20/08/2014
Các quy định pháp luật về chấm dứt việc nuôi con nuôi và huỷ việc nuôi con nuôi - Luật Hôn nhân và gia đình
Việc nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Với mục đích như vậy, quan hệ này thường rất chặt chẽ và bền vững, không thể dễ dàng phá vỡ được. Tuy nhiên vì không gắn bó trên cơ sở huyết thống, nên quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ tồn tại về mặt pháp lý.

1. Chấm dứt việc nuôi con nuôi:


(1)Nếu trong quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ, tình cảm chamẹ và con hình thành một cách tự nhiên, thì trong quan hệ nhận nuôi connuôi, tình cảm giữa hai bên đòi hỏi phải có một quá trình thử thách,trải nghiệm và xây dựng. Điều đó hoàn toàn không dễ dàng, mà nó đòi hỏisự cố gắng của cả hai phía. Vì vậy, trong những trường hợp nhất định,việc nuôi con nuôi có thể chấm dứt. Xuất phát từ thực tiễn nuôi connuôi, pháp luật nước ta đã quy định về việc chấm dứt nuôi con nuôitrong Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000. Nhưng thế nàolà chấm dứt việc nuôi con nuôi thì chưa được quy định, mà theo chúngtôi thì đây là khái niệm có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để phân biệtvới huỷ việc nuôi con nuôi. Luật HN&GĐ năm 2000 mới chỉ quy định vềcăn cứ, quyền yêu cầu và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi connuôi tại các Điều 76, 77, 78. Tuy nhiên, theo chúng tôi, các quy địnhcủa pháp luật về vấn đề này còn có một số điểm bất cập, không phù hợpvới thực tiễn, mục đích cũng như bản chất của việc nuôi con nuôi. Cóthể thấy điều đó qua một số nội dung sau:


1.1. Khái niệm chấm dứt việc nuôi con nuôi:

Chấm dứt việc nuôi con nuôi chỉ đặt ratrong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, xuất phát từ yêu cầu của cácbên chủ thể và phải được Toà án quyết định. Việc nhận nuôi con nuôiphải có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới có giátrị pháp lý, do đó việc chấm dứt nuôi con nuôi cũng phải được cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định, vì việc nhận nuôi con nuôi hay chấmdứt nuôi con nuôi có ảnh hưởng sâu sắc đến quyền, lợi ích của cả haiphía: người nhận nuôi và người con nuôi, đồng thời còn ảnh hưởng tớilợi ích chung của xã hội. Chấm dứt việc nuôi con nuôi được áp dụngtrong trường hợp việc nuôi con nuôi đã được thực hiện, đã có hiệu lựcthực tế, tức là quan hệ cha mẹ và con giữa người nuôi và con nuôi đãđược thiết lập. Chấm dứt nuôi con nuôi tức là chấm dứt quan hệ cha mẹvà con đó giữa hai bên.


Từ những đặc điểm cơ bản đó có thể đưara khái niệm chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau: Chấm dứt việc nuôicon nuôi là việc chấm dứt quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa cha mẹnuôi và con nuôi do Toà án quyết định khi có những căn cứ mà pháp luậtquy định theo yêu cầu của những người có quyền yêu cầu.

1.2. Căn cứ chấm dứt nuôi con nuôi:

*Căn cứ thứ nhất: Theo quyđịnh tại Điều 76 Luật HN&GĐ năm 2000, một trong những căn cứ chấmdứt nuôi con nuôi là: “Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyệnchấm dứt quan hệ nuôi con nuôi” ( khoản 1 Điều 76). Quy định này khôngphù hợp với mục đích và bản chất của việc nuôi con nuôi. Khi nhận nuôicon nuôi, cả hai bên đều nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con. Quan hệcha mẹ và con là bền vững, chặt chẽ, không thể chấm dứt một cách dễdàng, đơn giản. Hơn nữa, tình cảm gắn bó thực sự giữa cha mẹ nuôi vàcon nuôi cũng không thể “tự nguyện chấm dứt” là chấm dứt được. Nếukhông vì những lý do khác gây ảnh hưởng sâu sắc, làm sứt mẻ, thương tổnvề tình cảm giữa hai bên cha mẹ nuôi và con nuôi, làm cho quan hệ nuôicon nuôi khó có thể tiếp tục, thì việc chấm dứt nuôi con nuôi đươngnhiên không xảy ra. Do đó nếu không có lý do nghiêm trọng gì thì cha mẹnuôi và con nuôi cũng không bao giờ tự nguyện thoả thuận chấm dứt quanhệ nuôi con nuôi. Quan hệ nuôi con nuôi được thiết lập trên cơ sở tìnhcảm giữa hai bên và tình cảm đó luôn được củng cố, vun đắp qua nămtháng mà hai bên cùng chung sống, nên không thể dễ dàng xoá bỏ hay mấtđi được. Vì lẽ đó, quy định này có phần không phù hợp với thực tiễn.

