21/05/2014
Nhóm nhạc The Three Tenor - Bài tập cá nhân Mỹ học
Nhắc đến dòng nhạc Opera là người ta nghĩ đến những tenor lừng danh của nước Ý, đặc biệt nổi bật nhất là nhóm The Three Tenor. Nhóm nhạc tập hợp bởi 3 con người tài năng – 3 giọng tenor nổi tiếng nhất thế giới. Tuy thành lập, hoạt động đã lâu, nhưng những bản nhạc do nhóm nhạc này trình bày vẫn là những ca khúc theo dòng nhạc cổ điển được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Đặc biệt là ca khúc O sole mio (của Di Capua) đã đưa nhóm nhac gồm 3 tenor tài năng này lên một đỉnh cao mới, trở thành tượng đài của dòng nhạc Opera trong lịch sử. Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu nhóm nhạc The Three Tenor với những thăng trầm trong quá trình hoạt động, những giải thưởng đã đạt được, cùng với sự cảm nhận trong màn biểu diễn nhạc phẩm O sole mio của nhóm nhạc này.

NỘI DUNG

1. Giới thiệu về nhóm nhạc The Three Tenor.

- Quá trình thành lập và hoạt động

The Three Tenor là tên được đặt cho một nhóm nhạc là tập hợp gồm 3 tenor nổi danh nhất thời bấy giờ : Plácido Domingo, José Carreras và Luciano Pavarotti. Đây là ý tưởng của nhà sản xuất người Ý Mario Dradi. Năm 1990, José Carreras vừa điều trị thành công cho căn bệnh ung thư bạch cầu của mình, ông muốn tổ chức một buổi biểu diễn nhằm quyên tiền cho quỹ Ung thư bạch cầu quốc tế José Carreras, Mario Dradi đã đưa ra ý tưởng tập hợp 3 tenor là Carreras, Pavarotti, Domingo thành một nhóm nhạc trình diễn trong buổi biểu diễn này, đây cũng là cách mà Domingo và Pavarotti lựa chọn để chào đón Carreras trở lại thế giới opera sau một thời gian dài nghỉ ngơi chữa bệnh. 3 tenor này đã sử dụng tên nhóm nhạc The Three Tenor để biểu diễn trong suốt những 1990 – 2000.

Sau màn trình diễn ở Rome vào năm 1990 gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả toàn cầu, cả 3 lại hát cùng nhau trong buổi hòa nhạc của nhà sản xuất Hungary Tibor Rudas tại Sân vận động Dodger ở Los Angeles để bế mạc World Cup 1994, sau đó họ lại biểu diễn dưới tháp Eiffel trong World Cup 1998, tại Yokohama cho World Cup 2002. Họ cũng tổ chức nhiều tour diễn qua các thành phố lớn trên thế giới hoặc các đấu trường lớn tương tự.

Sau thành công vang dội từ 2 màn biểu diễn năm 1990 và 1994, The three Tenor quyết định tổ chức một tour diễn thế giới trong suốt những năm 1996-1997. Đến năm 2000, the three tenor lại sống lại tại Las Vegas, Washington, DC. Buổi hòa nhạc cuối cùng của họ diễn ra vào năm 2003 tại Bath.

Đi kèm với các buổi biểu diễn là sự thành công về mặt thương mại, một loạt các bản thu âm của nhóm được bán chạy, trong đó đáng kể nhất là “The Three Tenor In Concert” năm giữ kỉ lục thế giới cho album nhạc cổ điển bán chạy nhất, và cac khúc “O sole mio” là ca khúc vang danh nhất, luôn được cả 3 tenor hát cùng với nhau mỗi khi biểu diễn.

Sự thành công của nhóm nhạc đã khiến rất nhiều phiên bản nhóm nhạc Tenor trên thế giới dần xuất hiện, VD: Ireland tenor, Ten tenor, Canada Tenors, IL Divo…

- Các thành viên:

Như đã nói ở trên, The Three Tenor gồm có 3 thành viên là José Carreras, Plácio Domingo, Luciano Pavarotti.

