Bài tập học kỳ Kinh tế học đại cương.
A.MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới đến nay Việt Nam đã từng bước hội nhập với nền kinh tế chung của toàn thế giới.Đến nay Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nước có thu nhập thấp và đang lỗ lực theo đuổi mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.Làm thế nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu đó trong gần 10 năm nữa,khi mà nền kinh tế vĩ mô của chúng ta trở nên bất ổn trong thời gian gần đây.Sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ thế giới,khởi đầu là Mỹ đã làm cho nền kinh tế của chúng ta ngày càng khó khăn hơn.Đặc biệt là sự tăng mạnh về tỉ lệ lạm phát năm 2012 vừa qua khiến cho chúng ta ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc hoàn thành mục tiêu vào năm 2020.Chính vì thế việc tìm ra giải pháp để kiềm chế lạm phát,thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới là vô cùng quan trọng.Để tìm hiểu rõ hơn về vấn để này em chọn đề tài”tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 và một số giải pháp để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới”.
B.NỘI DUNG
I.Lí luận chung về lạm phát
1.1Khái niệm lạm phát
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát nhưng về cơ bản có thể thấy một vài khái niệm sau:
Thứ nhất,lạm phát là sự tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát là yếu tố tiền tệ.Đây là khái niệm lạm phát do các nhà kinh tế học trường phái cổ điển và tân cổ điển đưa ra.Đại diện tiêu biểu của nhóm này là nhà kinh tế học Milton Friedeman.
Thứ hai,lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của nền kinh tế và nguyên nhân của lạm phát không chỉ do yếu tố tiền tệ mà còn bao gồm những nguyên nhân khác như sự biến động giá cả của nguyên liệu đầu vào quan trọng như giá năng lượng,vật liệu.Khái niệm này là của nhà kinh tế học hiện đại-đại diện tiêu biểu là nhà kinh tế học Paul.A.Samuelso
Như vậy có thể thấy có nhiều định nghĩa khác nhau về lạm phát nhưng định nghĩa của các nhà kinh tế học hiện đại là được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu thị trường.Theo đó lạm phát được hiểu là sự gia tăng liên tục và kéo dài của mức giá chung.
Lạm phát được đặc trưng bởi tỉ lệ lạm phát hàng năm.Nhưng trong thực tế người ta thường dùng chỉ số giá tiêu dùng(CPI) để tính lạm phát
1.2.Quy mô của lạm phát
Quy mô của lạm phát được thể hiện ở mức độ lạm phát.Các nhà kinh tế thường phân chia 3 mức độ thể hiện quy mô của lạm phát như sau:
• Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số.Mức độ lạm phát này có tỉ lệ lạm phát dưới 10%
• Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát 2(hoặc 3) con số.Mức độ lạm phát này có tỉ lệ lạm phát từ 10%-200%.Khi mức độ lạm phát như vậy kéo dài nó có tác động mạnh đến nền kinh tế,thậm chí có thể gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng
• Siêu lạm phát.Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao.Mức độ lạm phát này có tỉ lệ lạm phát trên 200%
Nếu kết hợp cả 2 yếu tố là thời gian và mức độ lạm phát,người ta còn phân loại như sau:
• Lạm phát kinh niên:thời gian kéo dài trên 3 năm và tỉ lệ lạm phát đến 50%/năm
• Lạm phát nghiêm trọng:thời gian kéo dài trên 3 năm và tỉ lệ lạm phát trên 50%-200% trong một năm
• Siêu lạm phát:thời gian kéo dài trên một năm và tỉ lệ lạm phát trên 200%
Có thể thấy mức độ lạm phát càng lớn ,tỉ lệ lạm phát càng cao,thời gian lạm càng kéo dài càng có tác động mạnh đến nền kinh tế.Tác động của lạm phát chủ yếu là tác động tiêu cực
II.Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 và một số giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian tới
2.1.Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012
*Trong 6 tháng đầu năm
