17/06/2014
Sự tương thích giũa các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền trong pháp luật Vệt Nam và quy định cuông ước luật biển năm 1982 - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế - Khoa Luật ĐH Mở
Đề bài: bình luận sự tương thích giũa các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền trong pháp luật Vệt Nam và quy định cuông ước luật biển năm 1982

A. PHẦN MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia ven biển với đường bờ biển dài  trên 3.200 km, có các vùng biển và thềm lục địa khoảng một triệu km2, gần 3.000 đảo nằm rải rác trên biển Đông từ Bắc chí Nam. Biển và đảo ngày càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị..Vì vậy, lịch sử phát triển của đất nước ta luôn gắn chặt với việc bảo vệ các vùng biển và hải đảo thuộc chủ quyền của đất nước.Vùng biển Việt Nam là các vùng thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quy chế tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại luật biên giới quốc gia ngày 17/06/2003 và the điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết.Vùng biển thuộc chủ quyền bao gồm nội thủy và lãnh hải.Việc Quốc hội thong qua luật Biển Việt Nam là một bước đi quan trong, tạo cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo và các lợi ích liên quan đến biển của Việt Nam. Việc luật Biển Việt Nam được ban hành phù hợp và logic với UNCLOS năm 1982 càng khẳng định Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đòng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước. Các quy định về vùng bieent và chế đọ pháp lý các vùng biển thể hiện rõ tinh thần của UNCLOS năm 1982 và có phần phát triển làm rõ thêm.


Sau đây nhóm em sẽ làm rõ sự tương thích này qua việc phân tích cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền trong pháp luật Việt Nam và UNCLOS 1982


B. PHẦN NỘI DUNG:

1. Sự tương thích pháp luật Việt Nam và Công ước luật biển 1982 thời kì trước khi Luật biển Việt Nam 2012 có hiệu lực:

Khi Công ước luật biển 1982 chưa có hiệu lực, Việt Nam đã chủ động đưa các quy định của dự thảo Công ước vào pháp luật quốc gia dưới dạng tập quán để điều chỉnh những quan hệ phát sinh.Theo Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đường cơ sở của Việt Nam là những đường thẳng gãy khúc nối liền 11 điểm, từ điểm A1 (hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu, Kiên Giang) đến điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị). Trên đường cơ sở này, có điểm là mỏm đất liền nhô ra biển như điểm A8 (mũi Đại Lãnh, Phú Yên) cách xa bờ 74 hải lý; có điểm cách xa bờ hơn 80 hải lý. Ngoài ra còn có tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Bộ luật hàng hải Việt Nam 1990; Nghị định 30/CP ngày 29/1/1980 của Hội đồng chính phủ về Quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam.

Sau khi Công ước có hiệu lực, Công ước trở thành một văn kiện quan trọng điều chỉnh các vấn đề về biển trên phạm vi toàn cầu. Năm 1994, nước ta chính thức trở thành thành viên của Công ước. Nhiều quy định của Công ước đã được nước ta nội luật hóa vào trong các văn bản dưới luật và các luật liên quan như LBGQG 2003, BLHH 2005…Việt Nam đã khảng định chủ quyền và quyền chủ quyền của đối với các vùng biển theo đúng tinh thần của Công ước. 

Nhìn chung phần lớn nội dung các văn bản pháp luật thời kì này được xây dựng và ban hành có sự hài hòa nhất định với Công ước. Việc pháp luật quốc gia tương thích với Công ước quốc tế còn tạo cơ sở pháp lí vững chắc để Việt Nam tham gia các hoạt động thương mại quốc tế và giải quyết các tranh chấp về biển bởi Công ước là tập hợp những quy định tiến bộ, khoa học, tính thực tiễn cao và được nhiều quốc gia công nhận.

