Đề bài:
Tháng 9/1945, Minotta trao trả nền độc lập cho nhân dân các vùng lãnh thổ thuộc địa của Minotta là X, Y, Z, Bêta và Gamma. Tháng 12/1945, ba nước X, Y, Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định về việc thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang là X, Y, Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế. Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định “Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”.
Tháng 9/1980, bang X ký kết Hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki với quốc gia Bêta. Quốc hội của bang X đã thông qua Hiệp định và Quốc hội của Bêta đã phê duyệt Hiệp định. Theo quy định của Hiệp định, Hiệp định có hiệu lực ngày 16/2/1981.
Tháng 2/1981. Anpha gửi Công hàm cho Bê ta khẳng định hiệp định ký kết không đúng thẩm quyền theo pháp luật của Anpha vì vậy Hiệp định vô hiệu theo quy định của Luật Quốc tế. Tuy nhiên Bê ta khẳng định X đã ký kết Hiệp định với tư cách một bang của Anpha. X cũng khẳng định, X có đủ thẩm quyền ký kết Hiệp định vì theo quy định của Hiến pháp liên bang Anpha “Các bang thuộc liên bang có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch”
Hãy xác định hiệu lực của Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biến giới Maiki? Cho biết các cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực đó và giải thích?
Tháng 9/1980, bang X ký kết Hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki với quốc gia Bêta. Quốc hội của bang X đã thông qua Hiệp định và Quốc hội của Bêta đã phê duyệt Hiệp định. Theo quy định của Hiệp định, Hiệp định có hiệu lực ngày 16/2/1981.
Tháng 2/1981. Anpha gửi Công hàm cho Bê ta khẳng định hiệp định ký kết không đúng thẩm quyền theo pháp luật của Anpha vì vậy Hiệp định vô hiệu theo quy định của Luật Quốc tế. Tuy nhiên Bê ta khẳng định X đã ký kết Hiệp định với tư cách một bang của Anpha. X cũng khẳng định, X có đủ thẩm quyền ký kết Hiệp định vì theo quy định của Hiến pháp liên bang Anpha “Các bang thuộc liên bang có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch”
Hãy xác định hiệu lực của Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biến giới Maiki? Cho biết các cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực đó và giải thích?
Bài làm
Thứ nhất, có thể khẳng định Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông Maiki giữa bang X và quốc gia Bêta bị vô hiệu.
Ba nước X, Y, Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định về việc thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang là X, Y, Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế. Có thể thấy, X, Y, Z là 3 bang cấu thành nên Liên bang Anpha. Tình hình an ninh, chính trị, kinh tế của mỗi bang đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình của Liên bang. Vì vậy, trước những vấn đề liên quan trực tiếp đến tình hình chung, Liên bang Anpha hoàn toàn có quyền được tham gia quyết định
Theo dữ kiện của đề bài, Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch được tiến hành tại sông biên giới Maiki. Đây được coi là biên giới tự nhiên thuộc biên giới trên bộ theo quy định của Luật Quốc tế. Theo đó, quy chế qua lại của người, phương tiện, hàng hóa hoạt động ở khu vực biên giới, quy chế sử dụng nguồn nước, sử dụng sông suối biên giới, khai thác tài nguyên ở vùng biên giới… đều thuộc chế độ pháp lý của biên giới quốc gia. Cũng căn cứ vào pháp luật Quốc tế, về nguyên tắc, những vấn đề biên giới lãnh thổ là thẩm quyền của các cơ quan nhà nước cấp trung ương . Quy định trên xuất phát từ tầm quan trọng của biên giới đối với vấn đề an ninh chính trị, kinh tế, xã hội…của một quốc gia. Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định “Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”. Như vậy, Liên bang Anpha hoàn toàn có đầy đủ điều kiện để tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, cụ thể là Liên bang Anpha hoàn toàn có tư cách chủ thể để tham gia kí kết Hiệp định. Việc bang X viện dẫn quy định của Hiến pháp liên bang Anpha “Các bang thuộc liên bang có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch” là không chính xác. Nếu như đây là một hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch bình thường và được thực hiện ở một khu vực khác ngoài khu vực biên giới lãnh thổ thì bang X hoàn toàn có thẩm quyền ký kết theo quy định của Hiến pháp Liên bang. Tuy nhiên, Hiệp định trên lại được ký kết và thống nhất thực hiện tại khu vực sông biên giới giữa bang X và quốc gia Bêta – khu vực hết sức nhạy cảm có khả năng ảnh hưởng đến an ninh chính trị, kinh tế, xã hội của toàn liên bang. Cho dù hiệp định trên có hay không có khả năng ảnh hưởng đến tình hình chính trị, an ninh, xã hội thì việc bang X tự ý kí với quốc gia Bêta mà không thông qua Liên bang Anpha là hoàn toàn sai thẩm quyền. Như vậy, Hiệp định phân định vùng đánh bắt các và khai thác hoạt động du lịch trên sông Maika giữa bang X và quốc gia Bê ta không có hiệu lực do sai về thẩm quyền kí kết và nội dung kí kết theo quy định của Luật quốc tế.
