21/08/2014
59 Câu hỏi ôn tập Luật Thương mại 2 - Câu 11 - Câu 20
Câu 11: Phân tích đặc điểm của hoạt động môi giới thương mại theo qui định của Luật Thương mại. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hoạt động môi giới thương mại?

Khái niệm: Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. (Đ 150 -LTM2005)

Đặc điểm

 Về chủ thể: bao gồm bên môi giới, bên được môi giới trong đó bên môi giới phải là thương nhân có đăng kí hoạt động môi giới bên được môi giới không nhất thiết phải là thương nhân.

Khi sử dụng dịch vụ môi giới TM, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên đc môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên đc môi giới với nhau.

 Về nội dung: bao gồm tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên đc môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi họ yêu cầu.

 Về mục đích: mục đích của bên môi giới là tìm kiếm lợi nhuận, mục đích bên được môi giới là kí kết được hợp đồng.

 Về phạm vi: rất rộng bao gồm tất cả các hoạt động có thể kiếm lời như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm, môi giới bất động sản…

 Quan hệ môi giới đc thực hiện trên cơ sở: hợp đồng môi giới

- HĐ đc giao kết giữa bên môi giới và bên đc môi giới.

- Đối tượng của HĐ là công việc môi giới nhằm chắp nối qhe giữa các bên đc môi giới với nhau.

- Hình thưc HĐ ko đc LTM 2005 quy định.

- Nội dung: pháp luật ko quy định, các bên có thể thỏa thuận về những điều khoản về nội dung cụ thể của việc môi giới, mức thù lao, thời hạn thực hiện HĐ, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên, giải quyết tranh chấp phát sinh.

* bên môi giới được kí hợp đồng với bên thứ 3 trừ trường hợp nó là đại diện.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hoạt động môi giới thương mại

Bên môi giới

 Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;

 Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;

 Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;

 Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.

(Điều 151 - LTM 2005)

 Được cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;

 Được trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác nếu các bên không có thỏa thuận thì quyền hưởng thù lao môi giới được phát sinh từ khi các bên được môi giới kí được hợp đồng với nhau, thù lao được xác định theo giá dịch vụ (qui định tại điều 86 Luật Thương mại)

Bên được môi giới (Đ 152-LTM2005)

 Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;

 Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.

Quyền: 

- yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu tài liệu, hàng hóa đã đc giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên đc môi giới sau khi hoàn thành công việc.

- yêu cầu bên môi giới ko đc tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của mình.

Câu 12: Phân tích quyền và nghĩa vụ của bên đại diện, bên giao đại diện với nhau và đối với bên thứ 3

Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện với bên giao đại diện

* Nghĩa vụ:

Bên đại diện:

- Thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện, thực hiện các hoạt động chỉ trong phạm vi đại diện và không được thực hiện các hoạt động đó với danh nghĩa của mình hoặc của một bên khác (đặc biệt quan trọng trong trường hợp có xung đột lợi ích giữa bên đại diện và bên giao đại diệ: trường hợp gây thiệt hại do vượt quá phạm vi đại diện, trường hợp có xung đột lợi ích kinh tế…)

- Thông báo cho bên đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã ủy quyền (đây là những thông tin đã biết hay phải biết, nó sẽ giúp bên giao đại diện hoạch định kế hoạch kinh doanh và đưa ra những chỉ dẫn cho bên đại diện tiếp tục thực hiện công việc đại diện)

- Thực hiện những chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu nó không vi phạm qui định của pháp luật (có thể từ chối nếu nó vi phạm pháp luật hoặc trao đổi lại nếu thấy chỉ dẫn đó nếu được thực hiện sẽ gây thiệt hại cho bên giao đại diện)

- Không được thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc người thứ 3 trong phạm vi đại diện

- Bảo quản các tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện

- Ko tiết lộ hoặc cung cấp bí mật liên quan đến hđộng TM của bên giao đại diện

Bên giao đại diện:

- Thông báo về việc giao kết, việc thực hiện các hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết (bên đại diện cần phải biết bên giao đại diện có chấp nhận hay không việc đó, về khả năng có giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng được không, thông báo này cần phải kịp thời)

- Cung cấp tài sản tài liệu cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện

- Trả thù lao và các chi phí hợp lí khác

* Quyền:

Bên đại diện:

- Hưởng thù lao
- Yêu cầu thanh toán chi phí
- Nắm giữ các tài sản được giao (đương nhiên)

Bên giao đại diện:

- Không chấp nhận những hợp đồng bên đại diện đã kí không đúng thẩm quyền (nếu có thiệt hại được bồi thường)

