TRẦN THẾ VƯỢNG
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Xây dựng luật về hoạt động giám sát của Quốc hội là một việc rất quan trọng và là một đòi hỏi cấp thiết đang đặt ra hiện nay nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý và góp phần tăng cường hiệu quả giám sát của Quốc hội.
Sau một thời gian chuẩn bị khá công phu, nghiêm tÚc, mặc dù còn phải tiếp tục hoàn thiện nhiều hơn nữa nhưng, về cơ bản, Dự án luật đã thể hiện được một cách tương đối toàn diện các vấn đề về hoạt động giám sát của Quốc hội, trong đó có vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội cũng như trách nhiệm của mỗi cơ quan trong quan hệ phối hợp thực hiện quyền giám sát.
I. Ý nghĩa quan trọng của việc dự án Luật thể hiện vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội.
Qua nghiên cứu dự án Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, chúng tôi thấy dự án Luật về cơ bản đã thể hiện được vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong lĩnh vực giám sát cũng nh trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong quan hệ này.Theo chúng tôi, việc Dự án Luật thể hiện các nội dung này là đúng đắn và rất cần thiết bởi những lý do sau:
1. Thẩm quyền chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội đã được Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Quốc hội năm 1992 và các quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội quy định. Tuy nhiên, những quy địnhnày chủ yếu mới chỉ dừng ở những vấn đề có tính nguyên tắc còn về nội dung cụ thể về thẩm quyền chỉ đạo, điều hoà, phối hợp và các biện pháp cụ thể để thực hiện thẩm quyền này như thế nào thì chưa được xác địnhrõ. Do vậy, việc dự án Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội tiếp tục qui địnhvề thẩm quyền này là hoàn toàn phù hợp với qui địnhcủa hiến pháp, phù hợp với qui địnhcủa hệ thống pháp luật hiện hànhvà đồng thời cũng là rất cần thiết nhằm tiếp tục cụ thể hoá qui địnhcủa hiến pháp năm 1992.
2. Trên thực tế, việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan này là rất cần thiết. Bởi vì, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội là những cơ quan được giao đảm trách những lĩnhvực công tác độc lập với nhau nhưng đều cùng mục đích là nhằm thực hiện và phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của Quốc hội. Để bảo
đảm cho các hoạt động của từng cơ quan này tập trung vào thực hiện có hiệu quả nhất các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội thì Quốc hội cần có sự chỉ đạo, điều hoà, phối hợp chung. Quốc hội không hoạt động thường xuyên. Do đó, việc Quốc hội giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội - cơ quan thường trực của Quốc hội thực hiện thẩm quyền này là tất yếu. Đồng thời, thông qua việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội mà Uỷ ban thường vụ Quốc hội giúp Quốc hội theo dõi và đánhgiá được hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.
3. Mỗi lĩnh vực hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội điều đãđược Hiến pháp, luật tổ chức Quốc hội và các qui chế hoạt động của chúng phân định. Tuy nhiên, do tínhchất hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội mà sự phân địnhnày cũng chỉ là tương đối; thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp có thể phân địnhrạch ròi, dẫn đến việc chồng chéo hoặc bỏ sót lĩnhvực cần giám sát giữa Hội đồng dân tộc với các Uỷ ban của Quốc hội và giữa các Uỷ ban với nhau. Do đó, cần có sự “trọng tài” của cơ quan có thẩm quyền mà không ai khác là Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
4. Với cơ cấu, số lượng thànhviên Uỷ ban thường vụ Quốc hội hiện nay và dự kiến trong những năm tới, để thực hiện đầy đủ và có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ giám sát theo quy địnhcủa Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thể không giao cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện một phần những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền giám sát của mình. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng đòi hỏi dự án Luật cần phải quy địnhthẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội.
II. Việc thể hiện những nội dung cụ thể về vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong dự án Luật.
Để có thể đánhgiá đầy đủ việc thực hiện những nội dung cụ thể về thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong dự án Luật, Trước hết chúng tôi xin khái quát lại một số quy địnhquan trọng nhất của chế địnhnày trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành.
Hiến pháp năm 1992 xác địnhUỷ ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền “Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội” (Điều 7 Điều 91). Luật tổ chức Quốc hội năm 1992 cụ thể hoá một bước thẩm quyền này như sau: “Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết địnhchương trìnhgiám sát hàng năm hàng quý; tự mìnhhoặc giao cho Hội đồng dân tộc và Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thực hiện chương trìnhgiám sát; xem xét, thảo luận các báo cáo và kiến nghị trong hoạt động giám sát...” (Điều 11). Đến các quy chế về hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội (1993), thẩm quyền này được tiếp tục cụ thể hoá thêm một bước. Theo đó, trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Giao cho Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội giám sát một số vấn đề trong chươngtrìnhgiám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và báo cáo kết quả với Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Xem xét chương trìnhhoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và Uỷ ban của Quốc hội để chỉ đạo, điều hoà và phối hợp.
