15/08/2014
Hệ thống bài tập Thuế - Bài Tập Luật Tài Chính
HỆ THỐNG BÀI TẬP THUẾ

Bài 1:

Một cửa hàng kinh doanh thương mại trong tháng tính thuế có tình hình sau:

1. Giá trị hàng tồn kho đầu tháng:
      - Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp: 5.000.000đồng.
      - Rượu các loại: 8.000.000đồng.
      - Đồ chơi trẻ em: 600.000đồng.
      - Dụng cụ và đồ dùng học tập: 1.000.000đồng.

2. Giá trị hàng nhập vào trong tháng:
      - Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp: 100.000.000 đồng.
      - Rượu các loại: 200.000.000 đồng.
      - Đồ chơi trẻ em: 10.000.000 đồng.
      - Dụng cụ và đồ dùng học tập: 20.000.000 đồng.

3. Giá  trị hàng tồn kho cuối tháng:
      - Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp: 4.000.000 đồng.
      - Rượu các loại: 6.000.000 đồng.
      - Đồ chơi trẻ em: 300.000 đồng.
      - Dụng cụ và đồ dùng học tập: 2.000.000 đồng.
      (Số liệu trên được hạch toán theo giá mua vào trên hoá đơn mua hàng).

4. Doanh số bán hàng trong tháng:
      - Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp: 130.000.000 đồng.
      - Rượu các loại: 230.000.000 đồng.
      - Đồ chơi trẻ em: 20.300.000 đồng.
      - Dụng cụ và đồ dùng học tập: 30.000.000 đồng.

Yêu cầu
- Tính thuế GTGT cửa hàng phải nộp, biết rằng cửa hàng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, mua b¸n hµng ho¸ thùc hiÖn tèt chÕ ®é ho¸ ®¬n, chøng tõ. Thuế suất thuế GTGT của các mặt hàng như sau:
+ Rượu, nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp: 10%.

+ Đồ chơi trẻ em và dụng cụ, đồ dùng học tập: 5%.


Bài 2:

Một cơ sở kinh doanh hàng điện tử trong tháng có tình hình sau:

- Mua vào trong tháng:

+ 150 sản phẩm A có hoá đơn GTGT ghi giá chưa có thuế là 4.100.000đ/sản phẩm.
+ 15 sản phẩm B, trong đó 10 sản phẩm có hoá đơn GTGT ghi giá chưa có thuế là 2.100.000đ/sản phẩm, số còn lại có hoá đơn thông thường ghi giá thanh toán là 2.200.000đ/sản phẩm.
+ 10 sản phẩm C có hoá đơn GTGT ghi giá chưa có thuế là 5.800.000đ/sản phẩm.

- Tiêu thụ trong tháng:

Trong tháng cơ sở đã tiêu thụ hết sản phẩm A và C, còn sản phẩm B còn tồn kho 5 sản phẩm với giá bán như sau:

+ Giá bán chưa có thuế GTGT của sản phẩm A là 4.300.000đ/sản phẩm.
+ Giá bán chưa có thuế GTGT của sản phẩm B là 2.200.000đ/sản phẩm.
+ Giá bán chưa có thuế GTGT của sản phẩm C là 6.000.000đ/sản phẩm.

- Thuế GTGT của các chi phí mua ngoài khác được khấu trừ trong tháng là 3 triệu đồng.

Yêu cầu:

Xác định thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng, biết thuế suất thuế GTGT của tất cả các mặt hàng trên đều là 10%, cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.

Bài 3:

Một đơn vị sản xuất hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB trong tháng tính thuế có tài liệu sau:

- Nhập kho số sản phẩm sản xuất hoàn thành: 4.000 sản phẩm A và 5.000 sản phẩm B.
- Xuất kho thành phẩm tiêu thụ trong kỳ: 3.000 sản phẩm A và 4.500 sản phẩm B, trong đó:
+ Bán cho công ty thương mại: 2.000 sản phẩm A và 3.000 sản phẩm B với giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hoá đơn  là 15.000đ/1 sản phẩm A và 33.000 đ/1 sản phẩm B.
+ Giao cho đại lý bán hàng 1.000 sản phẩm A và 1.500 sản phẩm B. Đến cuối kỳ, cửa hàng đại lý mới chỉ bán được 800 sản phẩm A và 1.200 sản phẩm B với giá bán chưa có thuế GTGT 14.600đ/sản phẩm A và 32.500đ/sản phẩm B.

