A - Xây dựng tình huống:
Ngày 2 tháng 2 năm 1962, B kết hôn với A và có hai người con là C và E. Năm 1980 C kết hôn với Q và có 3 người con là K, T, H. Hai vợ chồng C và Q có tổng tài sản 240.000.000 đồng. Ngày 25/11/2010, C chết có viết di chúc để lại toàn bộ di sản của mình cho vợ và ba người con.
D chỉ có một người thân duy nhất là B. có tài sản trị giá 120 triệu đồng. Ngày 10/10/2010, D chết, trước đó do lâm bệnh nặng biết mình không qua khỏi D có viết di chúc để lại toàn bộ di sản cho B.
Ngày 1/1/2011, A chết và để lại di chúc truất quyền thừa kế của B. Tài sản chung cua vợ chồng ông A, bà B là 720 triệu đồng.
B yêu cầu được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với di sản của C và A. Nhưng C và E không chấp nhận với lí do B đã được hưởng thừa kế di sản của D. Ngày 29/3/2011, B khởi kiện ra Tòa án yêu cầu được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với di sản cua C và A.
Các quy định của pháp luật mà Tòa đã áp dụng để giải quyết vụ việc:
Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Các Điều 219 , 646, 669, 675, 676, 677, 684 Bộ luật dân sự năm 2005.
B - Giải quyết tình huống:
Sau khi xác nhận tính hợp pháp của bản di chúc và các căn cứ pháp lý Tòa án quyết định chia như sau:
C là con của A và B. C kết hôn với Q từ năm 1980 có 3 người con là K, T, H. Tổng tài sản chung của vợ chồng C và Q là 240.000.000 đồng. Ngày 6 tháng 6 năm 2006 C chết di sản của C được xác định là C= 240.000.000 đồng: 2 = 120.000.000. Như vậy có thể thấy 240.000.000 là di sản nằm trong khối tài sản chung của C và Q, do vậy khi xác định di sản thừa kế phải chia đôi số tài sản này. Vì, trong quan hệ hôn nhân gia đình, “vợ và chồng có địa vị bình đẳng trong gia đình”. Với tư cách đồng sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì: “vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản”. Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết trước thì phần di sản của người chết trước được xác định là ½ giá trị trong tổng giá trị tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.
Tuy A và B không được chia di sản thừa kế theo di chúc nhung xác định A và B thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Theo Điểm a Khoản 1 Điều 676 và vẫn được hưởng giá trị di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 669 BLDS 2005 thì A và B được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật: A= B = 120.000.000 đồng x 2/3 = 13.333.333 đồng.
Theo di chúc Tòa án tiếp tục chia di sản cho vợ là Q và ba người con của C là K, T, H như sau:
Q= K = T = H = 120.000.000 đồng – ( 13.333.333 đồng x 2): 4 = 23.333.333 đồng.
Theo xác minh của tòa án: D chỉ có một người thân duy nhất là B. Ngày 10.10.2010 D chết trước đó do lâm bệnh nặng biết mình không qua khỏi D có viết di chúc để lại toàn bộ di sản cho B. Tổng tài sản mà B được hưởng là B = 120.000.000 đồng.
Ngày 1/1/2011, A chết, di chúc của A chỉ truất quyền thừa kế của B nhưng không nhắc đến việc định đoạt di sản nên di sản của A chia thừa kế theo pháp luật. Tổng tài sản của A và B là 720.000.000 đồng. Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết trước thì phần di sản của người chết trước được xác định là ½ giá trị trong tổng giá trị tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. A chết di sản của A được xác định là:
A = 720.000.000 đồng: 2 = 360.000.000 đồng;
Vì A được hưởng thừa kế 2/3 di sản của C để lại nên: A = 360.000.000 đồng + 13.333.333 đồng = 373.333.333 đồng;
Tuy B bị truất quyền thừa kế nhưng xác định B là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Theo Điểm a Khoản 1 Điều 676 và vẫn được hưởng giá trị di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 669 BLDS 2005 thì A và B được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật: B = 373.333.333 đồng : 3 x 2/3 = 82.962.962 đồng;
Theo Điều 674, 675 BLDS 2005, C và E thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nên phần di sản C và E được nhận là:
C = E = (373.333.333 đồng - 82.962.962 đồng): 2 = 145.185.185 đồng;
Vì C đã chết từ năm 2006 và theo luật thì người thừa kế là người còn sống vào thời điểm thừa kế. Nên tòa án căn cứ theo Điều 676, 677 về thừa kế thế vị thì các con của của C là K, T, H được hưởng thừa kế phần của cha mình:
K = T = Q (Thế vị) = 145.185.185 đồng: 3 = 48.395.061 đồng.
Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Bộ luật Dân sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2005.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập I, năm 2009.
3. Phùng Trung Tập, Luật Thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội 2008.
4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
5. Trang web. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com
No comments:
Post a Comment