- Sáu tháng một lần xem xét các báo cáo công tác của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát được giao; ba tháng một lần, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội họp với Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc và Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội để cho ý kiến chỉ đạo việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Khi cần thiết, Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội làm việc với Chủ tịch Hội đồng dân tộc và Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội về các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội; Hàng tháng, hàng quý, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tìnhhìnhhoạt động và chương trìnhcông tác của mình;
- Xem xét và trả lời các kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội về những vấn đề đặt ra trong hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội...
Như vậy, quan điểm xuyên suốt các văn bản về hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội là: Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thực hiện chức năng chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội nhằm đảm bảo cho các hoạt động giám sát riêng rẽ của Hội đồng dân tộc và từng Uỷ ban của Quốc hội được thực hiện thường xuyên, có sự phối hợp trong hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau, nội dung và thủ tục giám sát được thực hiện theo đúng quy địnhcủa Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội... Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu, có quyền đề nghị và hướng dẫn Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội tiến hànhhoạt động giám sát theo đúng quy địnhcủa pháp luật. Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát với Uỷ ban thường vụ Quốc hội và chịu trách nhiệm về hoạt động giám sát của mìnhTrước Quốc hội...
Qua nghiên cứu các quy địnhvề vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo,điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong các văn bản pháp luật hiện hành, chúng ta thấy các quy địnhnày còn chưa thật toàn diện, đầyđủ và cụ thể, mới chỉ dừng lại ở mức độ xác địnhmột số thủ tục, trìnhtự nhất định. Các quyđịnhhiện hànhchưa xác địnhrõ được quyền hạn cũng như trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Thường trực Hộiđồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban của Quốc hội trong mối quan hệ về chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả việc thực hiện vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội. Do đó, dự án Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiếp tục làm sáng tỏ và cụ thể hoá quy địnhcủa Hiến pháp 1992 về vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội.
Dự án Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội hiện nay không có chương, mục hay điều riêng quy địnhvề vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội. Những nội dung cụ thể về vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám của Hội đồng dân tộc được thể hiện trong nhiều điều, khoản của dự án Luật, như:
- Việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết địnhchương trìnhgiám sát trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; Việc Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội (Điều 7).
- Việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội cử các đoàn giám sát việc thi hànhHiến pháp, Luật, theo
đề nghị của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội (Điều 24);
- Việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện một số nội dung trong chương trìnhgiám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều 30);
- Việc Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội tham gia với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội giám sát việc ban hànhvăn bản của Chínhphủ, Thủ tướng Chínhphủ thuộc các lĩnhvực do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội phụ trách (Điều 32);
- Việc Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội tổ chức các đoàn giám sát việc thi hànhpháp luật theo phân công của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kết quả hoạt động giám sát cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều 41);
- Việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét và xử lý đối với báo cáo kết quả giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội (Điều 44);
Trước hết, về cách thức thể hiện, chúng tôi cho rằng việc dự án Luật thể hiện vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội theo cách thức không quy địnhtập trung trong một điều, một mục hay một chương riêng mà quy địnhlồng trong từng nội dung cụ thể của hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội (như đã nêu) là phù hợp. Điều này xuất phát từ tínhchất của hoạt động điều hànhcủa Uỷ ban thường vụ Quốc hội là gắn liền với từng lĩnh vực hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Đồng thời, về mặt kỹ thuật thì cách thể hiện như vậy cũng là phù hợp với bố cục chung của dự án Luật. Tuy nhiên, như chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau thì, nếu như trong dự án Luật có ít nhất một điều riêng quy địnhcó tínhchất nguyên tắc về nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội cũng như về mục đích và yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn này thì sẽ nâng được tầm quan trọng và làm nổi bật vấn đề hơn.
Về vấn đề nội dung các quy định, chúng tôi cho rằng, dự án Luật nhìn chung là đã thể hiện đượcnhững nội dung quan trọng về vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội cũng như trách nhiệm của các cơ quan này. Tuy nhiên, những nội dung này vẫn mới chỉ dừng ở mức độ hệ thống hoá những quy địnhđã có trong các văn bản hiện hànhmà chưa thực sự thể hiện được tinhthần đổi mới hoạt động của Quốc hội nói chung và của Uỷ ban thường vụ Quốc nói riêng trong các lĩnhvực hoạt động, trong đó có hoạt động giám sát nhưnghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hànhTrung Ương Đảng (khoá VII) đã đề ra.