Yêu cầu:

Tính thuế GTGT, thuế TTĐB mà đơn vị và đại lý trên phải nộp trong kỳ liên quan đến tình hình trên. Biết rằng:

- Thuế suất GTGT của sản phẩm A và B là 10%.
- Trong kỳ đơn vị đã mua 4.000kg nguyên vật liệu X thuộc diện chịu thuế TTĐB để sản xuất sản phẩm A với giá mua chưa có thuế GTGT 6000đ/kg. Thuế suất thuế TTĐB đối với nguyên liệu X là 50%. Thuế suất TTĐB của sản phẩm A là 50%, sản phẩm B là 65%. Thuế suất thuế GTGT nguyên liệu 10%.
- Định mức tiêu hao 0,5 kg nguyên liệu/1 sản phẩm A.
- Đơn vị không có nguyên liệu và sản phẩm tồn kho đầu kỳ. Tổng số thuế GTGT tập hợp trên hoá đơn GTGT của các chi phí khác liên quan đến sản xuất và tiêu thụ trong kỳ là 5.000.000đ.
- Đại lý bán hàng là đại lý bán đúng giá, nộp thuế GTGT theo phương pháp  khấu trừ. Hoa hồng đại lý: 3% trên giá giao. Thuế suất thuế GTGT của mặt hàng đại lý kinh doanh là 10%.
- Giá bán quy định cho đại lý đúng giá là 15.000 đ/sản phẩm A và 33.000đ/sản phẩm B.
- Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn theo đúng quy định.

Bài 5:

Doanh nghiệp A là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sản xuất mặt hàng vừa chịu thuế vừa không chịu thuế GTGT trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau (ĐVT:trđ).

1. Mua NVL dùng vào sản xuất mặt hàng chịu thuế GTGT, Hoá đơn GTGT ghi, giá mua chưa thuế 100, thuế GTGT 10%. 
2. Mua NVL về dùng chung cho hoạt động chịu thuế GTGT, Hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán 220, thuế GTGT 10%.
3. Chi tiền mặt cho nhân viên A vận chuyển hàng chịu thuế GTGT đi bán theo Hoá đơn đặc thù là 4,4, thuế GTGT 10%.
4. Mua công cụ dụng cụ dùng ngay vào sản xuất hàng chịu thuế GTGT, Hoá đơn GTGT ghi giá mua chưa thuế 20, thuế GTGT 10%.
5. Mua NVL dùng ngay vào sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT, Hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán 330, thuế GTGT 10%.
6. Mua một TSCĐ dùng chung cho hoạt động sản xuất mặt hàng vừa chịu thuế vừa không chịu thuế GTGT, Hoá đơn GTGT ghi giá mua chưa thuế 350, thuế GTGT 10%.
7. Xuất thành phẩm bán, giá xuất kho 900, Hoá đơn GTGT ghi giá bán chưa thuế 1.500, thuế GTGT 10%.
8. Xuất thành phẩm bán, Hoá đơn GTGT ghi, giá bán chưa có thuế GTGT 500, thuế GTGT 10%.

Yêu cầu.

Tính số thuế GTGT đầu vào phát sinh, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp?. Biết rằng doanh thu không chịu thuế GTGT chiếm 20% tổng doanh thu.

Bài 6:

Doanh nghiệp X là đơn vị sản xuất mặt hàng chịu thuế GTGT và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (ĐVT:Trđ).

