21/08/2014
59 Câu hỏi ôn tập Luật Thương mại 2 - Câu 21 - Câu 30
Câu 21: Trình bày các đặc điểm của khuyến mại và nêu rõ các hoạt động khuyến mại bị cấm thực hiện

Khái niệm: Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định (VD: giảm giá, tặng hàng hoá cho khách hàng mà không thu tiền…). Điều 88

Đặc điểm:

 Chủ thể thực hiện hoạt động khuyến mại là thương nhân, thương nhân tự thực hiện việc khuyến mại cho mình hoặc làm dịch vụ cho thương nhân khác để kinh doanh (việc này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại)

 Cách thức xúc tiến thương mại: dành cho khách hàng những lợi ích nhất định (vật chất hoặc phi vật chất). Khách hàng được khuyến mại là người tiêu dùng hoặc là các trung gian phân phối.

 Mục đích của việc khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ để tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa dịch vụ chủ yếu thông qua việc lôi kéo khách hàng thực hiện hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ, giới thiệu sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa tới hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua

Các hoạt động khuyến mại bị cấm thực hiện: (Điều 100)

 Khuyến mại cho hàng hóa dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông trên thị trường, dịch vụ chưa được phép cung ứng

 Hàng hóa dịch vụ sử dụng để khuyến mại là hàng hóa dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông trên thị trường, dịch vụ chưa được phép cung ứng.

 Khuyến mại hoặc sử dụng rượu bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi

 Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 300 trở lên để khuyến mại dưới bất kì hình thức nào

 Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về sản phẩm để lừa dối khách hàng.

 Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khỏe con người và các lợi ích công cộng khác

 Khuyến mại tại bệnh viện trường học, trụ sở các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội đơn vị vũ trang nhân dân

 Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện ko đúng.

 KM Nhằm cạnh tranh không lành mạnh

 Thực hiện KM mà giá trị hàng hóa, DV dùng để KM vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, DV đc KM quá mức tối đa theo quy định tại K4- Đ94

Câu 22: Trình bày các đặc điểm pháp lí của xúc tiến thương mại và nêu rõ các hoạt động xúc tiến thương mại bị cấm thực hiện.

Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại (khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại).

Đặc điểm pháp lí:

 Về tính chất: nó là hoạt động thương mại nhưng khác với các hoạt động thương mại khác ở chỗ nó có ý nghĩa thúc đẩy hỗ trợ hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay các hoạt động TM có mục đích sinh lời khác,…

 Về chủ thể: chủ thể chủ yếu là thương nhân, phải có tư cách pháp lý độc lập. Pháp luật không cho phép văn phòng đại diện của thương nhân tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, chỉ có chi nhánh của thương nhân mới được tham gia một số hoạt động xúc tiến thương mại.

 Về mục đích: hỗ trợ thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ nhằm kiếm lợi nhuận (ko bao gồm xúc tiến đầu tư).

 Về cách thức: thương nhân tự tiến hành hay thuê dịch vụ, thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, hội trợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu

Các hoạt động xúc tiến thương mại bị cấm thực hiện

 Xúc tiến thương mại với các sản phẩm bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, hàng hóa cấm lưu thông, hạn chế lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng

 Xúc tiến thương mại làm phương hại đến an ninh quốc gia, đến thuần phong mĩ tục, truyền thống văn hóa, môi trường…nói chung là các lợi ích của cộng đồng

 Xúc tiến thương mại một cách gian dối (quảng cáo, trưng bày, giới thiệu sản phẩm không đúng với chất lượng thật).

 Xúc tiến thương mại tạo sự cạnh tranh không lành mạnh

 Các trường hợp khác bị pháp luật cấm (cụ thể với từng hoạt động đều có điều luật qui định cụ thể)

Câu 23: Trình bày các đặc điểm của quảng cáo thương mại. Phân biệt khuyến mại và quảng cáo thương mại.

Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình (Điều 102).