Như đã dẫn ở phần trên, những quy địnhtrong dự án Luật mới chỉ dừng ở việc xác địnhthẩm quyền hìnhthức, những vấn đề có tínhchất thủ tục trong việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội (như trong việc xây dựng chương trìnhgiám sát, việc báo cáo và xem xét báo cáo giám sát, việc Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội tham gia hoạt động giám sát...) mà chưa đi vào thẩm quyền có tínhchất nội dung của việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp này. Các quy địnhcủa dự án Luật chưa làm rõ được bản chất và nội dung cụ thể của thẩm quyền chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội (ví dụ như: chưa rõ đượcnhững vấn đề cần thiết mà thực tế công tác giám sát của Quốc hội đang đặt ra hiện nay là: Chủ tịch Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể chỉ đạo, điều hoà, phối hợp những lĩnhvực nào, những vấn đề nào trong hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội? Những lĩnh vực nào, những vấn đề nào hoàn toàn thuộc thẩm quyền quyết địnhcủa Hội đồng dân tộc, của các Uỷ ban? Mức độ chỉ đạo, điều hoà, phối hợp của Chủ tịch Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với từng lĩnh vực, từng vấn đề trong hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội ở đâu?...)
Ngoài ra, mối quan hệ phối hợp giữa Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội với nhau trong hoạt động giám sát dưới sự chỉ đạo, điều hoà của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hầu như cũng chưađược thể hiện rõ trong dự án Luật, trừ quy địnhvề việc Uỷ ban pháp luật của Quốc hội tham gia với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội giám sát việc ban hànhvăn bản của Chínhphủ, Thủ tướng Chínhphủ thuộc các lĩnhvực do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội phụ trách (Điều 32). Trong thực tế hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, mối quan hệ phối hợp giữa Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban với nhau còn chưa đáp ứng được tìnhhình, còn nhiều vấn đề vướng mắc. Ví dụ như: Trong quá trìnhHội đồng dân tộc đi giám sát về vấn đề thực hiện chínhsách đối với đồng bào thiểu số, phát hiện những vấn đề liên quan đến lĩnhvực do các Uỷ ban của Quốc hội phụ trách, như vấn đề bắt giữ người, xử lý oan sai (liên quan đến Uỷ ban pháp luật của Quốc hội), vấn đề cử, tuyển trong giáo dục, đào tạo (liên quan đế Uỷ an văn hoá, giáo dục, thanhniên, thiếu niên, nhi đồng); vấn đề thực hiện chínhsách ưu đãi xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng căn cứ kháng chiến cũ ( liên quan đến Uỷ ban các vấn đề xã hội )... thì xử lý như thế nào? Hội đồng dân tộc có quyền kiến nghị hay yêu cầu các Uỷ ban có liên quan tham gia xem xét, xử lý hay không? Mức độ xem xét, xử lý cũng như trách nhiệm của các Uỷ ban có liên quan đối với vấn đề này như thế nào?... Đồng thời, do chưa xác địnhrõ trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội trong việc phối hợp hoạt động giám sát nên còn tìnhtrạng các đoàn giám sát của các cơ quan của Quốc hội tiến hànhgiám sát chồng chéo về thời gian, địa điểm, gây phiền hà cho địa phương, cơ sở bị giám sát (Ví dụ: do công tác điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát chưađược quan tâm một cách đúng mức nên dẫn tới có trường hợp trong năm 1999, trong vòng 1 tuần mà có 3 đoàn giám sát riêng biệt của 3 cơ quan Quốc hội cùng tiến hànhgiám sát tại một địa phương, làm cho lãnh đạo địa phương rất khó khăn trong việc bố trí làm việc, chuẩn bị nội dung báo cáo, giải trìnhcác vấn đề mà các đoàn quan tâm).