Luciano Pavarotti sinh ngày 12 tháng 10 năm 1935 tại Modena, Italia. Ngay từ khi còn là thiếu niên, Pavarotti đã tham gia vào ban hợp xướng của thành phố cùng với cha là Fernando. Thành công đầu tiên, giải nhất Liên hoan ca nhạc quốc tế Llangollen, Wales đã bắt nguồn cho hoài bão trở thành một giọng tenor hay nhất thế giới của chàng trai trẻ Luciano. Từ bỏ việc học ở trường sư phạm, Pavarotti theo học 2 thầy dạy nhạc nổi tiếng của Italia lúc bấy giờ là Arrigo Pola và Ettore Campogalliani. Sau những ngày khổ luyện, Luciano đã được đền đáp xứng đáng với giải nhất Concorso Internazionale 1961 và được giao vai diễn opera đầu tiên trong đời, vai Rodolfo trong vở La Bohemer, hát tại nhà hát Reggio Emilia. Vai diễn này đã tạo nên một ấn tượng cực kì mạnh mẽ trong giới chuyên gia âm nhạc giao hưởng của Italia vì vậy Luciano liên tục được mời thủ những vai tenor chính diễn trên toàn nuớc Italia. Trong một thời gian rất ngắn, tài năng của Pavarotti đã nổi tiếng thế giới và được mời thủ vai chính trong vở nhạc kịch Trà 
Hoa Nữ nổi tiếng ở Belgrade. Sau đó là các vai diễn để đời trong các vở opera kinh điển như Aida, Ballo in Maschera, L'Elisir d'Amore, Callaveria Rusticana, La Fille du Régiment, Otello, William Tell... Các bài hát nổi tiếng nhất của ông là Nessun Dorma, Caruso, La Donna Mobile, Trà Hoa Nữ, Và một vì sao vẫn sáng.... - Trong sự nghiệp nổi tiếng của mình, Luciano Pavarotti đã hát ở tất cả những nhà hát danh giá nhất thế giới như Metropolitan Opera (New York), Basstile (Paris), La Fenice (Viene), Royal Opera House Convert Garden (London), La Scala (Milan), Sydney Opera House (Sydney)... Khán giả của ông rất đông (kỷ lục là hơn 300 ngàn người (ở tháp Effel, Paris) trong đó có cả những nguyên thủ quốc gia, công chúa, hoàng tử của hoàng gia các nước Châu Âu. Luciano Pavarotti được coi là giọng tenor hay nhất thế giới hiện nay, và là một trong top 10 tenor trong lịch sử âm nhạc cổ điển. Ông được khá nhiều giải Emmy, Grammy, nhiều lần được bầu là ca sĩ hay nhất cũng như là nghệ sĩ được hâm mộ nhất trong năm của Italia và Châu Âu. Ông cũng là một nghệ sĩ có tấm lòng bác ái với danh hiệu Đại Sứ Hòa Bình Thế Giới. 

