ĐỀ BÀI 05
Ông A và bà B có ba người con chung là C, D, E. C cư trú tại quận N thành phố H, D và E cư trú tại quận P thành phố Q. Năm 2005 ông bà A, B chết không để lại di chúc. Ông bà A, B có một mảnh đất diện tích 500m2 (không có tài sản trên đất) tại quận M thành phố H. Sau khi ông bà A, B chết, C, D xảy ra tranh chấp về việc phân chia tài sản thừa kế. C đã khởi kiện ra tòa án yêu cầu chia thừa kế mảnh đất trên. Xác định phương án xử lí trong hai tình huống sau :
a) Sau khi nhận đơn khởi kiện của C, Tòa án đã không thụ lí với lí do mảnh đất diện tích 500m2 của ông bà A, B chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và cũng không có một trong các loại giấy tờ theo qui định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 Luật đất đai. Hỏi việc không thụ lí giải quyết vụ việc trên của tòa án nhân dân là đúng hay sai? Tại sao?
b) Giả sử vụ việc thuộc thẩm quyền về dân sự của tòa án. Hãy xác định tòa án cụ thể có thẩm quyền giải quyết vụ án này?
BÀI LÀM
1. Tình huống thứ nhất :
Cần khẳng định rằng việc Tòa án đã không thụ lí đơn khởi kiện của C là đúng.
Ta thấy rằng, trong vụ việc này các anh chị C, D, E đang tranh chấp với nhau về quyền thừa kế tài sản do cha mẹ để lại, tuy nhiên, đây lại là một loại tài sản rất đặc biệt : quyền sử dụng đất (không có tài sản trên đất). Vì vậy, để giải quyết được vụ việc trên không những ta phải dựa vào Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS) mà còn phải căn cứ vào luật nội dung là Luật đất đai. Theo qui định tại điều 136 Luật đất đai năm 2003 : “1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết”. Những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà không có các loại giấy tờ hợp pháp hoặc hợp lệ kể trên thì Tòa án sẽ không thụ lí mà thẩm quyền giải quyết những tranh chấp này thuộc hệ thống cơ quan hành chính (Điều 136 khoản 2 Luật đất đai).
Quyền sử dụng đất được coi là tài sản và được pháp luật bảo hộ nếu như người sử dụng đất có đủ giấy tờ cần thiết chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của mình. Tòa án trong những vụ tranh chấp như thế này chỉ có chức năng và nhiệm vụ phân xử và giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự với nhau chứ không thể và không phải chứng minh tính hợp pháp của tài sản thừa kế. Trong trường hợp này, nếu C, D, E muốn yêu cầu Tòa án bảo vệ những quyền lợi của mình từ di sản cho cha mẹ để lại thì điều cần thiết là phải chứng minh được tài sản để lại thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cha mẹ họ.
Như vậy, nếu như ông bà A, B không có giấy tờ hợp pháp hoặc một trong những giấy tờ hợp lệ theo qui định của pháp luật thì tòa án có căn cứ để không thụ lí giải quyết vụ án trên.
2. Tình huống thứ hai :
Giả sử vụ việc trên thuộc thẩm quyền về dân sự của Tòa án nhân dân thì Tòa án nhân dân quận M thành phố H - nơi có mảnh đất đang tranh chấp - sẽ có thẩm quyền giải quyết. Bởi vì : Điều 35 khoản 1 điểm c luật TTDS qui định : “ Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản”.
Bất động sản là một loại tài sản gắn liền với đất, không thể chuyển dịch được và thông thường các giấy tờ, tài liệu liên quan tới bất động sản sẽ do cơ quan nhà đất hoặc chính quyền địa phương nơi có bất động sản đó lưu giữ. Do đó tòa án nơi có bất động sản là tòa án có điều kiện tốt nhất để tiến hành xác minh, xem xét tại chỗ tình trạng của bất động sản và thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản.