III. Một số kiến nghị
Để góp phần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và nâng cao chất lượng của dự án Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và hoàn thiện, nâng cao chất lượng của các quy địnhvề vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong dự án Luật nói riêng Trước khi trìnhQuốc hội xem xét, thông qua, chúng tôi có một số kiến nghị cụ thể sau:
Trước hết, đồng thời với việc nghiên cứu một cách tổng thể về đổi mới bộ máy hệ thống chínhtrị theo tinhthần nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hànhTrung Ương Đảng (khoá VIII), các cơ quan có trách nhiệm, trong đó có Ban soạn thảo dựán Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội cần phải đi vào nghiên cứu, làm rõ bản chất và nội dung thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội nói chung và trong lĩnhvực hoạt động giám sát nói riêng. Cần xác địnhrõ nội hàm của các khái niệm “chỉ đạo, điều hoà, phối hợp” được Hiến pháp 1992 quy địnhbao gồm những nội dung gì và hìnhthức, biện pháp thực hiện những nội dung này ra sao, những biện pháp bảo đảm thực hiện thế nào... Đồng thời, cũng cần cân nhắc thêm một vấn đề là, hiện nay, còn có những ý kiến khác nhau về vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội. Có những ý kiến cho rằng, xuất phát từ vị trí, vai trò và cách tổ chức của mỗi cơ quan của Quốc hội mà quan hệ giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội không phải là quan hệ hànhchính, Uỷ ban thường vụ Quốc không phải là cơ quan cấp trên của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội nên việc có giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhiệm vụ, quyền hạn “Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội” là một vấn đề cần được xem xét.
Theo chúng tôi, việc nghiên cứu và xác địnhUỷ ban thường vụ Quốc hội có nên tiếp tục giữ vai trò “Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội” hay không cũng như việc xác địnhnội hàm của các khái niệm “chỉ đạo”, “điều hoà”, “phối hợp” như Hiến pháp năm 1992 quy địnhphải xuất phát trên cơ sở bản chất và các nguyên lý về tổ chức bộ máy nhà nướcxã hội chủ nghĩa, xuất phát trên cơ sở điều kiện thực tế và những đặc thù về tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam (như: Quốc hội hoạt động không thường xuyên, hầu hết các Đại biểu Quốc hội là hoạt động không chuyên trách, Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội...) cũng như các mối quan hệ về phân công, phối hợp thực hiện các chức năng của bộ máy nhà nước ta hiện nay nói chung (giữa Quốc hội với các cơ quan khác như: Chủ tịch nước, Chínhphủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao)và trong nội bộ các cơ quan của Quốc hội nói riêng ( giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội với nhau)... Xuất phát từ những cơ sở này mà chúng tôi cho rằng cho rằng, việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội “chỉ đạo, điều hoà, phố hợp hoạt động” của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội về bản chất chínhlà việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn là cơ quan thường trực của Quốc hội, thay mặt Quốc hội điều hànhvà tổ chức hoạt động của các cơ quan của Quốc hội một cách thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả. Do đó mà Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội tuy là những cơ quan có trách nhiệm, quyền hạn độc lập và chỉ chịu trách nhiệm Trước Quốc hội nhưng vẫn phải chịu sự điều hànhcủa Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong những lĩnhvực nhất định. Tuy nhiên, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội không phải là cơ quan cấp trên của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội nên hoạt động điều hànhcủa Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội nên phân địnhnhư thế nào để đảm bảo phù hợp và có hiệu quả cao nhất là một vấn đề cần được nghiên cứu thêm.
Cần cân nhắc ký về khái niệm “chỉđạo” theo quy địnhcủa Hiến pháp là gì, có phải chỉ là việc “hướng dẫn cụ thể, theo một đường lối, chủ trươngnhất đinh” như giải nghĩa của Từ điển Tiếng Việt 1998 (Trung tâm Từ điển học,T148) hay không? Nếu khái niệm “chỉ đạo” được quy địnhtrong Hiến pháp năm 1992 chỉ hẹp như giải nghĩa của Từ điển Tiếng Việt năm 1998 như vậy thì việc một số văn bản pháp luật hiện hànhcũng như dự án Luật hiện nay quy địnhcho Uỷ ban thường vụ Quốc hội thẩm quyển “giao” hay “phân công” nhiệm vụ cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội liệu có phù hợp không?
Trên cơ sở xác địnhnội hàm của các khái niệm “chỉ đạo”, “điều hành”, “phối hợp” được Hiến pháp năm 1992 quy định, để thể hiện rõ vai trò của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, theo chúng tôi, dự án Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội cần có một số điều, khoản quy địnhcụ thể những nội dung sau:
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội.
Với nội dung này, dự án Luật nên đề cập đến các khía cạnhsau: khẳng địnhlại vai trò, trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội như quy địnhtại Điểm 7 Điều 91 Hiến pháp năm 1992; xác địnhphạm vi chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội (ví dụ: trong việc lập và quyết địnhchương trìnhgiám sát; trong hoạt động giám sát thường xuyên; các trường hợp giám sát cá biệt...); xác địnhmục đích công tác này là nhằm đảm bảo cho hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội đượcthực hiện thường xuyên, đồng bộ với yêu cầu là thực hiện theo đúng quy địnhcủa pháp luật, không bao biện, làm thay những việc thuộc trách nhiệm của Hội đồng dân tộc cũng như của từng Uỷ ban của Quốc hội.
