MỞ ĐẦU
Trong giao tiếp việc vận dụng thành thạo và khéo léo các kĩ năng, đồng thời biết biến những hiểu biết của mình thành lợi thế trong cuộc giao tiếp sẽ góp phần rất quan trọng để đạt được mục đích giao tiếp của bản thân. Một trong những kĩ năng đó thì kĩ năng thuyết trình được xem là kĩ năng quan trọng nhất đóng vai trò truyền đạt thông tin đến người nghe sao cho có hiệu quả nhất. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em xin chọn nghiên cứu làm rõ đề bài: “Phân tích kĩ năng thuyết trình. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân.” làm bài tập học kì môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật.
NỘI DUNG
I. PHÂN TÍCH KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH
1. Khái niệm thuyết trình
Thuyết trình hay còn gọi là diễn thuyết là khả năng nói chuyện trước nhiều người về một vấn đề nào đó một cách có hệ thống.
Kĩ năng thuyết trình là một vũ khí quan trọng và lợi hại, một thế mạnh cạnh tranh của con người trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đối với sinh viên, thuyết trình là một hoạt động không thể thiếu bởi sinh viên thường xuyên được yêu cầu tra cứu tài liệu làm bài tập và trình bày trước lớp. Có được những bài thuyết trình thành công sẽ giúp cho sinh viên có thêm sự tự tin và thành công trong việc học tập ở trường, lớp.
Ví dụ: sinh viên thuyết trình đồ án trước hội đồng chấm điểm, nhân viên kinh doanh thuyết trình sản phẩm.
2. Chuẩn bị thuyết trình
Đứng trước nhiều người và nói chuyện với họ không chỉ có bạn, tôi mà ngay cả những nhà diễn thuyết chuyên nghiệp cũng có lúc lung túng, e ngại, căng thẳng. Để có thể đường hoàng, tự tin chúng ta cần có sự chuẩn bị chu đáo cho buổi nói chuyệ của mình.
a. Xác định tình huống của buổi thuyết trình.
Trước khi tiến hành buổi thuyết trình cần phải biết và hiểu rõ về hoàn cảnh, địa điểm của buổi thuyết trình
b. Đánh giá đúng bản thân.
Khi được mời nói chuyện hoặc trình bày về một vấn đề nào đó chúng ta cần cân nhắc hai vấn đề sau:
- Bản thân có am hiểu về vấn đề, có đủ thông tin để trình bày hay không?
- Con người, cương vị của mình có được người nghe chấp nhận hay không? Ở đây, bạn cần lưu ý rằng tầm quan trọng của vấn đề phải ngang tầm với người diễn thuyết, nếu không người nghe sẽ thiếu tin tưởng. Nếu một trong hai điều kiên trên không được đáp ứng thì bạn nên từ chối buổi thuyết trình.
Để thành công cũng cần xác định được những ưu điểm của mình và phát huy tối đa chúng. Ví dụ: giọng nói truyền cảm và rõ ràng hãy xem đó là một lợi thế hãy kể một vài câu chuyện ngụ ngôn hài hước, ngắn gọn phù hợp với buổi thuyết trình, câu chuyện sẽ giúp thư giãn và tạo sự hứng tú cho người nghe.
c. Tìm hiểu người nghe.
Bài thuyết trình phải được xây dựng xung quang vấn đề mà người nghe quan tâm, lấy người nghe làm trung tâm. Cùng một vấn đề nhưng nói cho những đối tượng khác nhau thì cách xây dựng bài trình bày cũng khác nhau ví dụ như cùng nói về vấn đề nhưng nếu trình bày trước lúa tuổi thanh thieeusd niên thì sẽ khác so với khi trình bày cùng vấn đề đo với những người đã đi làm và đã lập gia đình và cũng sẽ khác khi trình bày trước các cụ già…v.v. Càng hiểu rõ về thính giả của mình thì chúng ta càng tự tin khi thuyết trình và hướng tới đáp ứng tốt, đúng với nguyện vọng mong muốn của thính giả. Cụ thể những thông tin cần thu thập để phân tích: thông tin cá nhân, giới tính, độ tuổi, trình độ, quan điểm sống, mối quan tâm, giá trị riêng của từng người hoặc nhóm người… tốt nhất là chúng ta nên chuẩn bị trước để có thể lập được danh sách phân loại thính giả để tiếp cận tốt hơn, dễ dàng hơn.