Trước đây, pháp luật phong kiến chophép con nuôi được trở về nhà cha mẹ đẻ của mình khi “con trai trưởng,con trai thứ nhà người con nuôi đều chết mất cả, không có ai nối dõicho hai thân sinh ra mình, thì người con nuôi ấy được trình bày tình đóvới cha mẹ nuôi, chọn người khác làm con trưởng rồi bản thân người connuôi mới được về chịu tang báo hiếu cho cha mẹ sinh ra mình…Nếu khôngcó mạng lệnh của cha mẹ nuôi mà tự tiện bỏ nhà ấy về nhà mình thì sẽ bịkhép vào tội bất hiếu”(2) hoặc khi “cha mẹ nuôi kia có con, mà cha mẹđẻ không có con nữa, nay muốn trở về, cho phép”(3). Tuy nhiên việc chophép con nuôi trở về nhà cha mẹ đẻ của mình không phải là chấm dứt việcnuôi con nuôi. Bởi vì “trong trường hợp này, người con nuôi nói trênvẫn lui xuống làm con thứ của cha mẹ nuôi để đền báo cái công nuôi nấngtừ trước”(4). Pháp luật phong kiến rất coi trọngchữ hiếu. Đạo hiếu đòi hỏi con cái (con đẻ cũng như con nuôi) phải hếtsức thành kính phụng dưỡng, kính trọng và vâng lời cha mẹ, ông bà, nhấtlà những người có công nuôi dưỡng mình. Do đó, việc chấm dứt nuôi connuôi theo pháp luật phong kiến hầu như không đặt ra. Con nuôi cũng nhưcon đẻ có thể bị cha mẹ từ khi con có những hành vi vi phạm pháp luật,có hành vi du đãng, lăng mạ ông bà, cha mẹ thân thuộc…(5)

Trong thực tiễn xét xử có thể xảy ratình huống cha mẹ đẻ trong hoàn cảnh quá khó khăn đã đồng ý cho conmình làm con nuôi người khác, việc nhận nuôi con nuôi đã được đăng kýtheo thủ tục luật định. Sau này, cha mẹ đẻ có kinh tế khá giả nên muốnnhận lại con. Cả hai bên, cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi đều tự nguyện và cóyêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Đó là trường hợp của bố mẹ cháuĐoàn Văn T và mẹ nuôi là Đoàn Thị Trang D tại quận 5 Thành phố Hồ ChíMinh. (6)Vậy trong trường hợp này có căn cứ để chấm dứt quan hệ nuôicon nuôi không? Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Luật HN&GĐ năm2000 thì không có căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi trong trườnghợp này, vì giữa cha mẹ nuôi và con nuôi hoàn toàn không có mâu thuẫn,không có các dấu hiệu được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 76. Nhưngkhông thể áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 76 vì trong trường hợp trênkhông phải là người con nuôi tự nguyện chấm dứt mà là cha mẹ đẻ củangười con nuôi yêu cầu chấm dứt. Vì vậy, đầu năm 2004, khi có đơn yêucầu chấm dứt việc nuôi con nuôi, Toà án quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh đãtừ chối thụ lý với lý do không có tranh chấp. Đến nay, theo quy địnhtại khoản 5 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) thì đây là một loạiviệc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, tuy nhiên về luật nội dungthì không có căn cứ để giải quyết, như đã phân tích ở trên. Đây là thựctiễn cần sớm có quy định cụ thể tương ứng để Toà án có căn cứ giảiquyết khi các đương sự có yêu cầu.

