15/11/2013
Đề cương ôn tập Luật Thương mại 1: Bản chất pháp lý công ty hợp danh
VẤN ĐỀ 3: BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY HỢP DANH


1. Khái niệm

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

- Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Trong quá trình hoạt động công ty hợp danh ko được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.


2. Đặc điểm:

a. Thành viên công ty

- Tối thiểu phải có 2 thành viên hợp danh (cá nhân), có thể có thêm thành viên góp vốn (cá nhân, pháp nhân).
- Thành viên hợp danh ko được làm chủ DNTN hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
- Thành viên hợp danh: phải là cá nhân, có quyền ngang nhau trong quản lý công ty, chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới vs hoạt động của công ty. Tất cả thành viên hợp danh đều là đại diện theo pháp luật của công ty.
- Thành viên góp vốn: có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, thường ko tham gia vào quản lý công ty, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp hoặc cam kết góp.
- Thành viên góp vốn chết, người thừa kế đương nhiên trở thành thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh chết, người thừa kế chỉ trở thành thành viên hợp danh nếu được HDTV đồng ý.

b. Trách nhiệm tài sản của công ty và thành viên

- Công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty (tài sản của các thành viên góp và sang tên cho công ty).
- Thành viên hợp danh chịu chế độ trách nhiệm vô hạn.
- Thành viên góp vốn chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn đã góp hoặc cam kết.

c. Tư cách pháp lý

Công tu hợp danh là loại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:

- Được thành lập hợp pháp.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật.

3. Quy chế pháp lý về vốn của công ty hợp danh

a. Góp vốn và tài sản góp vốn

- Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
- Nếu ko góp đúng và đủ số vốn như đã cam kết thì số vốn chưa góp đó bị coi là khoản nợ của thành viên đó với công ty; nếu gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm BTTH.
- Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết thành viên nhận được giấy chứng nhận phần vốn góp.
- Định giá tài sản góp vốn
- Chuyển quyền sở hữu theo qui định của pháp luật.

b. Chuyển nhượng vốn: thành viên hợp danh chỉ được chuyền nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại (K3 Đ133 LDN).

c. Vấn đề huy động vốn của công ty hợp danh

Công ty hợp danh ko được phép phát hành chứng khoán.

Tăng vốn:

- Huy động thêm vốn góp của các thành viên.
- Tiếp nhận thêm thành viên mới.
- Vay vốn.

Giảm vốn: được pháp luật cho phép, việc rút vốn phải được thông qua cơ quan đăng kí kinh doanh có thấm quyền.

d. Hạn chế của công ty hợp danh

- Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh -> rủi ro mất toàn bộ tài sản.
- Hạn chế người ngoài gia nhập vào công ty -> công ty thường có qui mô nhỏ, khả năng huy động vốn kém.

4. Bài tập

Năm 2009 A, B, C, D cùng thành lập công ty hợp danh chuyên kinh doanh lương thực. A, B cam kết góp 500tr, C cam kết góp nhà giá trị 1 tỷ, D là thành viên góp vốn với cam kết góp bằng xe ô to được định giá bởi các thành viên là 600tr (giá trị thực tế lúc đó là 400tr).

a. Các thành viên phải góp vốn như thế nào?

A, B chuyển giao tiền cho công ty, được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp, có biên bản.
C, D định giá tài sản (các bên tự thỏa thuận định giá khi ms thành lập, khi công ty đã thành lập rồi thì thỏa thuận giữa một bên tham gia vs công ty).
Định giá bằng giá thị trường, nếu định giá cao hơn thì các thành viên liên đới chịu trách nhiệm.

b. Sau khi công ty thành lập B có thể thành lập một DNTN để kinh doanh lương thực ko?

Ko. Theo điều 133: thành viên hợp danh ko được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Chú ý:
- 1 Cá nhân ko được làm chủ 2 DNTN.
- PL cho phép cá nhân vừa là chủ DNTN vừa là thành viên CTHD, hoặc vừa tham gia vào CTHD vừa là thành viên HD nếu được các thành viên trong HDTV đồng ý.

c. năm 2010 công ty bị thua lỗ, tổng tài sản còn 2 tỷ, nợ 10 tỷ. Chiếc xe ô tô D góp vốn bị tai nạn, giá trị tài sản còn lại 50tr. Các thành viên yêu cầu D góp thêm 550tr để trả nợ, D có phải góp ko?

Ko. Ô tô là tài sản của công ty, do các thành viên cùng định giá cáo hơn mức thị trường (chênh lệch 200tr)  nên các thành viên liên đới chịu trách nhiệm. Do đó D chỉ phải bỏ thêm 50tr phần liên đới chịu trách nhiệm vs chiếc ô tô.

d. Các chủ nợ kiện đòi thành viên trả nợ có hợp pháp ko?

Ko hợp pháp. Phải kiện đòi công ty thông qua người đại diện.

No comments:

Post a Comment