Theo qui định tại điều 33 luật TTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm đối với các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại các Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này. Và theo qui định tại Điều 25, các tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện bao gồm : “7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”
Ông A và bà B có ba người con chung là C, D, E. C cư trú tại quận N thành phố H, D và E cư trú tại quận P thành phố Q. Năm 2005 ông bà A, B chết không để lại di chúc. Ông bà A, B có một mảnh đất diện tích 500m2 (không có tài sản trên đất) tại quận M thành phố H. Sau khi ông bà A, B chết, C, D xảy ra tranh chấp về việc phân chia tài sản thừa kế. C đã khởi kiện ra tòa án yêu cầu chia thừa kế mảnh đất trên. Xác định phương án xử lí trong hai tình huống sau :
a) Sau khi nhận đơn khởi kiện của C, Tòa án đã không thụ lí với lí do mảnh đất diện tích 500m2 của ông bà A, B chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và cũng không có một trong các loại giấy tờ theo qui định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 Luật đất đai. Hỏi việc không thụ lí giải quyết vụ việc trên của tòa án nhân dân là đúng hay sai? Tại sao?
b) Giả sử vụ việc thuộc thẩm quyền về dân sự của tòa án. Hãy xác định tòa án cụ thể có thẩm quyền giải quyết vụ án này?
BÀI LÀM
1. Tình huống thứ nhất :
Cần khẳng định rằng việc Tòa án đã không thụ lí đơn khởi kiện của C là đúng.
Ta thấy rằng, trong vụ việc này các anh chị C, D, E đang tranh chấp với nhau về quyền thừa kế tài sản do cha mẹ để lại, tuy nhiên, đây lại là một loại tài sản rất đặc biệt : quyền sử dụng đất (không có tài sản trên đất). Vì vậy, để giải quyết được vụ việc trên không những ta phải dựa vào Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS) mà còn phải căn cứ vào luật nội dung là Luật đất đai. Theo qui định tại điều 136 Luật đất đai năm 2003 : “1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết”. Những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà không có các loại giấy tờ hợp pháp hoặc hợp lệ kể trên thì Tòa án sẽ không thụ lí mà thẩm quyền giải quyết những tranh chấp này thuộc hệ thống cơ quan hành chính (Điều 136 khoản 2 Luật đất đai).
Quyền sử dụng đất được coi là tài sản và được pháp luật bảo hộ nếu như người sử dụng đất có đủ giấy tờ cần thiết chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của mình. Tòa án trong những vụ tranh chấp như thế này chỉ có chức năng và nhiệm vụ phân xử và giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự với nhau chứ không thể và không phải chứng minh tính hợp pháp của tài sản thừa kế. Trong trường hợp này, nếu C, D, E muốn yêu cầu Tòa án bảo vệ những quyền lợi của mình từ di sản cho cha mẹ để lại thì điều cần thiết là phải chứng minh được tài sản để lại thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cha mẹ họ.
Như vậy, nếu như ông bà A, B không có giấy tờ hợp pháp hoặc một trong những giấy tờ hợp lệ theo qui định của pháp luật thì tòa án có căn cứ để không thụ lí giải quyết vụ án trên.
2. Tình huống thứ hai :
Giả sử vụ việc trên thuộc thẩm quyền về dân sự của Tòa án nhân dân thì Tòa án nhân dân quận M thành phố H - nơi có mảnh đất đang tranh chấp - sẽ có thẩm quyền giải quyết. Bởi vì : Điều 35 khoản 1 điểm c luật TTDS qui định : “ Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản”.
Bất động sản là một loại tài sản gắn liền với đất, không thể chuyển dịch được và thông thường các giấy tờ, tài liệu liên quan tới bất động sản sẽ do cơ quan nhà đất hoặc chính quyền địa phương nơi có bất động sản đó lưu giữ. Do đó tòa án nơi có bất động sản là tòa án có điều kiện tốt nhất để tiến hành xác minh, xem xét tại chỗ tình trạng của bất động sản và thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản.
Theo qui định tại điều 33 luật TTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm đối với các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại các Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này. Và theo qui định tại Điều 25, các tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện bao gồm : “7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”
Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
Cảm ơn bạn Nguyễn Trà My - K3507 - ĐH Luật HN đã chia sẻ tài liệu này!
Cảm ơn bạn Nguyễn Trà My - K3507 - ĐH Luật HN đã chia sẻ tài liệu này!
No comments:
Post a Comment