Từ những phân tích trên, theo chúngtôi, cần bỏ quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật HN&GĐ năm 2000 vì nókhông phù hợp với thực tiễn, với mục đích và bản chất của việc nuôi connuôi, làm giảm ý nghĩa của việc nuôi con nuôi.

*Căn cứ thứ hai, “Con nuôi bịkết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm,danh dự của cha, mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha, mẹ nuôi hoặc có hànhvi phá tán tài sản của cha, mẹ nuôi” (khoản 2 Điều 76 Luật HN&GĐnăm 2000). Căn cứ này có thể coi đó là lỗi của người con nuôi đối vớicha, mẹ nuôi. Cần lưu ý rằng, con nuôi phải có những hành vi này đốivới chính cha, mẹ nuôi thì mới là căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi;còn nếu con nuôi có những hành vi này đối với người khác thì không phảilà căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi.(7)

*Căn cứ thứ ba, “Cha mẹ nuôiđã có các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 67 hoặc khoản 5 Điều 69 củaLuật này” (khoản 3 Điều 76 Luật HN&GĐ năm 2000).

Khoản 3 Điều 67 quy định: “Nghiêm cấmlợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục,mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác”.

Khoản 5 Điều 69 quy định: “Không phảilà người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưathành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tộicố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác;ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người cócông nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thànhniên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạmtình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm nhữngviệc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.

Qua các quy định trên cho thấy, khi chamẹ nuôi có một trong những hành vi trên thì được coi là có căn cứ choviệc yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Mặc dù các quy định trênkhông nêu rõ những hành vi này của cha mẹ nuôi là đối với con nuôi hayđối với bất cứ người nào khác, nhưng cần phải hiểu rằng đó là nhữnghành vi của cha mẹ nuôi đối với con nuôi trong quá trình thực hiện việcnuôi con nuôi, thì mới trở thành căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi.Đây là những hành vi có lỗi của cha, mẹ nuôi, xâm phạm một cách nghiêmtrọng đến lợi ích của người con nuôi. Vì vậy khi cha, mẹ nuôi có mộttrong những hành vi trên thì con nuôi hoặc người giám hộ của con nuôicó thể yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Điều 76 viện dẫn đến khoản5 Điều 69 Luật HN&GĐ năm 2000. Tuy nhiên quy định tại khoản 5 Điều69 lại chưa rõ ràng, chưa có sự phân biệt giữa hành vi và tội phạm, quyđịnh lẫn lộn giữa nhóm hành vi và nhóm tội phạm làm cho điều luật lủngcủng, khó hiểu. Điều gây ra sự khó hiểu và lủng củng trong đoạn này làở chỗ sử dụng từ không nhất quán, xắp xếp lộn xộn giữa hành vi và tộiphạm, có chỗ thì sử dụng từ “tội” như “các tội xâm phạm tình dục trẻem”, nhưng toàn bộ các hành vi được liệt kê ở đoạn giữa thì lại khôngsử dụng từ này, nên làm cho người đọc không hiểu những hành vi đó đã bịxác định là tội phạm hay chưa, như hành vi dụ dỗ, ép buộc hoặc chứachấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạttrẻ em và ý cuối cùng của khoản này lại không dùng từ “tội” mà dùng từ“hành vi” , đó là” có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc tráipháp luật, trái đạo đức xã hội”…Với cách diễn đạt như vậy tại khoản 5Điều 69 làm cho điều luật khó hiểu, khó áp dụng.