Thứ hai, căn cứ pháp lý dùng để xác định hiệu lực ở đây có thể căn cứ vào nguyên tắc chung của luật Quốc tế và Hiến pháp Liên Bang.
Điều 2 Hiến pháp quy định “Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”. Như vậy, Liên bang có tư cách tham gia mọi quan hệ quốc tế liên quan đến Anpha
Hiến pháp Liên bang cũng quy định: “Các bang thuộc liên bang có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch” Như vậy, các bang chỉ có quyền tự mình tham gia kí kết các thỏa thuận quốc tế trong các lĩnh vực trên, còn đối với những vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia thì bang X không có quyền tự quyết định mà không thông qua Liên bang.
Bên cạnh đó nguyên tắc chung đối với quy chế pháp lý của viên giới quốc gia trong luật quốc tế cũng quy định, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quy chế này thuộc thẩm quyển của cơ quan nhà nước cấp trung ương và các vấn đề liên quan đến phân định biên giới luôn được thực hiện giữa hai quốc gia thông qua một hiệp định , cụ thể ở đây là Liên bang Anpha sẽ là chủ thể đứng ra kí kết và thực hiện các vấn đề trên.
Ba nước X, Y, Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định về việc thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang là X, Y, Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế. Có thể thấy, X, Y, Z là 3 bang cấu thành nên Liên bang Anpha. Tình hình an ninh, chính trị, kinh tế của mỗi bang đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình của Liên bang. Vì vậy, trước những vấn đề liên quan trực tiếp đến tình hình chung, Liên bang Anpha hoàn toàn có quyền được tham gia quyết định
Theo dữ kiện của đề bài, Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch được tiến hành tại sông biên giới Maiki. Đây được coi là biên giới tự nhiên thuộc biên giới trên bộ theo quy định của Luật Quốc tế. Theo đó, quy chế qua lại của người, phương tiện, hàng hóa hoạt động ở khu vực biên giới, quy chế sử dụng nguồn nước, sử dụng sông suối biên giới, khai thác tài nguyên ở vùng biên giới… đều thuộc chế độ pháp lý của biên giới quốc gia. Cũng căn cứ vào pháp luật Quốc tế, về nguyên tắc, những vấn đề biên giới lãnh thổ là thẩm quyền của các cơ quan nhà nước cấp trung ương . Quy định trên xuất phát từ tầm quan trọng của biên giới đối với vấn đề an ninh chính trị, kinh tế, xã hội…của một quốc gia. Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định “Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”. Như vậy, Liên bang Anpha hoàn toàn có đầy đủ điều kiện để tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, cụ thể là Liên bang Anpha hoàn toàn có tư cách chủ thể để tham gia kí kết Hiệp định. Việc bang X viện dẫn quy định của Hiến pháp liên bang Anpha “Các bang thuộc liên bang có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch” là không chính xác. Nếu như đây là một hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch bình thường và được thực hiện ở một khu vực khác ngoài khu vực biên giới lãnh thổ thì bang X hoàn toàn có thẩm quyền ký kết theo quy định của Hiến pháp Liên bang. Tuy nhiên, Hiệp định trên lại được ký kết và thống nhất thực hiện tại khu vực sông biên giới giữa bang X và quốc gia Bêta – khu vực hết sức nhạy cảm có khả năng ảnh hưởng đến an ninh chính trị, kinh tế, xã hội của toàn liên bang. Cho dù hiệp định trên có hay không có khả năng ảnh hưởng đến tình hình chính trị, an ninh, xã hội thì việc bang X tự ý kí với quốc gia Bêta mà không thông qua Liên bang Anpha là hoàn toàn sai thẩm quyền. Như vậy, Hiệp định phân định vùng đánh bắt các và khai thác hoạt động du lịch trên sông Maika giữa bang X và quốc gia Bê ta không có hiệu lực do sai về thẩm quyền kí kết và nội dung kí kết theo quy định của Luật quốc tế.
Thứ hai, căn cứ pháp lý dùng để xác định hiệu lực ở đây có thể căn cứ vào nguyên tắc chung của luật Quốc tế và Hiến pháp Liên Bang.
Điều 2 Hiến pháp quy định “Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”. Như vậy, Liên bang có tư cách tham gia mọi quan hệ quốc tế liên quan đến Anpha
Hiến pháp Liên bang cũng quy định: “Các bang thuộc liên bang có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch” Như vậy, các bang chỉ có quyền tự mình tham gia kí kết các thỏa thuận quốc tế trong các lĩnh vực trên, còn đối với những vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia thì bang X không có quyền tự quyết định mà không thông qua Liên bang.
Bên cạnh đó nguyên tắc chung đối với quy chế pháp lý của viên giới quốc gia trong luật quốc tế cũng quy định, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quy chế này thuộc thẩm quyển của cơ quan nhà nước cấp trung ương và các vấn đề liên quan đến phân định biên giới luôn được thực hiện giữa hai quốc gia thông qua một hiệp định , cụ thể ở đây là Liên bang Anpha sẽ là chủ thể đứng ra kí kết và thực hiện các vấn đề trên.
Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form tại đây.
No comments:
Post a Comment