1. Mua NVL của công ty C về sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT, Hoá đơn GTGT số 023 ghi, giá thanh toán 66, thuế GTGT 10%.
2. Chi tiền mặt (tiền ăn, ở, đi lại) đào tạo nhân viên tập huấn chế độ kế toán theo hoá đơn GTGT số 097 ghi, giá thanh toán 16,5, thuế GTGT 10%.
3. Chi tiền mặt đào tạo nâng cao tay nghề cho CNV, hoá đơn GTGT số 016 ghi, giá thanh toán 7,7, thuế GTGT 10%.
4. Chi tiền mặt thanh toán tiền điện, theo hoá đơn GTGT số 045 ghi, giá thanh toán 13,2, thuế GTGT 10%.
5. Nhập khẩu một TSCĐ, tờ khai hải quan số 98 ghi, giá nhập khẩu 20.000$, thuế nhập khẩu 80%, thuế TTĐB 50%, thuế GTGT 10%.
6. Xuất kho thành phẩm bán cho công ty K, giá vốn 380, hoá đơn GTGT ghi số 001 ghi, tổng giá thanh toán 550, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển hàng đi bán thanh toán bằng tiền mặt theo hoá đơn đặc thù số AA087 là 11, thuế GTGT 10%.
7. Hoá đơn GTGT số 056, thu tiền hoa hồng được hưởng theo giá thanh toán 44, thuế GTGT 10%.
8. Xuất thành phẩm bán cho công ty X, giá vốn 400, hoá đơn GTGT số 002 ghi giá bán chưa thuế GTGT 500, thuế GTGT 10%.
9. Cho công ty A thuê TSCĐ (loại cho thuê hoạt động), thời gian cho thuê là 5 năm, Hoá đơn GTGT số 003 ghi, tổng số tiền nhận trước chưa có thuế GTGT 400, thuế GTGT 10%.
10. Xuất kho một số sản phẩm bán cho công ty B theo phương thức trả góp, giá vốn 220, hoá đơn GTGT số 004 ghi, giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT 300, lãi trả góp trong 3 tháng là 7,2 đã thu tháng đầu tiên 120.
11. Hoá đơn số 056 ghi, thu tiền mặt từ thanh lý nhượng bán TSCĐ theo giá thanh toán 33, thuế GTGT 10%.

Yêu cầu:

Tính thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế nhập khẩu phải nộp.

Biết tỷ giá hối đoái: 1$ = 21.000VNĐ

Bài 20:

Một doanh nghiệp nhà nước trong tháng tính thuế có tình hình sản xuất kinh doanh như sau:

1. Mua 50.000 cây thuốc lá từ một cơ sở sản xuất X để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết với giá mua là 30.000 đ/cây. Đơn vị đã xuất khẩu được 30.000 cây với giá FOB là 42.000đ/cây. Số còn lại do không đủ tiêu chuẩn chất lượng nên phải tiêu thụ trong nước với giá bán chưa thuế GTGT là 66.000đ/cây.
2. Nhập khẩu 150 chiếc điều hoà nhiệt độ National công suất 20.000 BTU, giá mua tại cửa khẩu nước xuất ghi trong hợp đồng ngoại thương là 280 USD/chiếc, chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế cho toàn bộ lô hàng là 1.200 USD. Trong kỳ đơn vị đã bán được 120 chiếc với giá bán chưa thuế GTGT là 12.000.000 đ/chiếc.

Yêu cầu:

Tính các loại thuế đơn vị phải nộp trong tháng, biết rằng:

- Thuế suất thuế xuất khẩu thuốc lá là 5%. Thuế suất thuế nhập khẩu của điều hoà nhiệt độ là 20%.
- Thuế suất thuế TTĐB của thuốc là là 65%. Thuế suất thuế TTĐB của điều hoà nhiệt độ là 15%.
- Thuế suất thuế GTGT của các sản phẩm nói trên đều là 10%. Thuế GTGT đầu vào của các hàng hoá, dịch vụ khác được khấu trừ  3 triệu đồng.
- Lô hàng nhập khẩu đủ điều kiện để xác định giá  tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. Doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT của lô hàng nhập khẩu trong thời hạn quy định.

Bài 21:

Hãy tính thuế xuất khẩu, thuế GTGT, thuế TNDN của một nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng có cac số liệu sau.

1) Bán ra nước ngoài 120.000 sp theo giá CIF 271.400 đ/sp, phí vận tải va bảo hiểm quốc tế tính bằng 18% giá FOB.
2) Bán 150.000 sp cho doanh nghiệp chế xuất với giá 230.000 đ/sp.
3) Bán cho cty thương nghiệp nội địa 400.000 sp với giá chưa thuế GTGT là 200.000 đ/sp.
4) Gia công trực tiếp 400.000 sp theo hợp đồng với 1 cty nước ngoai, công việc hoàn thành 80% va thành phẩm đã được xuất trả, giá gia công là 10.000 sp.
+ Tổng chi phí hợp lý cả năm (chưa kể thuế xuất khẩu, phí bảo hiểm và vận chuyển quốc tế) của toàn bộ hàng tiêu thụ là 102.731 triệu đồng.
+ Thu nhập chịu thuế khác ngoài doanh thu.
Chuyển nhượng tai sản 200 (tr)
Thu nhập từ lãi tiền cho vay 680 (tr)

Biết rằng:
Thuế suất của thuế xuất khẩu 2%.
Thuế suất của thuế GTGT 10%.
Thuế suất của thuế TNDN la 25%.
Tổng thuế GTGT đầu vao được khấu trừ cả năm là 13.173 triệu đồng.