"Một trong những giọng ca tenor vĩ đại nhất thế giới... Bệnh tật không làm sao biến đổi được giọng hát tuyệt vời của ông, cái mà nó làm biến đổi được là cả một con người". (Tạp chí Newsweek)- Những lời nhận xét trên được dành cho José Carreras, giọng nam cao tài danh đương đại, cùng với Luciano Pavarotti và Placido Domingos lập thành bộ ba Tenor hay nhất thế giới trong 3 thập niên gần đây.I. Sơ Lược Tiểu Sử:- Năm 1972, tạp chí Ovation đã miêu tả giọng hát của một chàng trai trẻ, thủ vai Pinkerton trong vở Madama Butterfly tại nhà hát Opera New York như thế này "đó là một giọng tenor ấm ngọt như mật ong, khỏe, rõ ràng và tràn đầy cảm xúc tuyệt vời". Chàng trai trẻ đó chính là José Carreras. - José Carreras ra đời ngày 5 tháng 12 năm 1946 tại Barcelona, thủ phủ xứ Catalan, một vùng đất với nền văn hóa đặc trưng của Tây Ban Nha, với tên khai sinh là Josep. Ông là con út trong gia đình ba anh chị em nên được cưng chiều hết mực, có lẽ một phần cũng vì năm trước đó đất nước Tây Ban Nha vừa kết thúc nội chiến nên mọi người được sống thanh bình. Gia đình Carreras cũng đã thử chuyển sang sinh sống ở Argentina vào năm 1951 nhưng chỉ sau một năm thì lòng yêu nước cũng đã khiến họ quay về. Cha của ông sau đó trở thành một cảnh sát giao thông trong khi mẹ ông mở một tiệm uốn tóc nho nhỏ. chú bé Josep- Carreras, cũng như những danh ca khác, đã bộc lộ năng khiếu và lòng yêu thích ca hát ngay từ nhỏ. Ông đã hát cho những hành khách chung chuyến tàu từ Argentina về quê nhà Barcelona với gia đình mình nghe, ông cũng hát cho những hành khách trong tiệm uốn tóc be bé của mẹ. Carreras vẫn còn nhớ một kỉ niệm vui năm ông 6 tuổi, vào một ngày đẹp trời, sau khi đi xem buổi trình diễn của danh ca Mario Lanza về, cậu bé Carreras đã say sưa hát đi hát lại bài hát bất hủ La Donna E Mobile, đến nỗi khi cả nhà càu nhàu, cậu bé chui vào phòng tắm, khóa cửa lại và tiếp tục hát.- May mắn cho giới mộ điệu Opera (và cũng là may mắn cho các thành viên khác trong gia đình Carreras, những người đợi dài cổ mà vẫn không tắm được), sau hơn 3 giờ chịu đựng thì mẹ của Carreras quyết định đầu hàng trước sự yêu thích ca hát của đứa con trai út cưng. Cậu bé được học hát và học đàn piano với người cô giáo đầu tiên là Magda Prunera, mẹ của một trong những người bạn thân của cậu lúc ấy. Năm lên 8 cậu bắt đầu được chọn là giọng nam chính trong ca đoàn của trường. Tài năng của chú bé nhanh chóng được biết đến, cũng trong năm ấy, bài hát La Donna E Mobile của cậu bé 8 tuổi Carrerasđã được Đài Phát Thanh Quốc Gia Tây Ban Nha phát trên toàn quốc.  Năm 11 tuổi Carreras đã được nhà hát Opera Barcelona (The Gran Teatro del Liceo) mời thủ vai diễn đầu tiên trong đời, vai chú bé dẫn truyện trong vở de Falla’s El retablo de Maese Pedro. - Năm 18 tuổi, Carreras bắt đầu con đường nghệ thuật bằng việc theo học với Francisco Puig, sau đó là Juan Ruax, người mà ông vô cùng tôn kính, được ông xem như cha đẻ đã dẫn dắt mình vào con đường nghệ thuật. Chính Ruax đã chỉnh sửa từng câu từng chữ trong vai diễn tenor đầu tiên của chàng tra trẻ Carreras, vai Liceo trong vở Flavio in Norma. 
Vai diễn tuy nhỏ nhưng lại là một bước nhảy vọt trong sự nghiệp của Carreras, vì tuy hát rất ít nhưng chất giọng tuyệt vời của ông đã làm rúng động vai nữ chính và cũng là nghệ sĩ nổi danh Montserrat Caballe. Bà sau đó đã trân trọng mời ông diễn chung trong vở Donizetti,vai Lucrezia Borgia, vai diễn lớn đầu tiên trong đời nghệ thuật của Carreras. Nếu như Ruax là cha đẻ dẫn dắt Carreras vào con đường nghệ thuật thì Caballe có thể được xem là người từ mẫu trong nghệ thuật của Carreras. Bà đã nhận lời cùng ông diễn chung trong cả thảy 15 vở opera, góp phần đưa Carreras thăng tiếng trong sự nghiệp. Alan Byth, một nhà phê bình người Anh đã phải ngả mũ trước tài năng của chàng trai trẻ 25 tuổi và khen ngợi "Không có gì có thể phủ nhận được tài năng của chàng trai này. Không chỉ riêng vì giọng hát tenor truyền cảm ngọt ngào đặc trưng Tây Ban Nha mà còn vì khả năng truyền thụ cảm xúc đến khán giả, làm cho họ thấu hiểu ra cái hay trong các bản aria mà anh ta thể hiện". - Carreras tiếp tục con đường nghệ thuật với việc cộng tác cùng giám đốc nhà hát Opera San Francisco,Lofti Mansouri, người khi được đề nghị cho biết nhận xét về Carreras đã thốt lên "Đó là một trong những tài năng Opera tuyệt vời nhất mà tôi từng cộng tác. Tình yêu âm nhạc, sự thông minh, giọng hát tuyệt vời trầm ấm, tất cả cùng phối hợp một cách hoàn hảo để tạo ra một danh ca trong lịch sử". Đó hoàn toàn không phải là một sự khen ngợi chủ quan nếu như chúng ta biết rằng ở tuổi 28, khi mà rất nhiều nam danh ca khác chỉ mới bắt đầu đánh dấu tên tuổi của mình trong thế giới Opera thì Carreras đã thủ vai nam chính trong 24 vở nhạc kịch khác nhau ở cả Châu Âu lẫn Bắc Mỹ. Ông cũng là một trong những danh ca trẻ nhất được vinh dự trình diễn tại bốn nhà hát Opera nổi tiếng nhất thế giới Vienna Staatsoper (1974) trong vai Duke of Mantua (Rigoletto), London’s Royal Opera House (1974) trong vai Alfredo (La Traviata), New York Metropolitan Opera (1974) trong vai Cavaradossi (Tosca), và La Scala Milan (1975) trong vai Riccardo (Ballo in Maschera). Năm 1987, ở đỉnh cao sự nghiệp, Carreras bất ngờ được chẩn đoán mắc căn bệnh bạch cầu cấp tính và chỉ còn 10% cơ hội sống sót. Không hề lo lắng và run sợ,Carreras bình tĩnh chiến đấu với căn bệnh quái ác và sau rất nhiều cuộc phẫu thuật ở Barcelona cũng như Washington, ông đã chiến thắng được nó. - Sau khi bình phục, Carreras quyết tâm quay trở lại với Opera, với niềm đam mê duy nhất của đời mình. Người đầu tiên mà ông tìm đến là nhạc trưởng tài hoa người Áo Herbert von Karajan, người mà sau này chính ông đã phải tâm sự "ông ấy là một con người tuyệt vời, hiểu tôi như cha ruột của tôi vậy, thậm chí cái cách ông ấy chỉ huy dàn nhạc khi tôi trình diễn cũng làm cho tôi cảm thấy chỉ có ông ấy mới là người phát huy hết được tài năng của mình mà thôi". Đúng như vậy, một số buổi trình diễn cũng như ghi âm xuất sắc nhất của Carreras được ra đời trong thời gian mười năm cộng tác giữa hai người. Nhận xét của Carreras về Karajan là thế, vậy còn nhận xét của vị nhạc trưởng tài hoa người Áo về Carreras ra sao? Trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm 1989, chỉ trước khi mình qua đời ít lâu, Karajan đã nói "nếu như có một dàn nhạc ở đây thì tôi sẽ lập tức chỉ huy họ chơi vở Requiem của Verdi để được nghe Carreras hát lại bản aria Ingemisco. Đôi lúc tôi cũng không thể biết liệu Caruso có thể hát hay hơn thế hay không nữa. - Carreras đã quay lại với Opera, nhưng di chứng của căn bệnh bạch cầu quái ác cũng không cho phép ông biểu diễn nhiều như trước. Thay vì lưu diễn liên tục, Carreras tập trung vào nhưng buổi trình diễn ngắn và chỉ tham gia hát trong một hoặc hai vở Opera mỗi năm, hai vở Opera gần đây nhất mà ông tham gia trình diễn trong vai trò nam ca chính là vào năm 1998 ở Zurich và 1999 ở Washington, Mỹ. Thời gian còn lại ông chủ yếu dùng ảnh hưởng của mình để gây quỹ cho Quỹ Quốc Tế Chống Bệch Bạch Cầu José Carreras, phần lớn tiền thu được từ các buổi biểu diễn của ông cũng được dành để đóng góp cho Quỹ nói trên, với mục đích giúp đỡ những người bị mắc bệnh bạch cầu trên thế giới nhận được sự chữa trị tốt nhất.