Chúng ta cũng cần xác định rõ được ai là người trực tiếp lắng nghe chúng ta? Ai là người không trực tiếp nhưng có thể vẫn sẽ gián tiếp lắng nghe chúng ta? Và ai là người đưa ra quyết định cuối cùng cho buổi thuyết trình của mình? Đồng thời cũng cần dự đoán những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, ví dụ: khi chúng ta đưa ra những vấn đề thuyết trình có tính chất nhạy cảm thì phản ứng của thính giả sẽ như thế nào? Phản ứng đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến buổi thuyết trình?.. Việc xác định được trước những tình huống có thể xảy ra giúp chúng ta xử lí được các tình huống phát sinh. Ta không nên biểu hiện thái độ cho mình là đúng và cũng không nên dùng những lời nói tính chất hài hước vì rất dễ “xúc phạm” đến thính giả ( ví dụ như đụng chạm đến những người bị khuyết tật, ly hôn, người bị nhiễm HIV, người vừa gặp thất bại trong kinh doanh..). Một trong những bí quyết thành công của người thuyết trình đó là luôn ở tư thế chủ động, luôn lường trước được mội tình huống có thể xảy ra, biết biến điều bất lợi thành có lợi. Số lượng tính giả cũng có ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp và cách thức tổ chức buổi thuyết trình. Nếu số lượng người ít thì điều kiện giao tiếp với tính giả sẽ nhiều hơn và ta có thể kết hợp vừa thuyết trình vừa trả lời thắc mắc của thính giả, hoặc có thể cùng thảo luận về những vấn đề có liên quan. Còn nếu trường hợp số lượng đông thì buổi thuyết trình mang tính chất giao lưu nhiều hơn, vì vậy bài nói chuyện phải rõ ràng, dễ hiểu, thông điệp muốn truyền tải phải thông suốt có như vậy thì chúng ta mới kéo được số đông hứng thú nghe bài thuyết trình của ta.
d. Xác định mục đích và mục tiêu của bài nói chuyện
Trước khi chuẩn bị nội dung bài thuyết trình cần xác định rõ mục đích của nó. Bạn nói chuyện với mục đích cung cấp thông tin cho người nghe, thuyết phục người nghe hay để góp vui? Trên cơ sở mục đích mà đề ra mục tiêu. Mục tiêu của bài trình bày cần phải cụ thể để đánh giá được mức độ thành công của buổi thuyết trình. Chẳng hạn, sau buổi giới thiệu sản phảm thì mục tiêu là người nghe biết thông tin về sản phẩm kinh doanh của công ty và có nhu cầu sử dụng sản phẩm.. Một bài thuyết trình thành công khi người thuyết trình hình dung ra kết quả sẽ đạt được sau buổi thuyết trình là gì? Đâu là thông điệp mà mình muốn truyền tải trong chủ đề đặt ra? Từ đó xây dựng cho mình các mục tiêu sẽ phải đạt được trong buổi thuyết trình. Thông thường khi thuyết trình, điều hiển nhiên là ta phải biết mục đích mình nói là để làm gì, mục tiêu mình nói là để đạt được điều gì,..? những điều càng cơ bản thì ta lại càng cần phải xác định rõ ràng, kĩ càng.
e. Chuẩn bị bài nói chuyện
Bài nói chuyện cần được chuẩn bị một cách chu đáo. Bạn có thể thảo sẵn bài thuyết trình ra giấy hay chí ít cũng phải lập một đề cương chi tiết các ý cần trình bày và những dẫn chứng, số liệu minh họa cho mỗi ý, không nên quá tin tưởng vào trí nhớ của mình vì đôi khi trí nhớ sẽ làm hại bạn. Nếu đây là lần đầu bạn diễn thuyết thì cần phải tập dược trước. Sự chuẩn bị tốt sẽ làm bạn tự tin hơn trong quá trình nói chuyện. Mỗi bài thuyết trình thường có ba phần: mở đầu, khai triển ( nội dung) và phần kêt luận. Chuẩn bị bài thuyết trình cũng đồng nghĩa là chuẩn bị ba phần này.
- Chuẩn bị phần mở đầu
Phần mở đầu của bài thuyết trình có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề và thu hút sự chú ý của người nghe. Có nhiều cách dẫn nhập, tùy theo tình huống cụ thể bạn có thể chọn một trong các cách sau đây khi mở đầu bài thuyết trình của mình:
+ Dẫn nhập trực tiếp: nêu thẳng chủ đề và mục đích của bài nói chuyện, các vấn đề chính sẽ được trình bày. Dẫn nhập trực tiếp tạo cho người nghe nhanh chóng nắm bắt được vấn đề chính của bài thuyết trình vì thế thích hợp cho những buổi thuyết trình mang tính công việc nghiêm túc và quan tâm đến nội dung của bài thuyết trình.
+ Dẫn nhập bằng cách đặt câu hỏi: bằng cách đặt ra những câu hỏi ngay phấn mở đầu khiến người nghe phải suy nghĩ đến chủ đề của bài nói chuyện. Cách dẫn nhập này không những thu hút được sự chú ý của người nghe mà còn kích thích họ suy nghĩ theo một hướng nhất định tạo thuận lợi cho việc thuyết trình nội dung bài nói chuyện.