2. Sự tương thích thể hiện qua cách xác định các vùng biển thuộc chủ quyền theo luật biển năm 2012 và UNCLOS 1982:

Sau khi có luật Biển Việt Nam sự tương thích giữa pháp luật về biển của Việt Nam và Công ước càng được nhấn mạnh.Việt Nam cũng như các quốc gia ven biển đánh giá cao UNCLOS 1982 như một Công ước khung quan trọng nhất thiết lập một trật tự pháp lý mới công bằng trên biển, bảo đảm tốt nhất quyền lợi biển của các quốc gia ven biển và các quốc gia khác. Vì vậy có thể nói, tính tương thích với UNCLOS 1982 là một trong những ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng luật Biển.Tính tương thích này thể hiện rõ trong điều khoản 2 điều 2của luật Biển: “ Trường hợp quy định của luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”. Mặt khác, theo luật quốc tế, khi phê chuẩn UNCLOS năm 1994, VN cũng như các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện đúng các cam kết của mình đối với các quy định của luật Biển. Để cụ thể hóa điều này ta phân tích cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền theo quy định luật Việt Nam và UNCLOS năm 1982: .Điều 8 luật Biển Việt Nam quy định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở được Chính phủ công bố ngày 12/11/1982, được xác định theo cả hai phương pháp đường cơ sở thẳng và đường cơ sở thông thường . Vì Công ước không đưa ra tiêu chí cụ thể mà chỉ nêu nguyên tắc chung xác định đường cơ sở nên về cơ bản đường cơ sở của Việt Nam phù hợp với Công ước. Các vùng biển và điểm cơ sở của Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân và từ lâu đã gắn bó với các hoạt động trên đất liền. Do đó, đường cơ sở của Việt Nam phù hợp với khoản 5 Điều 7 Công ước quy định: “Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng”. 

Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia thì bao gồm có nội thủy và lãnh hải.

+ Nội thủy: Điều 9 luật Biển Việt Nam quy định: “ Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam”. Vùng nước nội thủy bao gồm: các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Tương thích với UNCLOS 1982 qua điều 8: “ các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia” 

Về chế độ pháp lí: Điều 10 luật Biển Việt Nam quy định:“Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền”. Mọi sự ra vào nội thủy của tàu thuyển cũng như phương tiện bay nước ngoài trên bầu trời đều phải xin phép.Ví dụ như với các tàu thương mại khi vào nội thủy phải tuân theo chế độ xin phép trước Bộ giao thông vận tải Việt Nam.Điều này hoàn toàn tương thích với UNCLOS năm 1982. Các thẩm quyển về tài phán dân sự hay hình sự tại vùng nội thủy theo quy đinh của pháp luật Việt Nam cũng được thực hiện đúng như quy định của UNCLOS năm 1982.Đối với tàu quân sự  và tàu công vụ nước ngoài. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài chỉ được đi vào nội thủy, neo đậu tại một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia mà tàu mang cờ,vũ khí  phải để trạng thái bảo quản,giới hạn các tàu quân  sự thường là từ  3-5 tàu.Trong nội thủy, tàu ngầm của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.Tổ chức, cá nhân và tàu thuyền khi ở trong các cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam chỉ được tiến hành thông tin liên lạc theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.Phải xin phép tối thiểu 30 ngày trước khi vào nội thủy. Đối với tàu dân sự phải xin phép tối thiểu  7-10 ngày trước khi vào nội thủy và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về các lĩnh vực như an ninh,trật tự,y tế,hàng hải.. Vùng nước nội thủy tại các cảng biển quốc tế theo chế độ tự do thông thương cho tàu thuyền thương mại.

+ Lãnh hải: 

Về cách xác định: Điều 11 LBVN quy định: “ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển, ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của VN” . Còn theo UNCLOS 1982 thì lãnh hải là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngoài nội thủy. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giói quốc gia ven biến. Luật Biển Việt nam đã đưa ra cách xác định lãnh hải cụ thể hơn nhưng vẫn dựa trên cơ sở của UNCLOS năm 1982.