Do đó, theo chúng tôi, cách quy địnhtại khoản 3 Điều 76 là chưa rõ ràng, có thể đưa tới nhiều cách áp dụngpháp luật, cách hiểu khác nhau. Do đó cần quy định cụ thể, trực tiếp,theo hướng: Được coi là căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi khi cha, mẹnuôi đã có một trong các hành vi sau: lợi dụng việc nuôi con nuôi đểbóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mụcđích trục lợi khác; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việctrái pháp luật, trái đạo đức xã hội; ngược đãi hoặc hành hạ con nuôi;hoặc cha, mẹ nuôi đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trongcác tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của connuôi …

1.3. Về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi con nuôi:

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt nuôicon nuôi quy định tại Điều 78 Luật HN&GĐ năm 2000 cụ thể hơn so vớiquy định tại Điều 39 Luật HN&GĐ năm 1986, tuy nhiên mối quan hệgiữa cha mẹ đẻ với người con đã làm con nuôi như thế nào thì pháp luậtchưa có quy định rõ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 LuậtHN&GĐ năm 2000 thì “khi chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết địnhcủa Toà án, các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi cũngchấm dứt; nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bịtàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động vàkhông có tài sản để tự nuôi mình thì Toà án ra quyết định giao người đócho cha mẹ đẻ hoặc cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng”. Quy địnhnày có thể hiểu là khi việc nuôi con nuôi chấm dứt sẽ phát sinh hậu quảpháp lý theo hai hướng:

- Một là, chấm dứt mọi quan hệ về nhânthân và về tài sản giữa cha mẹ nuôi và con nuôi kể từ thời điểm quyếtđịnh của Toà án về chấm dứt việc nuôi con nuôi có hiệu lực pháp luật.

- Hai là, khôi phục lại quan hệ cha mẹvà con giữa cha mẹ đẻ và người đã làm con nuôi. Tuy nhiên vấn đề nàychưa được pháp luật quy định rõ ràng nên còn có quan điểm khác nhau.Nhưng theo chúng tôi, điều rõ ràng là hậu quả của việc chấm dứt nuôicon nuôi có mối liên hệ chặt chẽ và tuỳ thuộc vào hậu quả pháp lý củaviệc nhận nuôi con nuôi.

Vấn đề là ở chỗ, theo quy định của phápluật hiện hành thì chỉ thừa nhận một hình thức nuôi con nuôi duy nhấtlà nuôi con nuôi đơn giản – việc nuôi con nuôi không làm chấm dứt cácmối liên hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ với người con đã cho làm con nuôi.Điều đó cũng có thể được hiểu là các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻvới con được cho làm con nuôi không hề bị thay đổi, vẫn giữ nguyên, mặcdù có sự kiện nhận nuôi con nuôi. Do vậy trong thực tế có những trườnghợp việc nuôi con nuôi được xác lập về mặt pháp lý (có đăng ký tại cơquan nhà nước có thẩm quyền) nhưng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi khônghề tồn tại quan hệ cha mẹ và con, thậm chí ngay cả việc chăm sóc, nuôidưỡng con nuôi; con nuôi vẫn sống trong gia đình cha mẹ đẻ của mình nhưkhông có việc nhận nuôi con nuôi. Theo quy định tại Điều 74 LuậtHN&GĐ năm 2000 thì “giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có các quyền vànghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật này, kể từ thời điểmđăng ký việc nuôi con nuôi”, nhưng các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻvà con đã cho làm con nuôi như thế nào thì pháp luật không có quy định,trừ quyền thừa kế và một số quyền nhân thân gắn liền với con liệt sĩ,con thương binh, con của người có công với cách mạng thì có quy định rõlà vẫn được giữ nguyên. Còn các quyền và nghĩa vụ khác của cha mẹ đẻđối với con cho làm con nuôi không có quy định cụ thể, nên có thể cónhiều cách hiểu khác nhau. Như vậy khi xảy ra tranh chấp về quyền chamẹ giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi trong quá trình thực hiện việc nuôicon nuôi sẽ không có căn cứ để giải quyết, do đó khó bảo vệ được quyềnlợi chính đáng của cả hai bên cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Vì vậy, theochúng tôi cần có quy định cụ thể theo hướng khi việc nuôi con nuôi đượcxác lập thì những quyền nào của cha mẹ đẻ đối với người con đó sẽ chấmdứt, quyền nào vẫn tồn tại, và khi chấm dứt việc nuôi con nuôi thìnhững quyền nào bị chấm dứt trước đây giữa cha mẹ đẻ và con sẽ đượckhôi phục lại. Theo quan điểm của chúng tôi, khi xác lập quan hệ nuôicon nuôi trước pháp luật thì trách nhiệm cha mẹ của cha mẹ đẻ đã đượcchuyển giao một cách hợp pháp sang cho cha mẹ nuôi. Vì vậy giữa cha mẹnuôi và con nuôi có tất cả các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con. Dođó các quyền gắn liền với trách nhiệm của cha mẹ đối với con phải đượcchuyển sang cho cha mẹ nuôi, như quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục, quyềm mang họ tên của cha mẹ nuôi, nghĩa vụ bồi thườngthiệt hại do con nuôi gây ra… Khi có quyết định của Toà án về chấm dứtviệc nuôi con nuôi thì những quyền và nghĩa vụ nào đã được chuyển giaocho cha mẹ nuôi sẽ được khôi phục đối với cha mẹ đẻ. Tuy nhiên nhữngđiều đó cần được pháp luật quy định cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để giảiquyết vụ việc.

