08/06/2015
Sự vận dụng nguyên tắc chủ nghĩa Mác – Lênin giải quết vấn đề tôn giáo của Đảng và nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Bài tập học kỳ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin.

Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo, có tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào, có tôn giáo nội sinh. Trong những năm qua tôn giáo ở Việt Nam phát triển phong phú và đa dạng. Vấn đề tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm, nếu ko giải quyết vấ đề này một cách khéo léo và đúng đắn thì sẽ dẫn đến những hậu quả lớn. Vì vậy trong pham vi bài tiểu luận này, tás giả xin được viết về đề tài: “Những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quết vấn đề tôn giáo và sự vận dụng nguyên tắc này của Đảng và nhà nước ở Việt Nam hiện nay.” 

NỘI DUNG

I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ TÔN GIÁO.

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác  - Lênin về tôn giáo.

a. Định nghĩa tôn giáo. 

Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.

b. Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo.

Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó. Việc đặt ra câu hỏi: “Tôn giáo là gì” mới chỉ được giới khoa học đặt ra trong thời gian gần đây, khi mà vấn đề tôn giáo trở thành bức xúc và phức tạp. Khi câu hỏi này được đặt ra cũng là lúc mà tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo xuất phát từ châu Âu khá sớm nhưng bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XIX.

Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ…

Rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa về tôn giáo có thể bao hàm mọi quan niệm của con người về tôn giáo nhưng có thể thấy rõ rằng khi nói đến tôn giáo là nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực và hư, của hai tính thiêng và tục và giữa chúng không có sự tách bạch.

Tôn giáo có rất nhiều nguồn gốc khác nhau bao gồm:

Thứ nhất, nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tôn giáo. Trong đó một số nguyên nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa con người với con người.

Thứ hai, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của của quá trình nhận thức. Đó là một quá trình phức tạp và mâu thuẫn, nó là sự thống nhất một cách biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan.

Cuối cùng là nguồn gốc tâm lí của tôn giáo. Ngay từ thời cổ đại, các nhà duy vật đã nghiên cứu đến ảnh hưởng của yếu tố tâm lý (tâm trạng, xúc cảm) đến sự ra đời của tôn giáo. Họ đã đưa ra luận điểm” “Sự sợ hãi sinh ra thần thánh”.

2. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xã hôi chủ nghĩa.

Các tôn giáo vẫn còn tồn tại lâu dài trong các nước xã hội chủ nghĩa là do nguyên nhân chủ yếu sau:

Đầu tiên là về nguyên nhân nhận thức: thế giới khách quan là vô cùng tân, nhiều hiện tượng tự nhiên đến nay con người vẫn chưa giải thích được. Do vậy tâm lý sợ hãi, trông chờ và nhờ cậy, tin tưởng vào thần thánh...chưa thể gạt bỏ khỏi ý thức của con người trong xã hội, trong đó có nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa. 

Tiếp theo là nguyên nhân tâm lý: tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người dân. Trong m ối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, thì ý thức xã hội bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội, trong đó tôn giáo lại là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất. Tín ngưỡng, tôn giáo đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệđến mức trở thành một kiểu sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu của cuộc sống. Cho nên, dù có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội... thì tín ngưỡng, tôn giáo cũng không thayđổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế, xã hội mà nó phản ánh.

Sau đó là nguyên nhân chính trị, xã hội: trong các nguyên tắc tôn giáo có những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là mặt giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo, đáp ứng được nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Mặt khác, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn, lật đổ... còn xảy ra ở nhiều nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo... cùng với những mối đe dọa khác là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại.                                                                                                               

Tiếp đến là nguyên nhân kinh tế: trong chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ còn nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Sự bất bình đẳng về kinh tế, văn hoá, xẫ hội vẫn là mọt thực tế. Đời sống vật chất của người dân chưa cao thì con người càng chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên may rủi. Điều đó làm con người có tâm lý thụ động, nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên. 

Cuối cùng là nguyên nhân văn hoá: do lợi ích đáp ứng mức độ nào đó nhu cầu văn hoá, tinh thần, giáo dục cộng đồng, đạo đức, phong cách lối sống của người dân. Vì vậy việc kế thừa, bảo tồn và phát huy văn hoá (có chọn lọc) của nhân loại trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết.

3. Nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin trong giải quết vấn đề tôn giáo.

Khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất là cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo, bởi vì: ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không như nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.

