Bài 6
C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng. Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS. C bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 7 năm tù. Anh (chị) hãy xác định:
1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS? (1 điểm)
2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao? (1 điểm)
3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm? (2 điểm)
4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? (1,5 điểm)
5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? (1,5 điểm)
Bài làm
1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội rất nghiêm trọng theo sự phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS.
Khoản 3 Điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hiểm không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Khoản 1 Điều 133 BLHS quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS là mười năm tù, nằm trong khoảng từ bảy năm tù đến mười lăm năm tù. Vì vậy, trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội rất nghiêm trọng theo sự phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS.
2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP hình thức
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm có thể phân chia cấu thành tội phạm thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức. Để có thể hiểu rõ tội cướp tài sản thuộc loại CTTP nào thì ta cần hiểu về cả hai loại CTTP này.
Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Điểm khác nhau giữa CTTP vật chất và CTTP hình thức ở chỗ nhà làm luật quy định dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc hay không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP. Việc xác định loại tội nào có CTTP vật chất hay có CTTP hình thức phải dựa vào quy định của luật. tránh quan niệm cho rằng nếu có hậu quả xảy ra thì tội phạm xem xét có CTTP vật chất hay ngược lại, nếu hành vi phạm tội chưa gây ra hậu quả thì tội có CTTP hình thức.
Theo định nghĩa tội cướp tài sản đã được miêu tả trong BLHS tại khoản 1 Điều 133: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”.
Như vậy, tội cướp tài sản được xác lập khi có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không chống cự được. Tội cướp tài sản xâm hại hai quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản; trong đó, xâm hại quan hệ nhân thân trước rồi mới xâm hại quan hệ tài sản. tuy nhiên chỉ cần hành vi xâm hại đến quan hệ nhân thân vì mục đích tài sản, thuộc một trong ba hành vi kể trên là đã cấu thành tội cướp tài sản mà không cần phải có hậu quả xảy ra. Vì vậy ta có thể khẳng định tội cướp tài sản là tội có CTTP hình thức.
3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản. Giai đoạn thực hiện tội phạm chưa đạt
Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C vẫn phải Bị truy cứu TNHS về tội cướp đoạt tài sản :
Căn cứ Điều 133 BLHS quy định: "Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản,...).
Về tính chất hành vi phạm tội:
Khái niệm về tội cướp tài sản được Bộ luật Hình sự quy định là việc “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” (khoản 1 Điều 133). Như vậy, về mặt chủ quan người phạm tội này luôn có mục đích cụ thể chiếm đoạt tài sản người khác, tức là có lỗi cố ý trực tiếp (người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra).
Dấu hiệu “làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm...” là hậu quả bắt buộc đối với tất cả các nhóm hành vi đi liền trước đó đã được mô tả trong điều luật. Theo ý kiến này, dù là hành vi “dùng vũ lực” hay “đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc” hay “hành vi khác” đều phải làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản mới được coi là hành vi khách quan của tội cướp tài sản và trong sự kết hợp với các dấu hiệu khác.
Nếu các hành vi “dùng vũ lực” hay “đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc” hoặc “hành vi khác” không làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì đây là trường hợp phạm tội chưa đạt lỗi, chủ thể tội phạm được coi là hoàn thành từ quy định của Điều 133 BLHS và đặt trong mối liên hệ với một số tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt khác có tính chất công khai, gần gũi với tội cướp tài sản như tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì hiểu hành vi phạm tội của tội cướp tài sản theo quy định của Điều 133 BLHS.
Theo quy định của Điều 133 BLHS, tội cướp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, hành vi khác và đã làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Việc người phạm tội chiếm đoạt được tài sản hay chưa, không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này và cũng không phải là dấu hiệu để xác định thời điểm hoàn thành của tội cướp tài sản.
Vì vậy nếu hành vi dùng vũ lực mà không làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, "không đến mức làm tê liệt ý chí phản kháng của nạn nhân hoặc làm cho sự phản kháng không thể xảy ra nhằm chiếm đoạt tài sản như định (mong muốn) đánh, bắn, chém... bị thương người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ nhưng lại bắn chệch hoặc bị người này tránh được và ngăn chặn hay chống lại được và cũng không chiếm đoạt được tài sản là trường hợp phạm tội chưa đạt. Tờ trình về hai dự thảo Pháp lệnh ngày 19/10/1970 của TANDTC, VKSNDTC, BCA gửi Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng có viết: “Cướp là dùng bạo lực để chiếm đoạt, dùng bạo lực (nay là dùng vũ lực là dùng sức mạnh vật chất gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ hay là làm cho người bị tấn công không thể kháng cự được, như đánh, chém, bắn, trói..Theo định nghĩa này, làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp tài sản.