2. Hủy việc nuôi con nuôi:

Huỷ việc nuôi con nuôi lần đầu được quyđịnh tại Điều 24 Luật HN&GĐ năm 1959: “…Toà án nhân dân có thể huỷbỏ việc công nhận ấy, khi bản thân người con nuôi hoặc bất cứ ngườinào, tổ chức nào yêu cầu, vì lợi ích của người con nuôi”.Tuy nhiên kháiniệm “huỷ bỏ” trong điều luật này được hiểu và áp dụng trong thực tiễnxét xử bao hàm cả việc chấm dứt nuôi con nuôi. Luật HN&GĐ năm 1986không quy định về huỷ việc nuôi con nuôi, mà chỉ quy định việc chấm dứtnuôi con nuôi tại Điều 39. Tuy nhiên trong thực tế xét xử, nếu có sự viphạm một trong các điều kiện của việc nuôi con nuôi khi xác lập quan hệnuôi con nuôi, Toà án vẫn áp dụng Điều 39 Luật HN&GĐ năm 1986 đểtuyên huỷ việc nuôi con nuôi đó, bởi vì việc nuôi con nuôi đó là khônghợp pháp.

Luật HN&GĐ năm 2000 cũng không cóquy định nào về huỷ việc nuôi con nuôi, mặc dù vấn đề này có thể nảysinh trong thực tiễn xét xử. Ví dụ: Khi việc nhận nuôi con nuôi vi phạmmột trong các điều kiện của việc nuôi con nuôi, như vi phạm độ tuổi,thiếu sự tự nguyện của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, có sự gian lận về nguồn gốccủa đứa trẻ v.v…hoặc nhận nuôi con nuôi nhằm những mục đích trái phápluật như sử dụng con nuôi vào mục đích mại dâm, mua bán ma tuý… Nhữngtrường hợp này không thuộc các trường hợp chấm dứt nuôi con nuôi đượcquy định tại Điều 76 Luật HN&GĐ năm 2000 nên không thể áp dụng đểgiải quyết. Do đó với quy định của pháp luật hiện hành thì không có cơsở pháp lý để xử lý các trường hợp vi phạm điều kiện nuôi con nuôi khixác lập quan hệ nuôi con nuôi. Như vậy, pháp luật chưa có quy định cụthể phân biệt giữa huỷ việc nuôi con nuôi và chấm dứt việc nuôi connuôi. Theo chúng tôi cần phải có quy định cụ thể về huỷ việc nuôi connuôi, vì huỷ việc nuôi con nuôi hoàn toàn khác với chấm dứt việc nuôicon nuôi về bản chất, căn cứ và hậu quả pháp lý.

- Về bản chất pháp lý: Huỷ việc nuôicon nuôi là thái độ của nhà nước không công nhận việc nuôi con nuôi dosự vi phạm một trong các điều kiện của việc nuôi con nuôi. Việc nuôicon nuôi đó là không có giá trị pháp lý. Huỷ việc nuôi con nuôi có ýnghĩa như chế tài đối với việc vi phạm điều kiện nuôi con nuôi. Cònchấm dứt việc nuôi con nuôi không phải là chế tài.