Đặc điểm

 Chủ thể là thương nhân có thể quảng cáo cho mình hoặc kinh doanh dịch vụ quảng cáo

 Về tổ chức thực hiện: thương nhân tiến hành các hoạt động cần thiết để quảng cáo cho sản phẩm của mình, thông thường thương nhân thường thuê dịch vụ quảng cáo để đạt hiệu quả cao.

 Về cách thức: thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về sản phẩm quảng cáo (phương tiện quảng cáo là đặc trưng quan trọng để phân biệt quảng cáo với các hình thức xúc tiến thương mại khác như hội trợ triển lãm…)

 Mục đích là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo sự nhận biết và kiến thức của khách hàng về sản phẩm, thu hút khách hàng để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân.

Phân biệt quảng cáo thương mại và khuyến mại (Tương tự câu 19)

Câu 24: Trình bày các đặc điểm của quảng cáo thương mại. Phân biệt quảng cáo thương mại với trưng bày giới thiệu hàng hóa.

Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình (Điều 102).

Đặc điểm

 Chủ thể là thương nhân có thể quảng cáo cho mình hoặc kinh doanh dịch vụ quảng cáo

 Về tổ chức thực hiện: thương nhân tiến hành các hoạt động cần thiết để quảng cáo cho sản phẩm của mình, thông thường thương nhân thường thuê dịch vụ quảng cáo để đạt hiệu quả cao.

 Về cách thức: thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về sản phẩm quảng cáo (phương tiện quảng cáo là đặc trưng quan trọng để phân biệt quảng cáo với các hình thức xúc tiến thương mại khác như hội trợ triển lãm…)

 Mục đích là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo sự nhận biết và kiến thức của khách hàng về sản phẩm, thu hút khách hàng để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân.

Phân biệt quảng cáo thương mại với trưng bày giới thiệu hàng hóa

* Giống;

- Đều là hoạt động XTTM.

- Đều do thương nhân tự thực hiện hoặc thuê thương nhân khác thực hiện XTTM.

- Đều nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, kích thích tiêu dùng.

- Xét về bản chất, trưng bày  giới thiệu sản phẩm cũng là cách thức đặc biệt để quảng cáo hàng hóa, DV.

* Khác:

Tiêu chí

Khái niệm
- Quảng cáo: Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình (Điều 102).
- Trưng bày giới thiệu sản phẩm: Là hoạt động XTTM của thương nhân dùng hàng hóa, DV và tài liệu về hàng hóa, DV để giới thiệu với khách hàng về hàng hóa, DV đó (Đ 117)

Đối tượng
- Quảng cáo: Hàng hóa, dịch vụ
- Trưng bày giới thiệu sản phẩm: Chỉ là hàng hóa

Chủ thể
- Quảng cáo: Thường có nhiều chủ thể tham gia: người quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người cho thuê phương tiện quảng cáo (bởi quảng cáo cần phải thông qua các phương tiện truyền thông)
- Trưng bày giới thiệu sản phẩm: Chủ thể thường không đa dạng bằng thường chỉ là thương nhân có hàng hóa cần trưng bày giới thiệu và và thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hóa

Phương tiện
- Quảng cáo: 
+ Sử dụng sản phẩm quảng cáo và phương tiện quảng cáo.
+ sản phẩm quảng cáo bao gồm thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ánh sang chứa đựng các thông tin nội dung quảng cáo. Truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, băng, biển,báo chí,chương trình hội chọ triểnlãm…
- Trưng bày giới thiệu sản phẩm: 
Sử dụng HH, DV và các tài liệu kèm theo.
+ HH, DV chính là công cụ để giới thiệu thông tin về sản phẩm,kiểu dáng, chất lượng, giá cả…
+ tổ chức hội nghị hội thảo có trưng bày HH
+ trưng bày HH ,DV trên internet…

Hình thức
- Quảng cáo: 
+ Hình thức: thể hiện bằng tiếng nói,chữ viết, biểu tượng…thông qua các phuơng tiện.
- Trưng bày giới thiệu sản phẩm: 
+ mở phòg trưng bày
+ giới thiệu HH, Dv tại các trung tâm TM, hội chợ triển lãm.