+ Dẫn nhập bằng cách trích dẫn lời nói của doanh nhân: một câu trích dẫn hợp lý có thể là một cách mở đầu thú vị.
Ngoài những cách mở đầu nói trên còn có những cách mở đầu khác. Tùy theo tình huống, đặc điểm của người nghe và sở thích của bạn mà chọn cách mở đầu phù hợp. Tuy nhiên, dù mở đầu theo cách nào bạn cũng cần lưu ý 1 số điểm sau: mở đầu quá dài dễ làm giảm hứng thú của người nghe; tránh mở đầu không ăn nhập với chủ đề; tránh cách mở đầu thiếu tự tin.
- Chuẩn bị phần khai triển
Trong quá trình khai triển, bạn phải đưa ra đc các ý chính, phân tích chứng minh để làm rõ vấn đề mà bạn muốn trình bày, qua đó thể hiện đc ý tưởng của bạn. khi chuẩn bị phần này, bạn cần lưu ý một số phần sau đây:
+ Để bài nói chuyện có sức thuyết phục, bạn không nên nói chung chung kiểu “hô khẩu hiệu”,mà phải đua ra đc những ví dụ những số liệu cụ thể minh họa cho mỗi ý, mỗi luận điểm của mình.
+ Tùy theo tính chất của buổi nói chuyện bạn có thể chuẩn bị thêm những câu chuyện vui, khôi hài để làm tăng không khí cho buổi nói chuyện đỡ căng thẳng và duy trì sự chú ý của người nghe. Tuy nhiên, sự khôi hài cũng cần có giới hạn.
- Chuẩn bị phần kết
Theo quy luật của sự chú ý thì ở những giây phút cuối cùng của buổi nói chuyện người nghe lại một lần nữa dồn sự chú ý vào bạn, kể cả những người nãy giờ không nghe gì. Bạn cần biết lợi dụng sự chú ý này để chốt lại cho người nghe những điểm then chốt của bài thuyết trình và tùy theo tính chất, mục đích của buổi nói chuyện mà đưa ra lời chúc mừng, Lời kêu gọi hoặc đề ra nhiệu vụ trong tương lai. Và tất nhiên bạn đừng quên cảm ơn người nghe vì đã lắng nghe bạn
3. Tiến hành thuyết trình
Khi tiến hành thuyết trình bạn cần chú ý các điểm sau
- Muốn tạo ấn tượng tốt cho người nghe cần chú ý:
+ Ăn mặc nghiêm túc lịch sự và phù hợp với tính chất của buổi thuyết trình.
+ Khi đi lên bục dáng đi phải thể hiện sự đàng hoàng, đĩnh đach, tự tin, không cần vội vàng nhưng cũng không chậm chạp ung dung thong thả quá.
Nếu bạn bước từ ngoài vào thì bạn cần tiếp súc bằng mắt với người nghe, mỉm cười với họ. Nếu thấy người nghe nhiệt liệt vỗ tay chào đón bạn thì bạn nên dừng lại trong giây lát, mỉm cười chào họ sau đó mới bước lên bục.
+ Đứng trên bục, bạn cần đứng thẳng với tư thế tự nhiên, không bỏ tay vào túi quần, mắt nhìn thẳng xuống người nghe, ánh mắt nhẹ nhàng, tôn trọng và quan tâm.
+ Trước khi bắt đầu nói chuyện, bạn cần tự giới thiệu về bản thân mình. Thường thì người chủ tọa sẽ giới thiệu bạn, trong trường hợp đó bạn có thể bổ sung đôi điều…. Nói chung phần giới thiệu nên ngắn gọn, không rườm rà, dài dòng.
+ Nói to, rõ ràng, đủ để người xa nhất cũng có thể nghe thấy.
+ Cần thay đổi tốc độ, nhịp độ nói: khi lên khi xuống, khi trầm khi bổng, khi nhanh khi chậm, khi lướt qua hay nhấn mạnh tùy théo nội dung mà bạn trình bày.
+ Trong quá trình bày, thường xuyên đưa mắt nhìn xuống mọi người, bao quát tất cả những người có mặt trong phòng, đừng để ai có cảm giác bị bạn “bỏ rơi”.
+ Ngoài ánh mắt, bạn cần sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ khác như nét mặt, cử chỉ, động tác. Tuy nhiên cần sử dụng chúng một cách tự nhiên và hợp lý.
+ Bạn có thể đi lại trong khi nói chuyện, song không nên rời khỏ tầm nhìn của một nhóm người nào đó quá lâu.