Thứ hai là khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội củ, xây dựng xã hội mới. điều đó nói lên rằng: muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo là gián tiếp đấu tranh với cái thế giới đang cần có ảo tưởng. Điều cần thiết trước hết phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nhèo đói và thất học... cùng những tệ nạn nảy sinh trong xã hội

Thứ ba là tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tính ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Quyền ấy không chỉ thể hiện về mặt pháp lý mà còn được thực hiện trên thực tiễn một cách nhất quán, xuyên suốt, lâu dài của các Đảng. Tuy nhiên, đi đôi với việc tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tính ngưỡng phải chống lại những kẻ lợi dụng tự do tín ngưỡng để chống phá cách mạng. 

Thứ tư là cần phân biệt 2 mặt nhu cầu tính ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tính ngưỡng tôn giáo. Vì có sự phân biệt được 2 mặt đó mới tránh khỏi khuynh hướng tả hoặc hữu trong quá trình quản lý, ứng xử với những vấn đề nảy sinh từ tín ngưỡng, tôn giáo. Nhu cầu tính ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của đồng bào có đạo sẽ còn tồn tại lâu dài, phải được tôn trọng và bảo đảm. Mọi biểu hiện vi phạm quyền ấy là trái với tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Trên đây là 4 nguyên tắc quan trọng cần phải chú ý khi giải quyết vấn đề về tôn giáo để có thể giúp đất nước phát triển ổn định và hòa bình.

II. VẬN DỤNG NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

1. Thực tiễn tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, gồm có các nhánh Phật giáo như Đại thừa, Tiểu thừa, Hòa Hảo..., một số nhánh Kitô giáo như Công giáo Rôma, Tin Lành, tôn giáo nội sinh như Đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác. Nền tín ngưỡng dân gian bản địa cho tới nay vẫn có ảnh hưởng nhất định tại Việt Nam

Trong số các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo có số tín đồ đông đảo nhất.  Theo thống kê dân số năm 2009 thì số tìn đồ Phật Giáo là 6.802.318 người trong đó 2.988.666 tín đồ ở thành thị và 3.813.652 tín đồ ở nông thôn.

Công giáo Rôma (hay Thiên Chúa giáo La Mã), lần đầu tiên tới Việt bởi những nhà truyền giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trước khi Việt Nam là một thuộc địa của Pháp. Theo thống kê năm 2009 ở Việt Nam có khoảng 5.677.086 tín đồ Công giáo trong đó có 1.776.694 tín đồ ở khu vực thành thị và 3.900.392 ở các khu vực nông thôn, địa phương có đông đảo tín đồ Công giáo nhất là tỉnh Đồng Nai với 797.702 tín đồ, và khoảng 6.000 nhà thờ tại nhiều nơi trên đất nước.

Đạo Hoà Hảo phát triển ở miền Tây Nam Bộ. Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ ba tại Việt Nam. tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ (Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa là tỉnh có số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước)

Cao Đài, hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là một tôn giáo bản địa Việt Nam do Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc thành lập năm 1926, với trung tâm là Tòa Thánh Tây Ninh. Theo điều tra Ban Tôn giáo chính phủ, có 3 triệu người tự xem mình là tín đồ Cao Đài phân bố tại 39 tỉnh thành cả nước.

Tin Lành được truyền vào Việt Nam năm 1911. Năm 2009, số tín đồ Tin Lành ở Việt Nam là 734.168  chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc và là tôn giáo chính của nhiều dân tộc thiểu số. Tỉnh có đông đảo tín đồ Tin Lành nhất là Đăk Lăk với 149.526 tín đồ.

Hầu hết tín đồ Hồi giáo và Hindu giáo tại Việt Nam là người Chăm. Người ta cho rằng Hồi giáo đã được truyền vào Việt Nam là khoảng thế kỉ 10, 11, ở cộng đồng người Chăm. Năm 2009, tại Việt Nam có khoảng 75.268 tín đồ Hồi giáo. 

Ngoài ra, ở Việt Nam còn có một số tôn giáo khác nhưng nó nhỏ lẻ không đáng kể và còn có một số người không có tôn giáo.

Về mặt tích cực thì tôn giáo là hình thức phản ánh đặc thù, phản ánh hư ảo thế giới hiện thực, tôn giáo đã góp phần chế ngự các hành vi phi đạo đức. Do tuân thủ những điều răn dạy về đạo đức của các tôn giáo, nhiều tín đồ đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm cho xã hội ngày càng thuần khiết. Ở Việt Nam giáo phái sống hòa thuận, không có xung đột dẫn đến chiến tranh như một số nước hồi giáo ở Trung Đông.