Từ những phân tích trên và căn cứ vào quy địnhnh của Điều 133 BLHS cần phải hiểu tội cướp tài sản có ba dạng hành vi khách quan, đó là:
1) Hành vi dùng vũ lực làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản;
2) Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản;
3) Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Không thể cho rằng chỉ có “hành vi khác” thì mới đòi hỏi “làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” còn hành vi “dùng vũ lực” và hành vi “đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc” thì không đòi hỏi phải “làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” như ý kiến thứ nhất. Cũng không thể cho rằng chỉ có hành vi “đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc” và “hành vi khác” mới đòi hỏi phải “làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” còn hành vi “dùng vũ lực” thì không đòi hỏi phải “làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được như ý kiến thứ ba.
Giai đoạn thực hiện tội phạm của C là giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Điều 18 BLHS : “Phạm tội chưa đạt là do lỗi cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Ngườu phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”.
Theo luật hình sự Việt Nam dấu hiệu để xắc định phạm tội chưa đạt:
Thứ nhất:Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. Đó là anh C đã dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, là hành vi được mô tả trong CTTP tội cướp tài sản Điêu 133 BLHS.
Thứ hai : Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng, nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của CTTP.
Và chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa gây hậu quả của tội phạm: anh C mới dùng vuc lực nhưng không chiếm được tài sản.
Hành vi tấn công này vẫn là hành vi phạm tội cướp tài sản và thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt nếu hành vi tấn công đó được thực hiện nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Như trên ta có thể kết luận như sau:
Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C vẫn phải Bị truy cứu TNHS về tội cướp đoạt tài sản :
Giai đoạn thực hiện tội phạm của C là giai đoạn phạm tội hoàn thành.
4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình
Điều 12 BLHS quy định về tuổi chịu TNHS:
“1. Người đủ từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.”
Căn cứ vào hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS có mức cao nhất của khung hình phạt là mười năm tù nên hành vi phạm tội của C thuộc loại tội rất nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS. Kết hợp với khoản 2 điều 12 BLHS thì C phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
5.Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình
Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt thì C phải chịu TNHS về hành vi mình gây ra. Bởi mức độ thực hiện tội phạm của C ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Các giai đoạn phạm thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành.
Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điêu kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.
Trong thực tế hành vi chuẩn bị phạm tội có thể hiện ở một số dạng sau:
- Chuẩn bị công cụ , phương tiện phạm tội;
- Chuẩn bị kế hoạch phạm tội;
- Thăm dò địa điểm phạm tội;
- Thăm dò làm quên với nạn nhân hoặc người bị hại;
- Loại trừ những trở ngại khách quan;
Điều 17 BLHS đã định nghĩa :
“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm ,sữa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện”.
Theo luật hình sự Việt Nam chỉ đặt ra vấn đề chịu trách nhiêm hình sự cho những trường hợp chuẩn bị phạm tội khi tội định phạm là tội rất nghiêm trọng hoặc là tội đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ để xác định TNHS cụ thể cho trường hợp chuẩn bị phạm tội đã được quy định tại:
Điều 52 BLHS quy định:“Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy ý theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho người thực hiện không thực hiện đến cùng”
Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS và Điều 133 BLHS và theo quy định tai Điều 17 BLHS: ta có thể thấy trường hợp chuẩn bị phạm tội của C định phạm là Tội cướp tài sản (Điều 133), khi định tội thì tội này có thể rơi vào loại tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Theo căn cứ trên nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt thì C phải chịu TNHS về hành vi mình gây ra.
nếu nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt thì C phải chịu TNHS về hành vi mình gây ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập I, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
3. Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb. CAND, Hà Nội, 2001.
5. Nguyễn Ngọc Hoà, Mô hình luật hình sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.
6. Trần Quang Tiệp, Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007.
7. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS Việt Nam (bình luận chuyên sâu), Nxb. TPHCM, 2004 – 2006.
8. Nguyễn Văn Hương, “Lỗi cố ý gián tiếp và tội phạm có cấu thành hình thức”, Tạp chí luật học, số 4/2002.
Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
Cảm ơn bạn Đức Anh đã chia sẻ tài liệu này!
No comments:
Post a Comment