quy định nói trên, nếu em trai bạn có công cứu được 2 trẻ em bị nước lũ cuốn trôi, hiện đã chăm chỉ làm ăn, tham gia các hoạt động xã hội... và được Viện trưởng Viện kiểm sát đề nghị thì có thể được xét miễn chấp hành toàn bộ hình phạt

***

Hỏi: 

Thời gian gần đây, tội phạm buôn bán người xuất hiện hành vi buôn bán thai nhi trong bụng mẹ. Đây là hành vi mới, hết sức nguy hiểm nhưng do chưa có trong tiền lệ nên việc điều tra, xử lý gặp nhiều khó khăn. Hành vi này cần được nhìn nhận như thế nào về phạm trù đạo đức và pháp lý? Người mẹ bị xử lý ra sao nếu bán thai nhi trong bụng mình? 

Trả lời: 

Theo Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành quy định hai điều luật về tội phạm buôn bán người. 

Điều 119, tội mua bán phụ nữ được hiểu là những hành vi mua bán phụ nữ từ đủ 16 tuổi trở lên. 

Điều 120, tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em quy định: Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào sẽ bị phạt tự từ ba năm đến mười năm; phạm tội thuộc một trong các trường hợp như có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, vì động cơ đê hèn, để đưa ra nước ngoài, phạm tội đối với nhiều trẻ em, để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo, để sử dụng vào mục đích mại dâm, có tính chất chuyên nghiệp... thì bị phạt tự từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tự chung thân... 

Tuy nhiên, trẻ em được hiểu là những đứa trẻ từ khi lọt lòng người mẹ đến 16 tuổi. Nếu bé gái từ đủ 16 tuổi trở lên là nạn nhân của hành vi này thì áp dụng điều luật "tội buôn bán phụ nữ" để xử lý kẻ phạm tội. 

Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật và giải thích luật, thai nhi chưa được coi là trẻ em, chưa được thừa nhận là công dân. Sở dĩ có sự bất cập này do diễn biến thực tiễn nảy sinh hành vi mà trước đó không có, nói cách khác là tồn tại xã hội đã đi trước ý thức xã hội, ở đây là ý thức của các nhà làm luật. 

Tuy nhiên, hiện hành vi mua bán thai nhi cũng bị xử lý theo điều luật "mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em". Nguyên do, dự hành vi trao đổi, gạ gẫm diễn ra khi người mẹ còn mang thai nhưng thời điểm mà đối tượng nhận con và giao hết số tiền lại sau khi sinh (thường sau khi sinh ít ngày hoặc một, hai tháng), tức tội phạm hoàn thành khi đứa trẻ đã sinh ra. 

Vụ việc bị bắt quả tang tại thời điểm này nên cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có đủ cơ sở để xử lý về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. 

Do đó, đối với đối tượng có hành vi mua, bán trẻ em, kể cả thai nhi, hiện các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng điều luật "Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em" để xử lý. 

Hiện các vụ mua bán thai nhi được phân loại theo hai nhóm để xử lý: nhóm phạm pháp do người mẹ nhận thức kém hoặc rơi vào hoàn cảnh éo le, thế cùng quẫn buộc phải miễn cưỡng (dự không mong muốn) bán bào thai trong bụng mình; nhóm mua bán vì người mẹ có động cơ tư lợi, để kiếm tiền. 

Đối với nhóm thứ nhất, thủ đoạn của bọn tội phạm là tìm cách làm quen với phụ nữ bị phụ tình hoặc "ăn cơm trước kẻng" dẫn đến có thai, không muốn nuôi con để gạ họ bán con mới sinh hoặc đặt cọc từ lúc người mẹ còn mang thai, hẹn sau khi sinh sẽ nhận con và bàn giao tiền theo thỏa thuận. 

Chẳng hạn, vụ Công an quận Hoàn Kiếm khám phá đường dây buôn bán thai nhi vừa qua, đối tượng dụ dỗ chị Nguyễn Thị Út, 34 tuổi, trú tại tỉnh Bạc Liêu, khi đó đang có thai 8 tháng. Chị Út bị chồng ruồng bỏ, đang rơi cảnh chán nản, không muốn có con nhưng thai nhi đã lớn, không thể phá bỏ. 

Nắm được điểm yếu này, vợ chồng Hiền, Hòa dụ dỗ chị ra Hà Nội, gạ bán thai nhi, đặt cọc tiền đến khi sinh con sẽ nhận. Với giá 8 triệu đồng, 2 đối tượng đã chờ đến ngày chị Út sinh bộ trai để thực hiện ý đồ đưa ra nước ngoài bán kiếm lãi. 

Trong vụ án này, chị Út là người mẹ nhận 8 triệu đồng để bán con từ khi còn thai nhi. Hành vi của chị Út là phạm pháp, nhưng cơ quan pháp luật xem xét trách nhiệm của người mẹ: trong bối cảnh hết sức éo le, không muốn có con do bị phụ tình, lại không thể phá bỏ thai nhi. 

Còn với người mẹ tên Nga khi vụ việc vỡ lở, đã khai báo trước Công an quận Hoàn Kiếm rằng: trước đó, chị yêu say mê một người đàn ông và sống với người này như vợ chồng, định ngày cưới. Khi cái thai lớn gần ngày sinh, bất ngờ gã trốn biệt, tìm hiểu chị tỏ hỏa khi biết gã đã có vợ. Đang quẫn bách, không muốn nuôi con, bất ngờ chị Nga gặp một người tên Thinh ở cùng quê, gạ mua cháu bộ với giá 3 triệu đồng cho một người ở Hà Nội, thỏa thuận ngày giao con và người mẹ bị phụ tình này chấp thuận. 

Người mẹ bán con trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phạm pháp; nếu trong hoàn cảnh éo le, miễn cưỡng chấp thuận thì thường cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng bản án đối với người mẹ mà chỉ xử lý kẻ môi giới, kẻ lợi dụng hoàn cảnh éo le của người mẹ để trục lợi. 

Trong trường hợp, người mẹ cố tình bán con vì hám lợi, vì đồng tiền thì người mẹ cũng được xác định là đồng phạm như những đối tượng mua bán thai nhi khác. Vấn đề này đã xảy ra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có người mẹ bán thai nhi, nhận lấy tiền ăn tiêu rồi đợi ngày sinh hạ để bàn giao đứa con của mình cho kẻ khác. Trường hợp này, người mẹ không có lý do biện bạch khi phạm pháp có ý thức chủ quan và động cơ vụ lợi rất rõ. Về mặt đạo đức, đương nhiên không có bất kỳ sự dung thứ nào. 

No comments:

Post a Comment