- Căn cứ pháp lý: Căn cứ để huỷ việc nuôi con nuôi là sự vi phạm một trong các điều kiện đã được pháp luật quy định đối với việc nuôi con nuôi. Ví dụ: thiếu sự đồng ý của cha hoặc mẹ đẻ hoặc của người giám hộ của đứa trẻ; việcnuôi con nuôi không đúng với mục đích của nó; người nhận nuôi không cóđủ các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật…Các căn cứ nàyxuất hiện khi xác lập việc nuôi con nuôi.

Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi lànhững căn cứ được quy định tại Điều 76 Luật HN&GĐ năm 2000. Các căncứ này thường là hành vi có lỗi của người nuôi hoặc con nuôi đối vớinhau nảy sinh trong quá trình thực hiện việc nuôi con nuôi, làm choviệc nuôi con nuôi khó có thể tiếp tục một cách bình thường. Ví dụ: Connuôi xúc phạm nghiêm trọng đến thân thể, nhân phẩm của cha mẹ nuôi, phátán tài sản của cha mẹ nuôi; cha mẹ nuôi đối xử tàn tệ với con nuôi…

- Hậu quả pháp lý: Việc chấm dứt nuôicon nuôi không có hiệu lực hồi tố, không xoá bỏ hiệu lực của việc nuôicon nuôi đó trong quá khứ, mà chỉ làm chấm dứt quan hệ cha mẹ và congiữa người nuôi và con nuôi từ thời điểm quyết định chấm dứt việc nuôicon nuôi có hiệu lực pháp luật. Ngược lại, khi bị huỷ, giữa người nuôivà con nuôi không tồn tại quan hệ cha mẹ và con trong suốt khoảng thờigian kể từ khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi đến khi có quyết định huỷviệc nuôi con nuôi. Huỷ việc nuôi con nuôi có hiệu lực hồi tố và xoá bỏmọi giá trị của việc nuôi con nuôi trong quá khứ như chưa hề có việcnhận nuôi con nuôi.(8)

Hiện nay, bên cạnh việc nhận nuôi connuôi với bản chất nhân đạo và mục đích tốt đẹp của nó là xác lập quanhệ cha mẹ và con, hình thành quan hệ gia đình bền vững giữa hai bên,vẫn còn tồn tại những trường hợp núp dưới danh nghĩa nhận nuôi con nuôiđể nhằm những mục đích khác có tính chất vụ lợi, và vẫn còn sự vi phạmcác điều kiện của việc nuôi con nuôi, thậm chí là cố tình vi phạm. Vìvậy, thiết nghĩ pháp luật cần có quy định cụ thể về huỷ việc nuôi connuôi, tạo cơ sở pháp lý cho việc xét xử chính xác, phù hợp với thực tếkhách quan và bản chất của việc nuôi con nuôi, qua đó bảo đảm tốt hơnquyền, lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi, đặcbiệt là lợi ích của người con nuôi.

(1) Xem Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam lược khảo, Sài gòn 1970.

(2) Đoạn 110 Hồng đức thiện chính thư- Nam hà ấn quán. Sài gòn 1959.

(3) Điều 76 Hoàng Việt luật lệ

(4) Đoạn 110 Hồng đức thiện chính thư- Nam hà ấn quán. Sài gòn 1959.

(5) Xem Đoạn 269 Hồng đức thiệnchính thư Nam hà ấn quán. Sài gòn 1959, và Quốc Triều hình luật, lịchsử hình thành, nội dung và giá trị, Lê Thị Sơn chủ biên, NXB Khoa họcxã hội, Hà Nội 2004, tr. 407

(6) Xem Phạm Tấn, “Chấm dứt nuôi con nuôi: Không phải cứ “thôi” là được!”, Pháp luật, chuyên đề số 2 tháng 10/2004, tr.14-15

(7) Về vấn đề này có thể tham khảobài của tác giả Dương Quốc Thành “Việc áp dụng khoản 2 Điều 76 Luật Hônnhân và gia đình về khước từ con nuôi”, Tạp chí Toà án nhân dân số4/2003, tr 17-18.

(8) Xem Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật lược giảng – Luật Gia đình, Sài gòn 1973. tr.197

THS. NGUYỄN PHƯƠNG LAN – Khoa Luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội

No comments:

Post a Comment