Có thể thấy rằng trong vòng 6 tháng đầu năm 2012 lạm phát giảm nhanh so với kì vọng.Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) trong 6 tháng đầu năm giảm tốc độ khá nhanh,vượt mọi dự báo vào gây ngỡ ngàng cho nhiều người:
- So với tháng trước, CPI tháng 1/2012 tăng 1% và tháng 2/2012 tăng 1,37%(bằng mức cùng kì năm 2009 nhưng là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua),tháng 3/2012 CPI chỉ tăng 0,16%(mức tăng thấp nhất trong vòng gần 2 năm qua,tăng 2,55% so với tháng 12/2011 và tăng 14,15% so với cùng kì năm trước)
- CPI tháng 4/2012 chỉ tăng 0,05% và là tháng thứ 9 liên tiếp tăng chậm với tháng cùng kì(tháng 8/2011 tăng 23,02%;tháng 9/2011 tăng 22,42%;tháng 10/2011 tăng 21,59%;tháng 11/2011 tăng 19,83%;tháng 12/2012 tăng 18,13%;tháng 1/2012 tăng 17,27%;tháng 2/2012 tăng 16,44%;tháng 3/2012 tăng 14,15%).Như vậy tổng cộng CPI trong 4 tháng đầu năm tăng 2,6% so với tháng 12/2011
- CPI tháng 5/2012 tăng trở lại với mức tăng 0,18% so với tháng trước
- CPI tháng 6/2012 đã giảm 0,26% so với tháng trước;so với tháng 12/2011 CPI tháng này còn tăng2,52%,so với tháng 6/2011 chỉ còn tăng 6,9%
Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2012 CPI nhóm hàng tăng mạnh nhất vẫn là lương thực,thực phẩm,ăn uống và giao thông.Nhóm hàng tăng thấp nhất là thuốc,dịch vụ y tế tiếp đó là văn hóa phẩm,dịch vụ giải trí…Bên cạnh đó tỉ giáVND với USD rất ổn định(chỉ tăng 0,32%),chỉ số giá vàng ổn định chỉ tăng 16,24%.Tuy nhiên so với cùng kì năm 2011 thì trong vòng 6 tháng đầu năm CPI vẫn còn cao với mức 12,2%(bảng 1)
Bảng 1: MỨC TĂNG CPI TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2012
Đơn vi(%)
Tháng 1/2012 2/2012 3/2012 4/2012 5/2012 6/2012
Mức tăng so với tháng trước 1 1,37 0,16 0,05 0,18 -0,26
Mức tăng so với cùng kì năm trước 17,27 16,44 14,15 10,54 8,4 6,9
Mức tăng so với tháng 12/2011 2,55
nguồn: tổng cục thống kê
*trong 6 tháng cuối năm
Có thể thấy ở giai đoạn 6 tháng đầu năm mức tăng chỉ số giá tiêu dùng(CPI) theo tháng tương đối ổn định. Tuy nhiên, ở giai đoạn nửa sau của năm, biên độ dao động của CPI theo tháng rất lớn, có những biến động bất thường, mức tăng giá không theo quy luật khi giá cứ tăng thấp dần vào cuối năm, tính từ tháng 9 với mức tăng lần lượt là 2,2%; 0,85%; 0,47% và 0,27%.(bảng 2)
Bảng 2:CPI CẢ NƯỚC TỪ THÁNG 12/2011- 12/2012
Nguồn tổng cục thống kê/gafin
Về CPI cả năm so với cùng kỳ, nhiều nhóm hàng có mức tăng, giảm giá thay đổi nhiều so với năm trước, trong đó, lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (năm nay tăng 3,26% và 8,14% trong khi năm trước là 29,34% và 18,58%. Trong khi đó, nhóm dịch vụ y tế - đóng góp nhiều nhất vào mức tăng CPI cả năm – đã có chuỗi điều chỉnh tăng 5 tháng liền, từ tháng 7 đến tháng 12.2012 với các mức tăng lần lượt là 4,65%; 7,71%; 23,87%, 7,78% và 6,66% (tính cả năm 2012, giá dịch vụ y tế tăng tới 45,23%). Mặt hàng xăng dầu cũng “đóng góp tích cực” khi tăng giá 6 lần, trong đó có tháng tăng tới 3 lần...(1)
2.2.Một số giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới
2.2.1 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát cao trong năm 2012
Thứ nhất,nguyên nhân về tiền tệ,tín dụng: do cung tiền trong những năm vừa qua có sự nới lỏng quá mức là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao ở nước ta. Nếu như năm 2000, tỷ lệ cung tiền trên GDP của Việt Nam chỉ ở mức dưới 60% thì đến cuối năm 2010 đã lên đến trên 130% GDP (tổng dư nợ tín dụng trên 110% GDP). Cung tiền của Việt Nam khá nhanh so với các nước trong khu vực. Tốc độ tăng cung tiền cao hơn tốc độ tăng GDP theo giá thực tế trong thời gian dài. Tốc độ tăng trưởng tiền tệ là 43,7%, tín dụng là 53,9% vào năm 2007, mức tăng kỷ lục này là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát cao vào năm 2008. Đến năm 2009, tình hình cung tiền quá mức nêu trên lại lặp lại dẫn đến lạm phát năm 2010, 2011 và 2012 lại bị đẩy lên cao.