Bài 22:

Một doanh nghiệp liên doanh có số người Việt Nam làm việc là 500 người trong năm báo có có số liệu sau:
- Định mức cho 1 lao động trực tiếp sản xuất là 20 sản phẩm /tháng. Đơn giá lương là 8.000.000 đ/tháng/người.

Trong năm có:
- 150 người sản xuất được 30 sản phẩm/người/tháng.
- 100 người sản xuất được 40 sản phẩm /người/tháng.
- 120 người sản xuất được 50 SP/người/tháng.
- 80 người sản xuất được 60 SP/người/tháng.

Lương của bộ phận gián tiếp như sau:
- 25 người hưởng lương 4.800.000đ/người/tháng.
- 15 người hưởng lương 8.800.000 đ/người/tháng.
- 10 người hưởng lương 18.000.000 đ/người/tháng.

Yêu cầu:
1. Hãy cho biết trong doanh nghiệp nói trên có bao nhiêu người thuộc diện phải nộp thuế thu nhập c¸ nh©n? Giả sử toàn bộ lương sản phẩm trên là thu nhập thuộc diện chịu thuế và toàn bộ lương sản phẩm và lương của bộ phận gián tiếp trên là tiền lương thực nhận sau khi đã trừ phí BHXH, BHYT.
2. Tổng số thuế thu nhập c¸ nh©n mà doanh nghiệp phải tổng hợp kê khai nộp thuế cho các cá nhân là bao nhiêu?

Bài 23:

Anh Lâm là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 12 triệu đồng. Anh Lâm phải nuôi 2 con nhỏ dưới 18 tuổi, trong tháng anh phải nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc là: 6% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp trên tiền lương. Trong tháng anh Lâm không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Hỏi anh Lâm phải nộp thuế TNCN là bao nhiêu 1 tháng.

Bài 24:

Ông S có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 80 triệu đồng (đã trừ BHYT, BHTN, BHXH), ông S phải nuôi 1 con dưới 18 tuổi. Trong tháng ông S không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Hỏi ông S phải nộp thuế TNCN là bao nhiêu trong một tháng.

Bài 25:

Ông Mạnh là người Việt Nam làm việc cho một công ty liên doanh khai thác dầu khí có thu nhập trong năm tính thuế như sau:

- Tiền lương ổn định hàng tháng: 18.000.000 đồng.
- Lương tháng 13: 8.000.000đ.
- Tổng số tiền là thêm giờ: 10.000.000d
- Tiền thưởng nhân dịp các ngày Lễ, Tết: 8.000.000đ,
- Tiền phụ cấp nguy hiểm cả năm do làm việc trên giàn khoan biển: 15.000.000đ.

Yêu cầu:
Hãy tính số thuế thu nhập mà ông Mạnh phải nộp trong năm. Biết thêm: tiền nộp về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cả năm từ tiền lương được tính theo quy định; ông có 02 người phụ thuộc và không đóng góp các khoản từ thiện, khuyến học.

Bài 26:

Một doanh nghiệp nhà nước khai thác than có các số liệu trong kỳ như sau (DN kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ):
- Khai thác 25.000 tấn than nguyên khai. Sau khi loại bỏ tạp chất, tuyển chọn, phân loại thu được 22.500 tấn than sạch.
- Tình hình tiêu thụ:
+ Bán trong nước 8.000 tấn than sạch, với giá 360.000 đ/tấn.
+ Xuất khẩu 12.000 tấn than sạch với giá FOB 32 USD/tấn.
+ Tiêu dùng nội bộ (dùng trong quy trình sản xuất, khai thác than ): 1500 tấn.
+ Trao đổi 100 tấn than sạch với đơn vị bạn để lấy hàng hoá.
+ Chi phí sàng tuyển, vận chuyển than từ nơi khai thác đến nơi tuyển chọn cho toàn bộ số than trong kỳ là 675.000.000đ.

Yêu cầu:

Xác định thuế GTGT, thuế tài nguyên doanh nghiệp phải nộp trong kỳ liên quan đến tình hình trên. Biết rằng:
- Doanh nghiệp không có sản phẩm tồn kho đầu kỳ.
- Thuế suất thuế GTGT đối với sản phẩm trên là: 5%, thuế suất thuế tài nguyên 2%.
- Tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm tính thuế do NHNN công bố 1 USD = 18.000đ.
- Đơn vị sử dụng hoá đơn, chứng từ đúng quy định. Giá bán nói trên là giá chưa có thuế GTGT.
- Thuế GTGT tập hợp trên các hoá đơn, chứng từ của hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ là 35.000.000đ.
- Giá tính thuế tài nguyên do UBND tỉnh quy định là 360.000đ/tấn.