2. Nội dung và các phương thức thực hiện thẩm quyền chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong hoạt động giám sát.
Dự án Luật cần thể hiện một cách toàn diện, đồng bộ mối quan hệ về chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát giữa Uỷ ban thường vụ quốc hội với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong từng hoạt động cơ bản của công tác giám sát. Trong việc lập chương trìnhgiám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, theo chúng tôi trước hết phải căn cứ vào những Nghị quyết về công tác của Quốc hội trong cả nhiệm kỳ cũng như hàng năm, trên cơ sở đó mà có sự bàn bạc, thống nhất giữa Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban với nhau trong việc thoả thuận vi phạm, nội dung, thời gian, địa điểm giám sát của từng cơ quan; tránhchồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót những lĩnh vực cần phải giám sát. Trong quá trìnhUỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội tiến hànhhoạt động giám sát, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải là cơ quan có trách nhiệm địnhhướng công tác giám sát cũng như phối hợp các hoạt động giám sát riêng rẽ của hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội và xử lý kết quả giám sát để bảo đảm tínhthống nhất, đồng bộ và hiệu quả cao nhất của các hoạt động này.
3. Trách nhiệm của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong mối quan hệ với Uỷ ban thường vụ Quốc hội và giữa Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban với nhau trong việc thực hiện sự chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Trong nội dung này, có một vấn đề theo chúng tôi cần phải được đặc biệt coi trọng khi nghiên cứu xây dựng dự án luật, đó là: theo qui địnhtại hiến pháp năm 1992, thẩm quyền “Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội” chỉđược giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Trong nội dung này, có một vấn đề theo chúng tôi cần phải được đặc biệt coi trọng khi nghiên cứu xây dựng dự án Luật, đó là: Theo quy địnhtại Hiến pháp năm 1992, thẩm quyền “chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội” chỉ
được giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhưng trên thực tế thời gian qua cũng như hiện nay, tập thể Uỷ ban thường vụ Quốc hội hầu như chưa thực hiện thẩm quyền này. Chủ tịch Quốc hội trên thực tế vẫn là người trực tiếp chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban của Quốc hội. Đồng thời tập thể Hội đồng dân tộc, tập thể các Uỷ ban của Quốc hội cũng hầu như không thể tiến hànhhoạt động giám sát mà thường là do Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban tiến hành; do đó, Thường trực Hội đồng, Thường trực các Uỷ ban mới là những chủ thể thực hiện sự chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Chủ tịch Quốc hội. Trong khi đó, pháp luật hiện hànhlại chưa quy địnhrõ thẩm quyền của Chủ tịch Quốc hội, thẩm quyền của thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban trong quá trìnhgiám sát. Đây là một thực tế mà dự án Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội cần phải ghi nhận và thể hiện trong dự án Luật. Cụ thể, là dự án Luật cần phải xác địnhvà cụ thể hoá nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, của Chủ tịch Quốc hội, của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội cũng như của thường trực các cơ quan này trong hoạt động giám sát. Từ đó, dự án Luật phải xác địnhrõ mối quan hệ giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội với Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban của Quốc hội với tập thể từng cơ quan này và quan hệ giữa Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Uỷ ban của Quốc hội với nhau trong hoạt động giám sát.
4. Có một vấn đề mặc dù đãđược dự án Luật cũng như các văn bản pháp luật hiện hành quy địnhnhưng theo chúng tôi vẫn cần được thể hiện và cụ thể hoá thêm trong dự án Luật này, đó là việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền “giao” hay “phân công” cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện một số vấn đề thuộc chương trìnhgiám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (điều 7, điều 8). Cụ thể, cần làm rõ thêm các vấn đề như: những vấn đề nào Uỷ ban thường vụ có thể giao cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban thực hiện, những vấn đề nào không thể giao? Việc giao cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện với tư cách nào? Trường hợp nào là uỷ quyền, trường hợp nào thực hiện với tư cách Hội đồng, Uỷ ban?... Những vấn đè này cần được xác địnhrõ để tránhtìnhtrạng bản thân cơ quan được Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc tiến hànhgiám sát và cơ quan, tổ chức được giám sát đều lúng túng, không rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhđến đâu.
5. Ngoài ra, trong dự án Luật cũng cần thể hiện rõ hơn nữa những những biện pháp nhằmđảm bảo cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội. Trong đó, cần xácđịnhvà quy địnhrõ hơn nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban thườngvụ Quốc hội trong việc theo dõi, cung cấp thông tin và tham mưu cho Uỷ ban thường vụQuốc hội trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội...?
No comments:
Post a Comment