Về quy chế pháp lý:điều 12 luật Biển Việt Nam quy địnhrõ ràng nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp UNCLOS năm 1982.Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.Các quy định về hành vi bị cấm khi đi qua lãnh hải, nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại; quy định với tàu thuyền chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở các chất phóng xạ, chất độc hại; quy định về tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải; quy định về hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thuỷ, lãnh hải trong LBVN tương đối giống với Mục 3, Phần II Công ước. Riêng việc quy định tàu quân sự nước ngoài thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam quy định phù hợp với thực tiễn quốc tế và không trái với khoản 1 Điều 24 Công ước: “Quốc gia ven biển không được cản trở quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải, ngoài những trường hợp mà Công ước đã trù định. Đặc biệt khi áp dụng Công ước, quốc gia ben biển không được: 

a) Áp đặt cho các tàu thuyền nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền này; 

b) Phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với các tàu thuyền chở hàng từ một quốc gia nhất định hay đến quốc gia đó hoặc nhân danh một quốc gia nhất định”.LBVN chỉ quy định thông báo trước chứ không yêu cầu phải xin phép như một số nước, do đó không cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài”.

Như vậy, Luật Biển chỉ nội luật hóa các quy định của UNCLOS và bổ sung thêm những quan tâm chính đáng của VN về những vấn đề mà UNCLOS không đề cập đến như vấn đề chủ quyền. Sự nội luật hóa này là cần thiết để diễn giải các thành ngữ luật khô khan cho dễ hiểu hơn, dễ tiếp cận và giải thích hơn đối với các công dân VN và nước ngoài, đối tượng trực tiếp thực hiện các hoạt động biển và chịu tác động của luật Biển trên các vùng biển thuộc chủ quyền phù hợp với các quy định của luật quốc tế. Nó cũng là dịp để chúng ta xem xét lại hệ thống pháp luật về biển, loại bỏ các mâu thuẫn, chồng chéo trong các văn bản pháp luật.LBVN có sự phù hợp tương đối với Công ước về ranh giới và quy chế pháp lí các vùng biển chủ quyền quốc gia. Sở dĩ không phải là tuyệt đối bởi LBVN còn có bổ sung thêm những quy định mang tính đặc thù, phù hợp với yêu cầu riêng của công tác quản lí và bảo vệ biển ở nước ta. Tuy nhiên, sự bổ sung đó về cơ bản không đi ngược lại tinh thần của Công ước. Việc LBVN có sự tương thích với Công ước sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích mà trước mắt đó là cơ sở pháp lí vững chắc để giải quyết các tranh chấp đang hiện hữu trên biển Đông. Với việc ban hành LBVN, lần đầu tiên chúng ta có một văn bản pháp lý tổng hợp có hiệu lực cao quy định một cách tổng thể các vấn đề liên quan đến biển. Bên cạnh một số nội dung là sự kế thừa, tiếp nối các quy định đã có trước đây LBVN đã bổ sung, sửa đổi nhiều nội dung cho phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như yêu cầu phát triển của đất nước.

C: PHẦN KẾT LUẬN:

Biển,  đảo  là  một  bộ  phận  cấu  thành  phạm  vi  chủ  quyền  thiêng  liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là một nét độc đáo Việt Nam trong quá khứ. Đó cũng chính là nét độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam, cần được giữ vững và phát huy hơn nữa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Càng tự hào và trân trọng di sản quá khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệngười Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địathiêng liêng của Tổ quốc, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:”Ngàytrước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó". Tóm lại, vì Việt Nam cũng là thành viên của Công ước luật biển năm 1982 nên các quy định của Việt Nam về cách xác định cũng như việc thực hiện chủ quyền trên các vùng biển tuân thủ theo Công ước này và đã được pháp luật Việt Nam cụ thể hóa trong tuyên bố 12/5/1977 và 12/11/1982của Chính phủ cũng như một số văn bản pháp luật có liên quan. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc khẳng định chủ quyền của dân tộc đối với vùng biển quốc gia.

Trong khuôn khổ của bài tập nhóm giữa kỳ, mặc dù đây là sự tổng hợp của cả nhóm nhưng không tránh khỏi những sai sót.Rất mong thầy cô giúp chúng em hoàn thiện kiến thức hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

Cảm ơn bạn Nga Đỗ - Khoa Luật Viện ĐH Mở HN đã chia sẻ tài liệu này!

No comments:

Post a Comment