Bài 27:

Anh H làm việc ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam có thu nhập 4.000 USD/tháng và những người phụ thuộc là vợ, con và bố mẹ (4 người) thì hàng tháng phải nộp bao nhiêu tiền thuế TNCN?
Biết rằng: 1USD = 21.000 VNĐ

Bài 28:

Một doanh nghiệp khai thác quặng thiếc có số liệu trong kỳ tính thuế như sau:
- Tồn kho đầu kỳ: 500 tấn quặng.
- Trong kỳ:
+ Khai thác: 8.000 tấn quặng.
+ Xuất khẩu 3.000 tấn quặng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ tới cửa khẩu là 2 triệu đ/tấn quặng, giá xuất bán tại cửa khẩu 21 triệu đ/tấn quặng.
+ Số quặng còn lại, doanh nghiệp luyện thành thiếc và thu được 4.400 tấn  thiếc, chi phí luyện thiếc là 4 triệu đ/tấn.
+ Xuất bán cho công ty A 3.000 tấn thiếc với giá 25 triệu đồng/tấn thiếc.
Yêu cầu:
Xác định thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp trong kỳ liên quan đến các số liệu trên. Biết rằng:
- Thuế suất thuế GTGT đối với các sản phẩm trên là: 10%, thuế suất thuế xuất khẩu quặng thiếc 5%, thuế suất thuê tài nguyên của quặng thiếc: 5%.
- Số quặng thiếc tồn kho đầu kỳ đã xuất khẩu hết.
- Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hoá đơn, chứng từ. Giá bán nói trên là giá chưa có thuế GTGT.
- Thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào trong ỳ tập hợp trên hoá đơn, chứng từ là 500 triệu đồng.
- Giá tính thuế tài nguyên do UBND tỉnh quy định là 18,5 triệu đồng/tấn quặng.

Bài 29:

Một doanh nghiệp đánh bắt hải sản có các số liệu trong năm như sau:
- Đánh bắt được 2000 tấn cá.
- Tình hình tiêu thụ.
+ Bán cho Xí nghiệp đông lạnh 100 tấn cá, giá bán 4 triệu đồng/tấn.
+ Số còn lại doanh nghiệp chuyển sang sản xuất cá hộp, đã sản xuất được 2.000.000 hộp cá.
+ Trong năm, doanh nghiệp đã xuất khẩu 1.000.000 hộp cá, giá bán tại cửa khẩu xuất 4000 đ/hộp; bán trong nước 500.000 hộp cá, giá bán 3.000 đ/hộp.
- Chi phí liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong năm (do doanh nghiệp kê khai):
+ Khấu hao TSCĐ: 1.000 triệu đồng.
+ Nguyên vật liệu: 2.000 triệu đồng.
+ Tiền lương cơ bản: 1.000 triệu đồng.
+ Tiền lương thực tế: 1.200 triệu đồng.
+ Các khoản bảo hiểm đã nộp: BHXH 200 triệu đồng; BHYT: 30 triệu đồng; KPCĐ: 24 triệu đồng.
+ Chi phí khác liên quan đến việc SX và tiêu thụ: 500 triệu đồng.
+ Chi phí về thuế: thuế môn bài: 3 triệu đồng; thuế tài nguyên đã nộp trong kỳ: 150 triệu đồng.

Yêu cầu:
Xác định các loại thuế doanh nghiệp phải nộp liên quan đến các số liệu trên. Biết rằng:
- Thuế suất thuế GTGT đối với cá hộp: 10%.
- Thuế suất thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác cá: 2%, thuế suất thuế TNDN: 25%.
- Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sử dụng hoá đơn, chứng từ đúng quy định. Giá bán nói trên là giá chưa có thuế GTGT.
- Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ tập hợp trên hoá đơn chứng từ: 50 triệu đồng.
- Giá tính thuế tài nguyên do UBND tỉnh quy định 4,2 triệu đồng/tấn cá.
- Chi phí khác liên quan đến sản xuất và tiêu thụ được coi là hợp ý.
- Doanh nghiệp không thuộc diện được miễn, giảm thuế.

No comments:

Post a Comment