Plácio Domingo dinh ngày 21 tháng 1 năm 1941 tại Madrid, Tây Ban Nha sau đó chuyển đến Mexico cùng gia đình. Ông từng học piano trong một lớp học tư nhân và sau đó được nhận vào học tại Nhạc viện Âm nhạc Quốc gia ở Mexico City. Năm 1957, Domingo đã có buổi biểu diễn chuyên nghiệp đầu tiên của mình cùng với mẹ, tại buổi hòa nhạc ở Mérida, Yucatán. Ông đã trình diễn màn opera đầu tiên của mình trong buổi hòa nhạc Manuel Fernández Caballero của công ty Zarzuela – Giagantes y cabezudos, ông hát trong vai trò giọng nam trung. Sau đó, ông gắng sức luyện tập cuối cùng được nhận biểu diễn trong dàn opera quốc gia với vai trò là một giọng nam cao. Từ đó đến nay, ông đã trình diễn nhiều bản opera tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là được mời biểu diễn trong chuyến thăm của Giáo hoàng Benedict XVI tại Nationals Park… Domingo đã có hơn 100 bản ghi âm, hầu hết trong số đó là những vở opera đầy đủ,ông cũng xuất hiện nhiều trong các vở opera phim, vd: Jean-Pierre Ponnelle’s Madama Butterfly…, nhận được nhiều giải Emmy, Grammy, danh hiệu tiến sĩ danh dự, danh dự hiệp sĩ chỉ huy của Lệnh của Đế chế Anh năm 2002, huân chương tự do năm 2011, huân chương danh dự từ Oman năm 2012. Ông có đóng góp rất lớn với các sáng kiến nhân đạo cho nhân loại như: tổ chức Operalia tìm kiếm tài năng opera trẻ, các buổi hòa nhạc hỗ trợ người khiếm thính, thành lập tổ chức Ciudad dela Alegria Foundation hỗ trợ trẻ em mồ côi, người có thu nhập thấp…