- Yêu cầu bên đại diện cung cấp những thông tin liên quan đến việc thực hiện hoạt động thương mại được ủy quyền

- Đưa ra những chỉ dẫn và yêu cầu bên đại diện tuân thủ những chỉ dẫn đó

Nghĩa vụ với bên thứ ba:

- Của bên đại diện: báo cho bên thứ 3 về thời hạn, phạm vi đại diện, về việc sửa đổi bổ sung phạm vi đại diện (584 Bộ luật Dân sự)

- Của bên giao đại diện: báo bằng văn bản cho bên thứ 3 về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện, nếu không báo thì hợp đồng mà bên đại diện kí với bên thứ 3 vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên thứ 3 biết hoặc buộc phải biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này (588 Bộ luật Dân sự )

Câu 13: Phân tích đặc điểm của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại.

1. Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa

Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (155 Luật Thương mại)

Đặc điểm

Về chủ thể: quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Bên được ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác, bên ủy thác không nhất thiết phải có tư cách thương nhân. Bên nhận ủy thác tiến hành hoạt động với danh nghĩa của chính mình và các hành vi của bên nhận ủy thác sẽ mang lại hậu quả cho chính họ. hoạt động ủy thác đôi khi còn được gọi là hoạt động “kí gửi”.

Về nội dung: gồm việc giao kết và thực hiện ủy thác. Nội dung của ủy thác hẹp hơn so vơi đại diện.

Về hình thức: hợp đồng ủy thác (phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương). HĐ ủy thác mua bán hàng hóa là 1 loại HĐ dịch vụ, đó đối tượng của hợp đồng ủy thác là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác.

2. Hoạt động đại lí thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao(166 Luật Thương mại)

Đặc điểm

 Về chủ thể: quan hệ phát sinh giữa bên đại lí và bên giao đại lí, cả 2 bên đều phải là thương nhân. Bên đại lí nhận hàng hóa để bán hoặc nhận tiền để mua hoặc nhận ủy quyền để cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lí.

 Về nội dung: bao gồm việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại lí, bên đại lí nhân danh chính mình để thực hiện các hợp đồng với bên thứ 3 (trong quan hệ đại lí mua bán hàng hóa, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên
giao đại lí cho tới khi nó được bán)

 Về hình thức: phát sinh qua hợp đồng đại lí (văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương). Là HĐ dịch vụ, có đối tượng là công việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

Câu 14: Phân tích đặc điểm của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa. So sánh ủy thác mua bán hàng hóa với đại lí thương mại.

Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa

Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (155 Luật Thương mại)

Đặc điểm

Về chủ thể: quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Bên được ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác, bên ủy thác không nhất thiết phải có tư cách thương nhân. Bên nhận ủy thác tiến hành hoạt động với danh nghĩa của chính mình và các hành vi của bên nhận ủy thác sẽ mang lại hậu quả cho chính họ. hoạt động ủy thác đôi khi còn được gọi là hoạt động “kí gửi”.

Về nội dung: gồm việc giao kết và thực hiện ủy thác. Nội dung của ủy thác hẹp hơn so vơi đại diện.

Về hình thức: hợp đồng ủy thác (phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương)

So sánh: ủy thác mua bán hàng hóa Đại lí thương mại

Điểm giống

 thực hiện thông qua các thương nhân trung gian

 bên trung gian bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện việc mua bán hàng hóa cho người khác

 mục đích của bên trung gian là hưởng thù lao

Khác nhau:

Ủy thác mua bán hàng hóa

- Chủ thể: Qhe ủy thác đc thiết lập giữa thương nhân với thương nhân, giữa thương nhân với các bên liên quan

- Phạm vi: Hẹp hơn đại lý TM. Chỉ đc thực hiện trong lĩnh vực mua bán hàng hóa

- Quyền của bên thực hiện dịch vụ: Ko đc tự do lựa chọn bên thứ 3. Bên thứ 3 do bên ủy thác thỏa thuận (chỉ định)

- Tính chất của quan hệ: Mang tính vụ việc, đơn lẻ

Đại lý thương mại

- Chủ thể: Quan hệ đại lý chỉ có thể thiết lập giữa các thương nhân

- Phạm vi: Rộng hơn. Có thể thực hiện trong nhiều lĩnh vực của hoạt động thương mại

- Quyền của bên thực hiện dịch vụ: Đc tự do hơn trong việc lựa chọn bên thứ 3 để giao kết HĐ và thực hiện hợp đồng

- Tính chất của quan hệ: Là quá trình hợp tác lâu dài giữa bên đại lý và bên giao đại lý. Trong Qh đại lý, bên đại lý có sự gắn bó, phụ thuộc vào bên giao đại lý đồng thời bên giao đại lý có sự ktra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của bên đại lý

Câu 15: Phân tích đặc điểm của hoạt động đại lí thương mại. So sánh đại lí thương mại với ủy thác mua bán hàng hóa

Hoạt động đại lí thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (166 Luật Thương mại)

Đặc điểm

 Về chủ thể: quan hệ phát sinh giữa bên đại lí và bên giao đại lí, cả 2 bên đều phải là thương nhân. Bên đại lí nhận hàng hóa để bán hoặc nhận tiền để mua hoặc nhận ủy quyền để cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lí.