Bên cạnh đó thì tôn giáo cũng có một số mặt tiêu cực. Một số người lợi dụng vào vấn đề tâm linh để lừa gạt người khác như vụ làm giả hài cốt nhằm tạo lòng tin để chiếm đoạt tài sản của vợ chồng nhà ngoại cảm “rởm” “cậu Thủy” của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam khoảng 8 tỷ đồng, … Còn có một số kẻ phản động chuyên đi kích động một số bà con giáo dân làm loạn để chống phá Đảng và Nhà nước ta… 

2. Chủ trương đường lối tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Về quan điểm, chính sách:

Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 

Hai là, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo.

Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nước ta hiện nay có hàng chục triệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo, phân bổ ở mọi vùng, miền, địa phương trong cả nước. Vì vậy, công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp, nhiều ngành.

Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo,.. của mình theo đúng quy định của pháp luật. Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

3. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới.

Để thực hiện tốt chính sách tôn giáo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng, trong những năm tới, theo tác giả cần làm tốt những nhiệm vụ cụ thể sau:

Một là, thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng, Nhà nước, quan tâm đúng mức đối với các vùng trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và dân trí cho nhân dân trong đó có đồng bào các tôn giáo.

Hai là, nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể đối với công tác tôn giáo. Trên cơ sở triển khai nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về tôn giáo, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức rõ yêu cầu nhiệm vụ của công tác tôn giáo trong tình hình mới.

Ba là, đẩy mạnh công tác tham mưu, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công tác tôn giáo, tích cực tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về tôn giáo, đồng thời bổ sung kịp thời những chính sách đối với tôn giáo ở những vùng, miền khác nhau

Bốn là, thực hiện tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, tạo điều kiện giúp đỡ Đại hội, Hội nghị thường niên của các tổ chức tôn giáo, xem xét cho đăng ký hoạt động một số tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật. Xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật và mọi hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để kích động, chia rẽ tôn giáo, dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia; góp phần đảm bảo an ninh chính trị ở địa phương.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra thực hiện chủ trương, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác tôn giáo hiện nay. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng đông tôn giáo.

Sáu là, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo. 

Bảy là, công tác đối ngoại tôn giáo và đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo trong tình hình hiện nay, cần chủ động và tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, các tỉnh, thành trong việc đối thoại và xử lý những vấn đề tôn giáo nhạy cảm đang được các thế lực thù địch lợi dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” để xuyên tạc tình hình tôn giáo và chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, gây sức ép với Nhà nước về tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. 

Tám là, tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo của Đảng , chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo Đồng thời xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

KẾT LUẬN

Như vậy, quan điểm của Đảng ta về tôn giáo là rõ ràng, nhất quán, đảm bảo quyền tự do, dân chủ. Trong khi đó, hiện nay, có những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vẫn cho rằng ở Việt Nam người dân không có quyền tự do tín ngưỡng, tôn của nhân loại, kìm hãm sự phát triển của tư duy con người trong những bức tường chật hẹp của những sách kinh, giáo điều. Nhưng cũng không thể không nhắc đến ý nghĩa của tôn giáo như là một phương thuốc giảm đau cho những con người đang bất lực trước tự nhiên kinh khủng và bí ẩn, đang rên siết trong gông cùm của nô dịch và đàn áp, bất công. Bởi vậy, khi nghiên cứu về tôn giáo phải nắm vững quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin, không thể chỉ xem xét nó một cách phiến diện trong những mặt tiêu cực và hạn chế.

Qua bài tập này, ta còn thấy tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm cần được giải quyết trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã hiểu được vấn đề tôn giáo rất quan trọng và đã đưa ra những nghị quyết hợp lí để giải quyết vấn đề này. Việc giải quyết hợp lí vấn đề tôn giáo giúp cho đất nước ta ổn định và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa được thuận lợi hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2005, Bộ giáo dục và đào tạo.
2. Bài viết “Tôn giáo tại Việt Nam”, http://vi.wikipedia.org/
3. Báo Văn hóa Nghệ An, bài viết “ Các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn giáo Việt Nam”, tác giả Đặng Thị Lan.
4. Báo Đời sống pháp luật, bài viết “Vợ chồng “cậu Thủy” tự xưng nhà ngoại cảm, chiếm đoạt 8 tỷ đồng”, tác giả Việt Hương.
5. Bài “Thực hiện chính sách tôn giáo theo tinh thần nghị quyết Đại hội XI của Đảng” , tác giả Chấn Hưng.
6. Bài “Tôn giáo và chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, tác giả Đại tá, PGS, TS, Trần Nam Chuân, Viện Chiến lược Quốc phòng/BQP

No comments:

Post a Comment