2. Tác phẩm “O sole mio” của Di Capua.

Một trong những màn biểu diễn thành công nhất của The Three Tenor phải kể đến đó là phần trình diễn nhạc phẩm O sole mio. Ca khúc này đã đi vào lòng người và trở thành ca khúc tiêu biểu cho dòng nhạc opera, cũng như sự thành công của nhóm The Three Tenor.

Eduardo di Capua (12 tháng 3 năm 1865 – 3 tháng 10 năm 1917) là một ca sĩ và nhà soạn nhạc người Ý.

Ông sinh tại Napoli năm 1865. Cùng với nhà thơ Giovanni Capurro, di Capua đã viết nên tác phẩm "'O Sole Mio" (Mặt trời của tôi), được nhiều nhạc sĩ thể hiện cả ở phong cách cổ điển và đại chúng. Ông còn có tác phẩm "Marie, Ah Marie", là một bài hát Napoli khác. Có rất nhiều phiên bản của O sole mio nhưng nó thường được hát bằng ngôn ngữ gốc là tiếng Neapolitan. Rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng sau này đã sử dụng O sole mio như là một nguồn cảm hứng chính cho những tác phẩm sau này của họ, vd: Elvis Presley, Tony Martin, Christopher Lee…

Nội dung của  O sole mio viết về tình cảm dạt dào tuổi thanh xuân của những người trẻ với một nửa tâm hồn của mình. Vẻ đẹp đó được ví “ hơn cả ánh dương, hơn cả vầng mặt trời” bởi “ em là vầng mặt trời sáng nhất của riêng tôi”

Lyric của bài hát:

Che bella cosa 'na jurnata 'e sole
N'aria serene doppo 'na tempesta
Pe'll'aria fresca pare già 'na festa
Che bella cosa 'na jurnata e'sole

Ma n'atu sole
Cchiu' bello oi ne'
'O sole mio
Sta 'nfronte a te

Quanno fa notte e 'o sole se ne scenne
Me vene quase 'na malincunia

Sotto 'a fenesta toia restarria
Quanno fa notte e 'o sole se ne scenne

Ma n'atu sole
Cchiu' bello oi ne'
'O sole mio
Sta 'nfronte a te

'O sole 'O sole mio

Sta 'nfronte a te
Sta 'nfronte a te

Ma n'atu sole
Chiu' bello oi ne'
'O sole mio
Sta 'nfronte a te
Tạm dịch:
Ôi đẹp làm sao!
Một ngày nắng tỏa
Cơn gió êm dịu
Sau cơn bão giông
Không khí trong lành
Trông như ngày hội
Ôi đẹp làm sao!
Một ngày nắng tỏa

Nhưng ánh dương khác
Còn sáng ngời hơn
Mặt trời riêng tôi 
Nơi gương mặt em!

Khi màn đêm xuống
Mặt trời ngủ yên
Tôi dần bắt đầu
Cảm thấy hiu quạnh

Tôi ngay bên dưới
Cửa sổ phòng em
Khi màn đêm xuống
Mặt trời ngủ yên

Nhưng ánh dương khác
Còn sáng ngời hơn
Mặt trời riêng tôi 
Nơi gương mặt em!

Ánh dương riêng tôi

Nơi gương mặt em
Nơi gương mặt em

Nhưng ánh dương khác
Còn sáng ngời hơn
Mặt trời riêng tôi 
Nơi gương mặt em!...

