31/05/2014
Hiệp ước hợp tác chống khủng bố - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế
ĐỀ BÀI

TH9. Các quốc gia A, B, C và D là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế. Ngày 11/4/2004 các nước này đã ký Hiệp ước hợp tác chống khủng bố” trong đó cho phép các quốc gia thành viên được áp dụng mọi biện pháp đểvô hiệu hóa tất cả các hoạt động khủng bố, kể cả áp dụng hình phạt tử hình. Hiệp ước này yêu cầu phải phê chuẩn và có cho phép bảo lưu. 

Quốc gia A ngay khi ký Hiệp ước đã đưa ra bảo lưu đối với điều khoản áp dụng biện pháp tử hình. Sau đó, ngày 19/11/2004, cả 3 quốc gia A, B và C đã phê chuẩn Hiệp ước mà không có bảo lưu (quốc gia A khi ký có bảo lưu nhưng khi phê chuẩn không nhắc lại bảo lưu đó). Quốc gia D đã gửi kèm văn kiện phê chuẩn một tuyên bố bảo lưu: “Các điều khoản củaHiệp ước ràng buộc quốc gia D, trừ điều khoản áp dụng biện pháp  tử hình”. Quốc gia C phản đối bảo lưu này của quốc gia D và tuyên bố hai bên không có quan hệ điều ước. Quốc gia B cũng phản đối bảo lưu nhưng không phản đối Hiệp ước có hiệu lực giữa quốc gia B và D.  Quốc gia A im lặng. 

Hãy phân tích và xác định hiệu lực của Hiệp ước hợp tác chống khủng bố và điều khoản áp dụng biện pháp tử hình trong mối quan hệ giữa bốn quốc gia A, B, C, D.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I - LÍ LUẬN CHUNG

Theo quy định tại Công ước Viên về Luật Điều ước ngày 23 tháng 5 năm 1969

Bảo lưu : “ Bảo lưu” là một tuyên bố đơn phương với bất kì cách diễn đạt hoặc tên gọi nào, được quốc gia đưa ra khi kí, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lí của một số điều khoản nhất định của điều ước khi áp dụng đối với quốc gia đó.

Khi một quốc gia thành viên của điều ước quốc tế tuyên bố bảo lưu một hay một số điều khoản trong điều ước và việc bảo lưu đó là hợp pháp, thì việc chấp thuận hay phản đối tuyên bố bảo lưu đó của các quốc gia thành viên khác sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định, được quy định tại Điều 23, Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 như sau: “1. Một bảo lưu đề … bảo lưu đó đề ra.”

II - GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Trước hết, trường hợp quốc gia A khi ký có đưa ra bảo lưu đối với điều khoản áp dụng biện pháp tử hình nhưng ngay sau đó, ngày 19/11/2004, A lại phê chuẩn Hiệp ước mà không có bảo lưu. Do đó, việc bảo lưu của quốc gia A khi ký không có giá trị pháp lý và quốc gia A qua việc phê chuẩn, đã chấp nhận chịu sự ràng buộc của Điều ước (Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế).

Xét trường hợp tuyên bố bảo lưu và văn kiện phê chuẩn một tuyên bố bảo lưu của quốc gia D là hợp pháp, do đó việc chấp thuận, phản đối của các quốc gia thành viên còn lại của điều ước quốc tế về vấn đề Không áp dụng biện pháp tử hình sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý nhất định. Dựa vào các căn cứ pháp lí nêu trên, ta thấy quan hệ điều ước giữa các quốc gia thay đổi như sau:

1. Căn cứ theo khoản 5 Điều 20 Công ước Viên 1969,chấp nhận và phản đối bảo lưu:” Theo qui định tại các khoản 2 và 4 và trừ khi điều ước có qui định khác, một bảo lưu coi như được quốc gia khác chấp thuận nếu quốc gia này không đưa ra phản đối bảo lưu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bỏa lưu hoặc vào ngày quốc gia này biểu thị đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của điều ước, nếu thời hạn 12 tháng nêu trên đã chấm dứt” và điểm a Khoản 4 Điều 20 “Việc chấp thuận một bảo lưu của một quốc gia kí kết khác sẽ làm cho quốc gia đưa ra bảo lưu trở thành một thành viên của điều ước này trong quan hệ với quốc gia kí kết khác nêu trên, nếu hoặc khi điều ước đó có hiệu lực đối với các quốc gia đó”.

Xét việc trước hành động bảo lưu của quốc gia D, quốc gia A im lặng và sau 12 tháng xem như Quốc gia A chấp thuận bảo lưu của quốc gia D về văn kiện phê chuẩn một tuyên bố bảo lưu. Vì vậy giữa quốc gia A và quốc gia D vẫn tồn tại quan hệ điều ước quốc tế về chống khủng bố, theo đó, quốc gia D sẽ Không áp dụng biện pháp tử hình và tương tự, quốc gia A cũng sẽ không áp dụng biện pháp tử hình để vô hiệu hóa tất cả các hoạt động khủng bố ở nước mình. 

2. Căn cứ vào điểm b Khoản 4 Điều 20 Công ước viên 1969 “ Việc phản đối một bảo lưu của một quốc gia kí kết khác không cản trở việc điều ước này có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đưa ra bảo lưu, trừ khí quốc gia phản đối bảo lưu đã biểu thị ý định và ngược lại”. 

- Quốc gia C phản đối bảo lưu của quốc gia D và tuyên bố giữa hai quốc gia sẽ không có quan hệ điều ước, do đó giữa C và D không tồn tại quan hệ điều ước về hợp tác chống khủng bố.

- Quốc gia B phản đối nhưng không phản đối Hiệp ước có hiệu lực giữa quốc gia B và D. Như vậy giữa B và D vẫn tồn tại quan hệ điều ước tuy nhiên điều khoản bảo lưu cũng như văn kiện phê chuẩn tuyên bố bảo lưu đi kèm của D thì không được áp dụng.

- Giữa các quốc gia A, B, C vẫn tồn tại quan hệ điều ước như đã thỏa thuận vì giữa các quốc gia này không có bảo lưu ( khoản 2 Điều 20 Công ước Viên 1969): quốc gia thành viên sẽ áp dụng việc áp dụng mọi biện pháp để vô hiệu hóa tất cả các hoạt động khủng bố, kể cả áp dụng hình phạt tử hình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ước Viên về Luật Điều ước ngày 23 tháng 5 năm 1969
2. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội 2007.
3. Khoa luật - đại học quốc gia, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 1997.
4. Lê Mai Anh và Trần Văn Thắng, Luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn, Nxb. Giáo dục, Hà nội, 2001.
5. Các văn bản công pháp quốc tế và văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2006.
6. http://www.un.org

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

Cảm ơn bạn Trần Mạnh đã chia sẻ tài liệu này!

No comments:

Post a Comment