Thứ hai,cơ cấu kinh tế, cơ cấu và hiệu quả đầu tư cũng đẩy lạm phát lên cao, đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bất ổn định các cân đối vĩ mô và đẩy lạm phát tăng cao trong thời gian vừa qua. Những yếu kém trong nội tại nền kinh tế đó là: cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư bất hợp lý và kém hiệu quả kéo dài, tích tụ trong nhiều thời kỳ, chưa được đổi mới. Nền kinh tế phát triển theo chiều rộng và dựa nhiều vào tăng vốn đầu tư; công nghệ lạc hậu, năng suất thấp. Cơ cấu nền kinh tế giữa các ngành, lĩnh vực chậm được chuyển đổi; sản xuất trong nước chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng gia công kéo dài quá lâu, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài...
Ngoài ra, hệ thống doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, hệ thống ngân hàng phát triển nhanh nhưng chưa bền vững, tài chính không minh bạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
2.2.2Một số giải pháp để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới
Thứ nhất, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ.
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý giá cả phù hợp với cơ chế thị trường.Đồng thời thực hiện quản lý nhà nước về giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ độc quyền phù hợp với cơ chế thị trường và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế bằng các biện pháp giám sát thị trường, kiểm soát chi phí, áp thuế.
Thứ ba, tái cơ cấu nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ tư, tạo động lực từ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Thứ năm, thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước.
Thứ sáu, tăng cường công tác phân tích, dự báo tình hình thế giới, khắc phục triệt để nguyên nhân lạm phát do yếu tố tâm lý.
Ngoài ra cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững,chuyển mạnh sang công nghiệp công nghệ cao,các ngành dịch vụ công nghệ cao và hiện đại.Đồng thời hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên quá lớn gây ô nhiễm môi trường.Thêm vào đó cần quản lí nguồn đầu tư của nhà nước có hiệu quả hơn,đặc biệt là các dự án đầu tư phải được thẩm định kĩ càng,có tham khảo rộng rãi trước khi phê duyệt.Thực hiện tốt cân đối thu chi,không để thâm hụt ngân sách cao,điều chỉnh mức chi tiêu công hợp lí,tránh thất thoát trong đầu tư,chống tham nhũng và cắt giảm các công trình đầu tư kém hiệu quả.
C. KẾT LUẬN
Lạm phát luôn có tầm quan trọng trong chính sách kinh tế của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng.Tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chống lạm phát và kiềm chế lạm phát là mục tiêu cơ bản để tăng trườn và phát triển kinh tế,ổn định xã hội,thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới.Vì vậy để có thể kiềm chế lạm phát,ổn định nền kinh tế của nước nhà thì Đảng và nhà nước ta luôn cần phải thận trọng trong mỗi bước đi của mình.Đồng thời cần phải có những biện pháp thiết thực hơn nữa để đẩy lùi lạm phát.Hi vọng rằng trong thời gian tới với sự nỗ lực không ngừng của Đảng và nhà nước thì tình hình lạm phát trong những năm tiếp theo sẽ ổn định để giúp cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển hơn.
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội,Giao trình kinh tế học đại cương,Nxb.CAND,Hà Nội 2002
2. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/luan-van-tinh-hinh-lam-phat-o-viet-nam-hien-nay-nguyen-nhan-va-giai-phap.1346875.html
3. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-tinh-hinh-lam-phat-o-viet-nam.1247343.html
4. http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-nam.gplist.286.gpopen.202192.gpside.1.gpnewtitle.nam-2012-duy-tri-lam-phat-8-tang-truong-6.asmx
5. http://www.worldbank.org/vi/news/feature/2012/12/26/vietnam-in-2012-lower-inflation-amidst-slower-growth
6. http://www.vietnamplus.vn/Home/Thuc-hien-viec-kiem-che-lam-phat-cua-ca-nam-2013/201211/171218.vnplus
7. http://sgtt.vn/Kinh-te/173805/Chi-so-gia-tieu-dung-2012-Mung-va-lo.html
8. luanvan.net.vn/luan-van/lam-phat-va-bien-phap-kiem-che-lam-phat-o-viet-nam-3665/
9. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/2/26/26/221703/Default.aspx
No comments:
Post a Comment