 Về nội dung: bao gồm việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại lí, bên đại lí nhân danh chính mình để thực hiện các hợp đồng với bên thứ 3 (trong quan hệ đại lí mua bán hàng hóa, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên
giao đại lí cho tới khi nó được bán)

 Về hình thức: phát sinh qua hợp đồng đại lí (văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương)

So sánh: ủy thác mua bán hàng hóa Đại lí thương mại

Điểm giống

 thực hiện thông qua các thương nhân trung gian

 bên trung gian bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện việc mua bán hàng hóa cho người khác

 mục đích của bên trung gian là hưởng thù lao

Khác nhau:

Ủy thác mua bán hàng hóa

- Chủ thể: Qhe ủy thác đc thiết lập giữa thương nhân với thương nhân, giữa thương nhân với các bên liên quan

- Phạm vi: Hẹp hơn đại lý TM. Chỉ đc thực hiện trong lĩnh vực mua bán hàng hóa

- Quyền của bên thực hiện dịch vụ: Ko đc tự do lựa chọn bên thứ 3. Bên thứ 3 do bên ủy thác thỏa thuận (chỉ định)

- Tính chất của quan hệ: Mang tính vụ việc, đơn lẻ

Đại lý thương mại:

- Chủ thể: Quan hệ đại lý chỉ có thể thiết lập giữa các thương nhân

- Phạm vi: Rộng hơn. Có thể thực hiện trong nhiều lĩnh vực của hoạt động thương mại

- Quyền của bên thực hiện dịch vụ: Đc tự do hơn trong việc lựa chọn bên thứ 3 để giao kết HĐ và thực hiện hợp đồng

- Tính chất của quan hệ: Là quá trình hợp tác lâu dài giữa bên đại lý và bên giao đại lý. Trong Qh đại lý, bên đại lý có sự gắn bó, phụ thuộc vào bên giao đại lý đồng thời bên giao đại lý có sự ktra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của bên đại lý

Câu 16: Phân tích đặc điểm của các hình thức đại lí theo qui định của Luật Thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (166 Luật Thương mại)

1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

Bên giao đại lí ấn định giá giao, bên đại lí ấn định giá bán, bên đại lí hưởng giá chênh lệch, ngoài ra vẫn được hưởng thù lao đại lí.

2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định, nó được hưởng thù lao đại lí.

3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý, hình thức này tạo ưu thế trong việc phân phối sản phẩm, nó được hưởng thù lao đại lí.

4. Các hình thức khác mà các bên thỏa thuận: đại lí hoa hồng, đại lí bảo đảm thanh toán…

Câu 17: Phân tích đặc điểm của khuyến mại. Phân tích và cho ví dụ về các hình thức khuyến mại theo luật thương mại năm 2005

Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. (Đ 88- LTM2005).

Đặc điểm:

 Chủ thể thực hiện hoạt động khuyến mại là thương nhân, thương nhân tự thực hiện việc khuyến mại cho mình hoặc làm dịch vụ cho thương nhân khác để kinh doanh (việc này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại)

 Cách thức xúc tiến thương mại: dành cho khách hàng những lợi ích nhất định (vật chất hoặc phi vật chất). Khách hàng được khuyến mại là người tiêu dùng hoặc là các trung gian phân phối.

 Mục đích của việc khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ để tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa dịch vụ chủ yếu thông qua việc lôi kéo khách hàng thực hiện hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ, giới thiệu sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa tới hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua

Các hình thức khuyến mại theo Luật Thương mại

 Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền: thông thường hình thức này được áp dụng khi thương nhân muốn giới thiệu một sản phẩm mới hoặc một sản phẩm cải tiến, hàng giới thiệu thường là hàng đang hoặc sẽ bán trên thị trường.

 Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền: quà tặng có thể là hàng hóa dịch vụ thương nhân đang kinh doanh hoặc hàng hóa dịch vụ của thương nhân khác, thương nhân có thể liên kết xúc tiến thương mại.

 Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Pháp luật cũng qui định mức độ giảm giá với các đơn vị hàng hóa dịch vụ để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh.

 Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.

 Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.

 Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.

 Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.

 Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại, việc này có thể áp dụng với người đã hay chưa mua hàng hóa sử dụng dịch vụ.

 Ngoài ra cũng có thể khuyến mại bằng các hình thức khác nhưng trước khi tiến hành phải được cơ quan nhà nước chấp thuận.

Câu 18: Phân tích các đặc điểm của quảng cáo thương mại và nêu rõ các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm thực hiện.

Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình (Đ 102 -LTM 2005)

Đặc điểm

 Chủ thể là thương nhân có thể quảng cáo cho mình hoặc kinh doanh dịch vụ quảng cáo

 Về tổ chức thực hiện: thương nhân tiến hành các hoạt động cần thiết để quảng cáo cho sản phẩm của mình, thông thường thương nhân thường thuê dịch vụ quảng cáo để đạt hiệu quả cao.

 Về cách thức: thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về sản phẩm quảng cáo (phương tiện quảng cáo là đặc trưng quan trọng để phân biệt quảng cáo với các hình thức xúc tiến thương mại khác như hội trợ triển lãm…)

 Mục đích là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo sự nhận biết và kiến thức của khách hàng về sản phẩm, thu hút khách hàng để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân.

Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm thực hiện (Đ109)

 Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

 Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật.

 Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.

 Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.

 Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

 Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.

 Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.

 Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý. Đây là qui định hoàn toàn mới so với luật thương mại năm 1997 và pháp lệnh quảng cáo năm 2001, qui định này không nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền của cá nhân với hình ảnh.

 Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật. Theo qui định của luật cạnh tranh những hành vi được coi là quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh:

Câu 19: Trình bày các hình thức khuyến mại theo Luật Thương mại năm 2005 và hạn mức về giá trị khuyến mại, thời gian khuyến mại áp dụng cho các hình thức khuyến mại đó.

Các hình thức khuyến mại: như dùng thử hàng mẫu miễn phí, giảm giá, tặng quà, tặng phiếu mua hàng, các chương trình may rủi, tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên…. (Điều 92)

1.           Hàng mẫu: đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ để khách hàng dùng thử không fải trả tiền.

-   Sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản fẩm mới.

-   Hàng mẫu fải là hàng hóa kinh doanh hợp fáp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán trên thị trường.

-   Khi nhận hàng mẫu: khách hàng ko fải thực hiện bất kì nghĩa vụ thanh toán nào.

2.           Tặng quà: tặng hàng hóa dịch vụ cho khách hàng không thu tiền.

-   Thúc đẩy hành vi mua sắm, quảng cáo giới thiệu về sản fẩm của nhau;

-   Hàng hoá làm quà tặng có thể là hàng hóa mà thương nhân đang kinh doanh hoặc hàng hoá của thương nhân khác.

3.           Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng hoá cung ứng dịch vụ trc đó.

-   Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá dịch vụ đc khuyến mại không đc vượt quá 50% giá hàng hoá dịch vụ đó ngay trc thời gian khuyến mại.

-   Không đc giảm giá bán hàng hoá dịch vụ trong tr hợp giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (CƯDV) đã đc nhà nước quy định giá cụ thể.

-   Không giảm giá bán HH, CƯDV xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp NN quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.

-   Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với 1 loại nhãn hiệu hang hoá, dvụ không đc vượt quá 90 ngày/năm; 1 đợt khuyến mại  ko quá 45ngày.

-   Nghiêm cấm lợi dụng hình thức khuyến mại để bán fá giá.

4.           Bán hàng, CƯDV có kèm fiếu mua hàng, fiếu sử dụng dịch vụ.

-   phiếu mua hàng, fiếu sử dụng DV kèm theo là fiếu để mua hàng, nhận CƯDV của chính thương nhân đó hoặc để mua hàng nhận CƯDVcủa thương nhân khác.

-   Nội dung fiếu mua hàng, fiếu sử dụng dịch vụ: Đ97 LTM.

5.           Bán hàng, CƯDV có kèm fiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.

-   Nội dung fiếu dự thi: đ97 LTM

-   Nội dung chương trình không đc trái với truyền thống lịch sử văn hoá, đạo đức thuần fong mĩ tục VN.

6.           Bán hàng, CƯDV kèm theo việc tham gia chương trình mang tính may rủi.

-   Chương trình fải đc tổ chức côg khai. Trường hợp giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên fải thông báo cho cơ quan quản lí NN về TM có thẩm quyền.

-   Tổng thời gian thực hiện khuyến mại không vượt quá 180 ngày/năm; 1 chương trình không vượt quá 90 ngày.

