31/05/2014
Tiêu chí xuất xứ hàng hóa trong quy tắc xuất xứ hàng hóa của ASEAN - Bài tập Pháp luật cộng đồng ASEAN

Trong quan hệ thương mại quốc tế, theo cách hiểu chung nhất, quy tắc xuất xử hàng hóa (Rules of Origin – RO) được hiểu là tập hợp các quy định pháp luật và quyết định hành chính để xác định quốc gia được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (quốc gia xuất xứ của hàng hóa). Theo quy tắc xuất xử của Khu vực thương mại tự do ASEAN, hàng hóa có xuất xứ ASEAN bao gồm hai loại: hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ và hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ. Mỗi tiêu chó xuất xứ hàng hóa lại có những ưu, nhược điểm riêng. Để làm rõ ưu nhược, điểm của các tiêu chí đó, em xin được chọn đề tài: “Phân tích ưu nhược điểm của các tiêu chí xuất xứ hàng hóa trong quy tắc xuất xứ hàng hóa của ASEAN”.


NỘI DUNG

I.Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ

Loại hàng hóa này được xác định có xuất xứ ASEAN theo tiêu chí “toàn bộ” (hay tiêu chí “hoàn toàn”). Tiêu chí “toàn bộ” trong quy tắc xuất xứ của các quốc gia và các liên kết kinh tế quốc tế, thông thường đều được xác định ở “mức độ tuyệt đối”. Tức là hàng hóa phải hoàn toàn được sinh trưởng và thu hoạch ở quốc gia xuất xứ hoặc được gia công hoàn toàn bằng các nguyên liệu của quốc gia xuất xứ. Một thành phần nhỏ nhất của nguyên liệu hoặc bộ phận, phụ tùng không có xuất xứ của quốc gia xuất khẩu sẽ làm cho sản phẩm hoàn thành liên quan mất đi tính chất “xuất xứ toàn bộ”.

Với tiêu chí này, ta sẽ nhận thấy những ưu và nhược điểm sau đây:

-Ưu điểm:

Thứ nhất, quy tắc rõ ràng.

Thứ hai: Dễ hiểu và áp dụng đơn giản

-Nhược điểm:

Quy tắc này áp dụng đảm bảo 100% xuất xứ nên sẽ hạn chế việc xuất khẩu một số mặt hàng của các quốc gia thành viên.

II.Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ

1.Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (Regional Value Content – RVC)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 ATIGA năm 2009: “Hàng hóa được sản xuất tại quốc gia thành viên và có RVC không dưới 40% thì được coi là có xuất xứ ASEAN”

Thực tế, phương pháp này thường được dùng để xác định hàm lượng khu vực (mậu dịch tự do) của một sản phẩm cho xuất xứ ưu đãi. Đối với xuất xứ không ưu đãi thì GTGT được xác định đối với một nước. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là rất khó xác định đúng chi phí sản xuất và loại giá nào sẽ được tính, khi đó nó còn phụ thuộc vào dao động giá cả hàng hoá và tỷ giá. Phức tạp khi áp dụng trong thực tế, yêu cầu doanh nghiệp có một thống kế toán phức tạp.

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có một số ưu điểm: Dễ hiểu, cho phép áp dụng chung tất cả các sản phẩm và cho phép lựa chọn giữa hai  công thưc tính. Tiêu chí phù hợp để quyết định đối với một số loại hàng hóa nhất định đã được tinh chế thêm hoặc tăng thêm về giá trị cho dù là không thay đổi mã HS. Đồng thời, trị giá còn đưa ra một ngưỡng đơn giản hơn thay vì các hoạt động sản xuất và chế biến.

2.Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (Change in Tariff Classification – CTC)

Theo tiêu chí này, hang hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu: “tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó đã trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) ở cấp 4 số của hệ thống hài hòa”.

Ưu điểm của áp dụng tiêu chí là rõ ràng, dễ hiểu, áp dụng đơn giản và dễ dàng dự đoán do Hệ thống phân loại hàng hóa theo mã số HS được thiết kế như là một danh mục đa mục đích và đã được xây dựng như là một ngôn ngữ chung nên dễ thống nhất trong phân định. Bên cạnh đó, tiêu chí không lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái, giá nguyên vật liệu và quy tắc kế toán.

Nhược điểm: Mâu thuẫn trong phân loại hàng hóa có thể tạo ra sự không chắc chắn trong tiếp cận thị trường. Khi áp dụng đòi hỏi phải có một khối lượng kiến thức sâu rộng để hiểu được và sử dụng HS cho tiêu chí này. Mặc dù một biểu thuế dùng đa mục đích cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng HS không hoàn toàn phục vụ chỉ cho mục đích xác định xuất xứ nên gặp khó khăn khi phải suy luận và mở rộng.

3.Tiêu chí mặt hàng cụ thể

Tiêu chí này không tính đến việc thay đổi về mã số phân loại hàng hóa, hàng hóa được coi là chuyển đổi căn bản khi hàng hóa đã trải qua một hoạt động sản xuất hoặc chế biến hay gia công nhất định.

Ưu điểm: Rõ ràng, minh bạch. Những trường hợp yêu cầu tiêu chuẩn thấp hơn tạo điều kiện cho nhiều hơn mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế. Mở rộng trao đổi thương mại.

Nhược điểm: Khi sử dụng tiêu chí này cần phải thường xuyên thay đổi để bắt kịp với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Nói chính xác hơn, là cần phải xây dựng hệ thống các văn bản chi tiết và đầy đủ hơn để xác định xuất xứ hàng hóa.

KẾT LUẬN

Dựa vào ưu, nhược điểm của các tiêu chí trên, cần hoàn thiện hơn quy tắc xuất xứ, đẩy mạnh phát triển khu vực.

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

Cảm ơn bạn Tr Linh đã chia sẻ tài liệu này!

No comments:

Post a Comment