Câu 25: Trình bày điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao (Điều 233).

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

Để đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

 Là doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam

 Đáp ứng các điều kiện với từng loại dịch vụ logistics cụ thể:

a. ĐK KD đối với thương nhân KD các DV log chủ yếu:

-   Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo PL VN.

-   Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.

-   Nếu đó là thương nhân nước ngoài thì còn phải đáp ứng đc cacs điều kiện:

o Kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa: chỉ đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 50%.

o Kinh doanh dịch vụ kho bãi: đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 51% (hạn chế này chấm dứt năm 2014).

o Kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải: đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 51% (ko hạn chế tỷ lệ vốn góp kể từ năm 2014).

o Kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác: đc thành lập công ty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 49% (51% vào năm 2010; chấm dứt hạn chế năm 2014).

b. ĐK KD đối với thương nhân KD các dịch vụ log liên quan đến vận tải:

-   Là doanh nghiệp có ĐKKD hợp pháp;

-   Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của PL VN;

-   Nếu đó là thương nhân nước ngoài thì phải đáp ứng thêm các điều kiện:

o Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải: chỉ đc thành lập cty liên doanh vận hành đội tàu từ 2009 với tỷ lệ vốn góp ko quá 49%; đc thành lâp liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế với tỷ lệ vốn góp ko quá 51% (hạn chế này chấm dứt năm 2012);

o Kinh doanh dịch vụ vận tải thủy nội địa: chỉ đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 49%;

o Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân dụng VN;

o Kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt: chỉ đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 49% (ko quá 51% kể từ 2010);

o Kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ: đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 49% (ko quá 51% kể từ 2010);

o Ko đc thực hiện dịch vụ vận tải đường ống (trừ trường hợp VN tham gia ĐƯQT).

c.  ĐK KD đối với thương nhân KD các dịch vụ log liên quan khác:

-   Là doanh nghiệp có ĐKKD theo PL VN;

-   Nếu là thương nhân nước ngoài thì còn phải tuân theo các đk:

o KD dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật: (lằng nhằng lắm ở điểm a kh 2 Đ7 NĐ140 ý. M nghĩ là ko cần chi tiết vậy đâu :”>);

o KD dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của CP;

o Ko đc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác (trừ khi VN tham gia các ĐƯQT).

Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ logistics

-   Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ log liên quan đến vận tải: thực hiện theo quy định của PL có liên quan về giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải.

-   Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ log không thuộc phạm vi trên:

o Các bên có thể thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm BTTH.

o Nếu các bên ko thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm BTTH: toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh DV log ko vượt quá giới hạn trách nhiệm và tổn thất hàng hóa (Đ238 LTM). Cụ thể:

§ Khách hàng ko có thông báo trc về giá trị của HH thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500tr đối với mỗi yêu cầu bồi thường;

§ Khách hàng đã thông báo trc về giá trị của HH và đc thương nhân KD DV log xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của HH đó.

-   Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ log tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau: giới hạn trách nhiệm đc tính là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.

* Giới hạn trách nhiệm của người làm dịch vụ Logistic (Đ238 LTM)

- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa.

- Người làm dịch vụ Logistic không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và nghĩa vụ liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc sự giao hàng chậm trễ là do thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng.

Câu 26: Phân tích khái niệm đặc điểm của dịch vụ logistics và điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao (Điều 233).

Đặc điểm:

 Chủ thể gồm 2 bên: người làm dịch vụ logistic và khách hàng, người làm dịch vụ phải là thương nhân có đăng kí kinh doanh và đáp ứng được các điều kiện kinh doanh cụ thể. Khách hàng có thể không phải là thương nhân, là thương nhân thậm chí cũng là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, có thể là chủ sở hữu hay không phải là chủ sở hữu hàng hóa.

 Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng có thể bao gồm các công việc sau:

 Nhận hàng từ người gửi để tổ chức vận chuyển: đóng gói bao bì, ghi mã hiệu; chuyển hàng từ kho của người gửi đến địa điểm giao hàng hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận.

 Làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để gửi hoặc nhận hàng hóa được chuyển đến

 Giao hàng cho người vận chuyển, xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển theo qui định, nhận hàng hóa được vận chuyển đến.

 Tổ chức nhận hàng, lưu kho lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc tổ chức việc giao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng

 Dịch vụ logistics là một dịch vụ thương mại, thương nhân kinh doanh dịch vụ được khách hàng trả tiền công và chi phí hợp lí khác.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

Để đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

 Là doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam

 Đáp ứng các điều kiện với từng loại dịch vụ logistics cụ thể:

d. ĐK KD đối với thương nhân KD các DV log chủ yếu:

-   Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo PL VN.

-   Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.

-   Nếu đó là thương nhân nước ngoài thì còn phải đáp ứng đc cacs điều kiện:

o Kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa: chỉ đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 50%.

o Kinh doanh dịch vụ kho bãi: đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 51% (hạn chế này chấm dứt năm 2014).

o Kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải: đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 51% (ko hạn chế tỷ lệ vốn góp kể từ năm 2014).

o Kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác: đc thành lập công ty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 49% (51% vào năm 2010; chấm dứt hạn chế năm 2014).

e.  ĐK KD đối với thương nhân KD các dịch vụ log liên quan đến vận tải:

-   Là doanh nghiệp có ĐKKD hợp pháp;

-   Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của PL VN;

-   Nếu đó là thương nhân nước ngoài thì phải đáp ứng thêm các điều kiện:

o Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải: chỉ đc thành lập cty liên doanh vận hành đội tàu từ 2009 với tỷ lệ vốn góp ko quá 49%; đc thành lâp liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế với tỷ lệ vốn góp ko quá 51% (hạn chế này chấm dứt năm 2012);

o Kinh doanh dịch vụ vận tải thủy nội địa: chỉ đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 49%;

o Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân dụng VN;

o Kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt: chỉ đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 49% (ko quá 51% kể từ 2010);

o Kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ: đc thành lập cty liên doanh với tỷ lệ vốn góp ko quá 49% (ko quá 51% kể từ 2010);

o Ko đc thực hiện dịch vụ vận tải đường ống (trừ trường hợp VN tham gia ĐƯQT).
f. ĐK KD đối với thương nhân KD các dịch vụ log liên quan khác:

-   Là doanh nghiệp có ĐKKD theo PL VN;

-   Nếu là thương nhân nước ngoài thì còn phải tuân theo các đk:

o KD dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật: (lằng nhằng lắm ở điểm a kh 2 Đ7 NĐ140 ý. M nghĩ là ko cần chi tiết vậy đâu :”>);

o KD dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của CP;

o Ko đc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác (trừ khi VN tham gia các ĐƯQT).

Câu 27: Trình bày khái niệm đặc điểm của dịch vụ logistics và liệt kê chuỗi dịch vụ logistics

Khái niệm

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao (Điều 233).

Đặc điểm:

 Chủ thể gồm 2 bên: người làm dịch vụ logistic và khách hàng, người làm dịch vụ phải là thương nhân có đăng kí kinh doanh và đáp ứng được các điều kiện kinh doanh cụ thể. Khách hàng có thể không phải là thương nhân, là thương nhân thậm chí cũng là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, có thể là chủ sở hữu hay không phải là chủ sở hữu hàng hóa.

 Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng có thể bao gồm các công việc sau:

 Nhận hàng từ người gửi để tổ chức vận chuyển: đóng gói bao bì, ghi mã hiệu; chuyển hàng từ kho của người gửi đến địa điểm giao hàng hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận.

 Làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để gửi hoặc nhận hàng hóa được chuyển đến

 Giao hàng cho người vận chuyển, xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển theo qui định, nhận hàng hóa được vận chuyển đến.

 Tổ chức nhận hàng, lưu kho lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc tổ chức việc giao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng

 Dịch vụ logistics là một dịch vụ thương mại, thương nhân kinh doanh dịch vụ được khách hàng trả tiền công và chi phí hợp lí khác.