4. Kết thúc thuyết trình
Bạn cần biết kết thúc bài nói chuyện đúng lúc, khi bạn đã dùng tới cụm từ “cuối cùng là…” thì có nghĩa là chỉ còn vài phút nữa thôi là buổi nói chuyện kết thúc. Nếu sau đó bạn lại nói “ một điểm nữa…” thì người nghe sẽ rất ức chế.
Sau khi tóm tắt lại những ý then chốt của bài nói chuyện và tuy theo tính chất mà đưa ra lời kêu gọi, lời chúc và nhớ cảm ơn thính giả vì đã chú ý lăng nghe bạn. Trong trường hợp cần thiết, bạn nên dành một ít thời gian để giải đáp những ý kiến những câu hỏi của người nghe.
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN GIAO TIẾP CỦA BẢN THÂN
Trong cuộc sống của một sinh viên kĩ năng thuyết trình là rất quan trọng, ngay cả trong việc học tập khi trình bày bài tập của mình trước lớp, hay trong những công việc làm thêm ngoài cuộc sống. Kĩ năng thuyết trình đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng phần lớn sinh viên nói chung và bản thân em nói riêng vẫn còn khá yếu kém và hầu như chưa biết làm thế nào để tạo nên một buổi thuyết trình thành công, hiệu quả.
Nhìn chung bản thân em cũng đã đạt được những thành công nhất định trong việc vận dụng kĩ năng thuyết trình trong cuộc sống của mình:
Trong học tập, trước buổi thyết trình tôi đã có những sự chuẩn bị kĩ càng sao cho bài thuyết trình của mình ngắn gọn, súc tích nhất, mặc dù chỉ nêu lên những nội dung chính của bài viết nhưng bản thân vẫn phải làm cho người nghe hiểu được những gì mà mình đã nghiên cứu trong bài viết. Để làm được điều đó em đã đọc trước bài viết sau đó nếu nắm bắt và nhanh chóng thâu tóm được nội dung chính thì sẽ có thể không cấn sử dụng đến bài viết đó nữa, nhưng để chắc chắn thì em vẫn hay dùng bút nhớ gạch ra những ý chính trong bài vì như vậy mình sẽ trình bày được các ý một cách trình tự không bị lặp hoặc bỏ sót ý.
Khi thuyết trình, ngay khi mở đầu em luôn cố gắng tạo sự thu hút cho người nghe, đôi lúc dẫn dắt bằng một vài số liệu thống kê về tình trạng hiện thực của vấn đề đang chuẩn bị nói tới, hoặc cũng có khi đặt ra một vài câu hỏi mở để người nghe cùng suy nghĩ sau đó sẽ trình bày bài thuyết trình như một cách trả lời thắc mắc cho họ. Để bài nói không bị nhàm chán thì em đã luôn thay đổi tốc độ và nhịp độ nói, đối với những nội dung quan trọng thì luôn đọc với giọng nhấn mạnh để người nghe chú ý và ghi nhớ. Trong quá trình trình bày em luôn đưa mắt nhìn tới người nghe, kết hợp với động tác tay để tạo sự phong phú cho bài thuyết trình tránh sự khô khan, cứng nhắc.
Tuy nhiên bên cạnh đó, bản thân em cảm thấy mình vẫn còn nhiều điểm thiếu sót trong quá trình vận dụng kĩ năng thuyết trình của bản thân trong học tập và công việc.
Thứ nhất, việc trau dồi kiến thức cho bản thân để có một sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề còn chưa thật sự tốt, kiến thức còn nhiều lỗ hổng nhiều khi không đủ thông tin để cung cấp cho người nghe.
Thứ hai, trong quá trình thuyết trình giọng nói còn chưa thật sự truyền cảm và thu hút người nghe, bài nói chưa lưu loắt còn ngấp ngứ và nhiều từ đệm không cần thiết.
Thứ ba, phong thái thyết trình chưa thật sự tạo cho bản thân một tâm thế tự tin, đôi khi do lo lắng và lung túng nên có thể gãi đầu hoặc đứng khép người… làm cho người nghe giảm hứng thú theo dõi bài thuyết trình của ta.
KẾT LUẬN
Kĩ năng giao tiếp tạo cho mối quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp hơn, giúp mọi người có thể gần gũi đồng thời tạo lập niêm tin trong cuộc sống cũng như công việc. Trong đó kĩ năng thuyết trình là một kĩ năng quan trọng nhưng lại rất khó để có thể vận dụng được tốt vì vậy bản thân mỗi người đều cần có sự luyện tập trau dồi để có thể hoàn thiện kĩ năng giao tiếp của bản thân
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Văn Đức, Giáo trình kĩ năng giao tiếp, Nxb. Hà Nội, 2005.
2. Tim Hidle, Kĩ năng thuyết trình, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006.
3. Tạp chí nghề luật.
4. http://thongtinphapluatds.wordspress.com
5. http://www.law.cornell.edu/world
No comments:
Post a Comment