Đây là một bản tình ca ngọt ngào kể về chàng trai đang ca ngợi người yêu của mình với vẻ đẹp của nữ thần mặt trời. Kết hợp với giọng hát du dương của The Three Tenor, bài hát đưa thính giả lọt vào một khung cảnh đẹp đầy lãng mạn của buổi sớm bình minh với “không khí trong lành, ánh nắng lan tỏa” hay một đêm lấp lánh ánh sao với vầng trăng hiu quạnh, cảnh đẹp nhưng trong tâm trí người nghe, nó không sánh với vẻ đẹp của người con gái trong bài hát bởi “ nhưng ánh dương khác, còn sáng ngời hơn, mặt trời của riêng tôi, nơi gương mặt em”. Đoạn điệp khúc này được lặp lại nhiều lần như thể muốn khẳng định tình cảm mãnh liệt của chàng trai này. Có thể, với anh ta, khi thế giới trở nên hiu quạnh, anh ấy vẫn không cô đơn, vì anh ấy có một “ mặt trời của riêng tôi”.

Bản tình ca opera này được yêu thích không chỉ bởi sự ngọt ngào sâu lắng trong từng vần thơ, mà còn bởi sự tha thiết, lưu luyến trong mỗi dòng nhạc. Nó khiến người nghe cảm nhận được vẻ đẹp của tình yêu và sự mãnh liệt của tuổi trẻ. Giọng hát ấm áp đầy truyền cảm của The Three Tenor khi thổi vào ca khúc này thực sự đã khiến từng vần thơ sống dậy, xoay chuyển rồi trầm lắng trong lòng mỗi người nghe.

KẾT LUẬN

Qua sự tìm hiểu nhóm nhạc The Three Tenor và ca khúc  O sole mio của Di Capua,ta đã có thêm một nhận thức mới về cái Đẹp ở trong thế giới nghệ thuật hiện nay. Đó là một cái Đẹp ngọt ngào, tình cảm, một cái Đẹp được hun đúc từ những tài năng nổi bật nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David B. Knight (1 January 2006). Landscapes in Music: Space, Place, And Time in the World's Great Music. Rowman & Littlefield. pp. 193–. ISBN 978-0-7425-4116-0. Retrieved 30 July 2013. "Luciano Pavorotti, Placido Domingo, and Jose Carreras or, as they are popularly called, the "Three Tenors," attracted worldwide attention during the 1990 World Cup when six thousand people filled the Roman Baths of Caracalla ..."
2. Leon Żurawicki (2 September 2010). Neuromarketing: Exploring the Brain of the Consumer. Springer. pp. 209–. ISBN 978-3-540-77829-5. Retrieved 30 July 2013. "Such was the case of the Three Tenors. When Luciano Pavarotti and Placido Domingo thought of welcoming their leukemia surviving friend and operatic rival – Jose ́ Carreras – they came up with the idea of a huge ..."
3. Emmis Communications (December 2000). Orange Coast Magazine. Emmis Communications. pp. 46–. ISSN 02790483. Retrieved 30 July 2013.
4. Hugh Dauncey; Geoff Hare (1999). France and the 1998 World Cup: The National Impact of a World Sporting Event. Frank Cass. pp. 194–. ISBN 978-0-7146-4887-3. Retrieved 30 July 2013. "Accompanied by the Orchestre de Paris, Carreras, Domingo and Pavarotti were heard by an estimated 150,000 ... music, synthetic image and laser concert on the Champs-de- Mars in front of a rather bigger audience than the three tenors had ..."
5. Peter Wynter Bee (October 2007). People of the Day 2. People of the Day Limited. pp. 47–.ISBN 978-0-9548110-1-3. Retrieved 30 July 2013.
6. Three Tenors in Traditional World Cup Performance. Los Angeles Times. 28 June 2002. Retrieved 27 August 2013.
7. Noel Hynd (1 SeptembeBath, Somersetr 2009). The Prodigy: Author's Revised Edition. Damnation Books. pp. 244–. ISBN 978-1-61572-022-4. Retrieved 30 July 2013.
8. Orient-express Magazine. Venice Simplon-Orient-Express Limited. 1996. p. 32. Retrieved 30 July 2013. "The Three Tenors' tour begins on June 29 at the Kasumigaoka National Stadium in Tokyo, then on July 6, it is Wembley Stadium in London, scene of Pavarotti's solo triumph a decade ago. Vienna Prater Stadium follows on July 1 3, the New ..."
9. TIM SMITH (February 1997). 3 Tenors Ticket Sales Not Bringing Down The House. SunSentinel. Retrieved 26 August 2013.


Cảm ơn bạn Phan Nhật Quỳnh đã chia sẻ tài liệu này!

No comments:

Post a Comment