Chuỗi dịch vụ logistics:

gồm các công vc đc chia theo 3 nhóm:

a. Các dịch vụ log chủ yếu:

§ Dịch vụ bốc xếp hàng hóa (bao gồm cả bốc xếp công-ten-nơ);

§ DV kho bãi và lưu giữ hàng hóa (bao gồm cả kinh doanh kho bãi công-ten-nơ và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị);

§ DV đại lý vận tải (bao gồm cả đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa);

§ DV bổ trợ khác: tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua công-ten-nơ.

b. Các dịch vụ log liên quan đến vận tải:

§ Dịch vụ vận tải hàng hải;

§ Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;

§ Dịch vụ vận tải hàng không;

§ Dịch vụ vận tải đường sắt;

§ Dịch vụ vận tải đường bộ;

§ Dịch vụ vận tải đường ống.

c.  Các dịch vụ log liên quan khác:

§ Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

§ Dịch vụ bưu chính;

§ Dịch vụ thương mại bán buôn;

§ Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;

Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Câu 28: Trình bày khái niệm đặc điểm của đấu giá hàng hóa. Phân biệt các phương thức đấu giá hàng hóa theo qui định của pháp luật hiện hành.

Khái niệm (K1- Đ185)

Đấu giá hàng hóa là họat động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.

Đặc điểm:

Là hoạt động thương mại (có tất cả các đặc điểm của hoạt động thương mại)

Đặc điểm đặc thù là:

 Là quan hệ bán hàng, nó có thể diễn ra qua trung gian hoặc không. Người bán đấu giá có thể là thương nhân hoặc không.

 Hầu hết các hàng hóa có đặc thù về giá trị mới được đem đấu giá. Người bán đưa ra một mức khởi điểm cho người mua tham khảo còn giá bán thực tế có thể thấp hơn.

 Hình thức pháp lí của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập dưới hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hoặc văn bản bán đấu giá

* Phân biệt các phương thức đấu giá hàng hóa theo qui định của pháp luật hiện hành

1. KN

- PT trả giá lên: Là phương thức bán đấu giá, theo đó ng trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là ng có quyền mua hàng.
- PT đặt giá xuống: Là phương thức bán đấu giá, theo đó ng đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá đc hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là ng có quyền mua hàng.

2. Cách thức tiến hành

- PT trả giá lên: Nhân viên điều hành bán ĐG nêu lên giá khởi điểm thấp nhất của lô hàng hay TS bán ĐG. Những ng mua sẽ trả giá nâng dần lên theo từng mức mặc cả nhất định.
- PT đặt giá xuống: Nhân viên điều hành nêu lên mức giá khởi điểm cao nhất, rồi sau đó hạ dần từng nấc một để ng mua đặt giá.

3. Ng có quyền mua

- PT trả giá lên: Ng trả giá cao nhất sẽ đc quyền mua lô hàng hoặc TS đó.
- PT đặt giá xuống: HH đc bán khi có ng chấp nhận mua.

4. Phạm vi áp dụng

- PT trả giá lên: Đc áp dụng phổ biến vì nó có lợi cho cả 2 bên mua và bên bán.
- PT đặt giá xuống: Chỉ áp dụng đối với 1 số loại hàng hóa (như hàng thanh lý) và ko hấp dẫn với cả ng mua và ng bán hàng.

Câu 29: Nêu các chủ thể tham gia quan hệ đấu giá hàng hóa và phân tích quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa.

Các chủ thể tham gia quan hệ đấu giá hàng hóa

a. Người bán hàng hóa:

Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, ng­ười đ­ược chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc ng­ười có quyền bán hàng hoá của ng­ười khác theo quy định của pháp luật.

b. Người tổ chức bán đấu giá:

- Là thương nhân, có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức bán đấu giá.

c. Người điều hành đấu giá:

Người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản là đấu giá viên

đ. Người tham gia đấu giá:

Người mua hàng hóa:là người tham gia đấu giá hàng hóa, bao gồm tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đấu giá

 người mua hàng hóa.

Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá (Điều 189, 190).

* Quyền (Đ189 LTM): Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, người tổ chức đấu giá có các quyền sau đây:

- Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá và người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hóa đấu giá và giao hàng hóa được bán đấu giá cho người mua hàng.

- Tổ chức cuộc đấu giá;

- Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;

- Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả.

* Nghĩa vụ (Đ190 LTM)

- Tổ chức bán đấu giá hàng hóa theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức thỏa thuận với người bán hàng;

- Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá;

- Bảo quản hàng hóa đấu giá khi được người bán giao giữ;

- Trình bày hàng hóa, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét;

- Lập văn bản đấu giá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan;

- Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hóa.

- Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.

- Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả, hoặc trả lại hàng hóa không bán được cho người bán hàng theo thỏa thuận.

Câu 30: Phân tích đặc điểm của đấu giá hàng hóa. Nêu khái quát thủ tục và trình tự đấu giá hàng hóa

Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. (K1- Đ185).

Đặc điểm:

Là hoạt động thương mại (có tất cả các đặc điểm của hoạt động thương mại)

Đặc điểm đặc thù là:

 Là quan hệ bán hàng, nó có thể diễn ra qua trung gian hoặc không. Người bán đấu giá có thể là thương nhân hoặc không.

 Hầu hết các hàng hóa có đặc thù về giá trị mới được đem đấu giá. Người bán đưa ra một mức khởi điểm cho người mua tham khảo còn giá bán thực tế có thể thấp hơn.

 Hình thức pháp lí của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập dưới hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hoặc văn bản bán đấu giá

Thủ tục và trình tự bán đấu giá

Thủ tục

a. Lập hợp đồng DV tổ chức ĐG HH: bằng VB hoặc hình thức khác có giá trị tương đương.

b. Xác định giá khởi điểm: ng bán HH phải xác định giá khởi điểm.

c.  Chuẩn bị bán ĐG HH: niêm yết, thông báo công khai về vc bán ĐG; đăng ký tham gia ĐG và nộp tiền đặt cọc; trưng bày, xem HH ĐG…

d. Tiến hành đấu giá: (phần trình tự)

e.  Hoàn thành văn bản ĐG: là VB xác nhận vc mua bán; phải đc gửi đến ng bán hành, ng mua hàng và các bên có liên quan.

f. Đăng ký quyền sở hữu đối với HH ĐG: là nghĩa vụ của ng bán hàng và ng tổ chức ĐG (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

6. Trình tự:

a. Người điều hành ĐG điểm danh người đã đăng ký tham gia ĐG HH;

b. Người điều hành ĐG giới thiệu từng HH bán ĐG, nhắc lại giá khởi điểm, trả lời các câu hỏi của người tham gia ĐG và yêu cầu trả giá;

c.  Đối với phương thức trả giá lên, người điều hành phải nhắc lại giá đã trả sau cùng cao hơn giá người trước đã trả ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 30s; chỉ được công bố người mua, nếu sau 3 lần nhắc lại giá người đó đã trả mà không có người nào trả giá cao hơn;

d. Đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành phải nhắc lại từng mức giá được hạ xuống thấp hơn giá khởi điểm ít nhất là 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 30s; công bố ngay người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng hóa đấu giá;

e.  Nếu có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống -> phải tổ chức rút thăm giữa những người đó và công bố người rút trúng thăm được mua là người mua hàng hoá bán đấu giá;

f. Lập văn bản bán ĐG HH ngay tại cuộc ĐG, kể cả trường hợp ĐG không thành. Văn bản bán đấu giá phải ghi rõ kết quả đấu giá, có chữ ký của người điều hành đấu giá, người mua hàng và hai người chứng kiến trong số những người tham gia đấu giá; đối với hàng hoá bán đấu giá phải có công chứng nhà nước theo quy định của pháp luật thì văn bản bán đấu giá cũng phải được công chứng.

No comments:

Post a Comment