-   Thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng mà không có ng trúng thưởng thì fải đc trích nộp 50% giá trị công bố vào NSách NN.

7.           Tổ chức các chương trình khách hàng thường xuyên: theo đó, việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa dịch vụ mà khách hàng thực hiện.

8.           Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hoá nghệ thuật, các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. Chính là lợi ích fi vật chất mà thương nhân dành cho khách hàng.

9.           Các hình thức khuyến mại khác mà đc cơ quan quản lí NN về thương mại chấp thuận.

Các hạn mức khuyến mại:

- Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hoá dịchvụ không đc vượt quá 50% giá của đơn vị HH, DV đc khuyến mại trc thời gian khuyến mại đối với t/hợp: giảm giá và bán hàng kèm theo phiếu mua hàng, fiếu sử dụng dịch vụ.

- Tổng giá trị dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại ko được vượt quá 50% tổng giá trị của HH, DV đc khuyến mại, trừ trường hợp hàng mẫu.

- Tặng quà Tổng giá trị dịch vụ hàng hóa dùng để khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại

- Giảm giá 50% giá trị sản phẩm trước thời gian khuyến mại/đơn vị sản phẩm hàng hóa

Câu 20 So sánh quảng cáo thương mại và khuyến mại nêu một số ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động này với người tiêu dùng

·  Giống:

o Đều là hoạt động xúc tiến thương mại của các thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, CƯDV.

o Có thể do thương nhân tự tiến hành hoặc thuê dịch vụ quảng cáo, khuyến mại dựa trên hợp đồng.

·  Khác:

Về khái niệm:

- Khuyến mại: Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định (VD: giảm giá, tặng hàng hoá cho khách hàng mà không thu tiền…). Điều 88

- Quảng cáo: Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình (Điều 102).

Về chủ thể:

- Khuyến mại: Thường có nhiều chủ thể tham gia: người quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người cho thuê phương tiện quảng cáo (bởi quảng cáo cần phải thông qua các phương tiện truyền thông)

- Quảng cáo: Chủ thể thường không đa dạng bằng thường chỉ là thương nhân có sản phẩm khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại.

Về cách thức xúc tiến thương mại:

- Khuyến mại: 

+ Dành cho khách hàng những lợi ích nhất định: có thể là lợi ích vật chất hoặc fi vật chất. Tuỳ thuộc mục tiêu của đợt khuyến mại. Khách hàng đc khuyến mại có thể là ng tiêu dùng hoặc trung gian fân fối.

+ Bao gồm: hàng mẫu, giảm giá…

- Quảng cáo: Sử dụng sản phẩm và fương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về HH, DV đến khách hàng: hình ảnh, tiếng nói... được truyền tải tới côg chúng qua truyền hình, truyền thanh, ấn fẩm…

Về mục đích

- Khuyến mại: Xúc tiến bán hàng, CƯDV thông qua các đợt khuyến mại lôi   kéo hành vi mua sắm, sử dụng DV, giới thiệu sản fẩm mới => tăng thị fần của DN trên thị trường.

- Quảng cáo: Giới thiệu hàng hoá, DV để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận cuả thương nhân thông qua nhấn mạnh đặc điểm, lợi ích của HHoá hoặc so sánh tính ưu việt với sphẩm cùng loại.

Về thủ tục:

- Khuyến mại: không phải đăng ký

- Quảng cáo: phải đăng ký

Ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động này tời người tiêu dùng:

- Về kinh tế: Tăng sự lãng phí, tiêu thụ ko cần thiết (giá rẻ - mua nhiều hơn mức cần thiết). Ngoài ra khách hàng cần thời gian tìm kiếm, so sánh các chương trình KM, QC của sản phẩm (nhằm tìm ra chương trình tốt nhất) hay thậm chí ko mua hàng khi có nhu cầu thực sự mà cố đợi đến đợt KM.

- Về thông tin lên nhận thức:

+ Giá cả: Khách hàng dần có xu hướng cho rằng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ chính là giá KM nên đối với họ mức giá thông thường của hàng hóa, Dv khi chưa có khuyến mại là cao, ko chấp nhận đc.

+ Chất lượng: Đối với KM, khách hàng cho rằng hàng hóa, DV cùng loại của nhà sản xuất khác, thậm chí là thấp hơn hàng hóa, DV đó khi chưa có KM.

- Về tác động cảm xúc: Quảng cáo, KM có thể làm cho khách hàng đánh giá sai về chất lượng hàng hóa, DV tạo cảm giác thất vọng cho khách hàng khi chất lượng, giá cả trên thực tế ko như những gì mà DN hứa hẹn.

No comments:

Post a Comment