27/07/2014
Sự hình thành, phát triển của chính quyền địa phương Việt Nam qua các thời kỳ
Lịch sử hình thành và phát triển của CQĐP ở nước ta có thể phân thành 4 gian đoạn, mỗi giai đoạn có những nét đặc thù riêng.

Giai đoạn thứ nhất: Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1960. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình xây dựng chính quyền sau khi nước ta giành độc lập. Trong giai đoạn này, đã có sự phân biệt tương đối rạch ròi giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị; cấp huyện là cấp trung gian, không có HĐND; vai trò của UBHC được đề cao; cơ cấu tổ chức gọn nhẹ.

Giai đoạn thứ hai: Từ 1960 đến 1980, là giai đoạn có khá nhiều nét đặc biệt trong tổ chức và hoạt động của CQĐP để bảo đảm song song hai nhiệm vụ: vừa xây dựng kinh tế, xây dựng nhà nước XHCN ở miền Bắc, vừa thực hiện công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Tổ chức và hoạt động của chính quyền thể hiện rõ nguyên tắc tập quyền XHCN; pháp luật đề cao vai trò của HĐND; cơ cấu tổ chức có xu hướng tăng mạnh so với trước đây; không có sự phân biệt chính quyền đô thị và nông thôn, nhưng ở các khu vực miền núi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống được thành lập các khu tự trị.

Giai đoạn thứ ba: Từ 1980 đến 1992, là giai đoạn tiến hành xây dựng CNXH trong cả nước. Đặc trưng của giai đoạn này là việc tổ chức và hoạt động của CQĐP theo mô hình của Liên xô (cũ); chỉ các cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra mới được thừa nhận là cơ quan quyền lực nhà nước; triệt để tuân thủ nguyên tắc tập quyền XHCN; tổ chức chính quyền ở các cấp cơ bản giống nhau... Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên CQĐP giai đoạn này không được phát huy, dân chủ trở nên hình thức. Tổ chức và hoạt động của CQĐP đều rập khuôn theo chính quyền trung ương.

Giai đoạn thứ tư: Từ 1992 đến nay. Với sự nhận thức mới bộ máy nhà nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nên các cấp CQĐP đã chủ động, sáng tạo hơn, phát huy dân chủ nhiều hơn trong tổ chức và hoạt động. HĐND các cấp có Thường trực, các ban chuyên môn và bước đầu có sự khác biệt về thẩm quyền giữa các cấp chính quyền ở địa phương. Tuy nhiên, việc phân cấp vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để; không có sự phân biệt giữa chính quyền ở đô thị và nông thôn…

Như vậy, qua các giai đoạn phát triển, mô hình tổ chức và hoạt động của CQĐP ở nước ta mang những đặc trưng riêng. Thực tiễn cũng đã chỉ ra được những điểm hợp lý, những bài học kinh nghiệm rất có giá trị cho quá trình nghiên cứu, xây dựng một mô hình tổ chức CQĐP hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới.

Nguồn tin: Viện Nghiên Cứu Lập Pháp

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

No comments:

Post a Comment