Đề 9: Hậu quả pháp lý của trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Trong quá trình quản lý, sử dụng lao động, quan hệ lao động hay bị chấm dứt bởi hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía người sử dụng lao động hoặc từ phía người lao động. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là việc một bên tự ý chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động mà không phụ thuộc vào ý chí của bên còn lại.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có hai trường hợp: đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chỉ đúng pháp luật khi tuân theo các quy định của bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không tuân thủ theo quy định của pháp luật lao động hoặc vi phạm thời hạn báo trước.
Trong quá trình quản lý, sử dụng lao động, quan hệ lao động hay bị chấm dứt bởi hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía người sử dụng lao động hoặc từ phía người lao động. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là việc một bên tự ý chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động mà không phụ thuộc vào ý chí của bên còn lại.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có hai trường hợp: đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chỉ đúng pháp luật khi tuân theo các quy định của bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không tuân thủ theo quy định của pháp luật lao động hoặc vi phạm thời hạn báo trước.
1- Đối với người lao động:
Điều 37 - Bộ luật Lao động quy định:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng; không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn theo hợp đồng; bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động; người lao động bị ốm dau,tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khă năng lao động chưa được hồi phục. Các trường hợp này phải báo trước ít nhất 3 ngày.
- Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng; được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước. Các trường hợp này phải báo trước ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, ít nhất 3 ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dứơi 12 tháng.
Điều 37 - Bộ luật Lao động quy định:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng; không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn theo hợp đồng; bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động; người lao động bị ốm dau,tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khă năng lao động chưa được hồi phục. Các trường hợp này phải báo trước ít nhất 3 ngày.
- Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng; được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước. Các trường hợp này phải báo trước ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, ít nhất 3 ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dứơi 12 tháng.
- Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc. Thời hạn báo trước tùy thuộc vào thời hạn do thầy thuốc chỉ định.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Các trường hợp này phải báo trước ít nhất 45 ngày.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất 3 ngày.
2- Đối với người sử dụng lao động:
Theo quy định của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động phải thực hiện các thủ tục sau:
1. Phải có lý do chấm dứt hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 38 và không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp quy định tại Điều 39 - Bộ luật Lao động.
2. Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp thuộc điểm a, b và c khoản 1 Điều 38, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Đảm bảo thời hạn báo trước: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp sa thải theo Điều 85, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Những trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động quy định tại Điều 39 – Bộ Luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2007.
Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:
Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm một trong hai điều kiện nói trên ( lý do theo luật và thời gian báo trước) thì coi như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng trái pháp luật. Một khi đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì hậu quả pháp lý theo qui định của pháp luật như sau:
1- Đối với người lao động:
Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được nhận tiền trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp nếu có (khoản 2 Điều 41 Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2007).
Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải bồi thường chi phí đào tạo nếu có (khoản 3 Điều 41 Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2007 và TT 21/2003/TT-BLĐTB&XH ngày 22/9/2003).
2- Đối với người sử dụng lao động:
Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có).
Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động còn được trợ cấp thôi việc tại Điều 42 của Bộ luật này,
Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. (khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao Động sửa đổi bổ sung năm 2007).
Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm thời gian báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Các trường hợp này phải báo trước ít nhất 45 ngày.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất 3 ngày.
2- Đối với người sử dụng lao động:
Theo quy định của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động phải thực hiện các thủ tục sau:
1. Phải có lý do chấm dứt hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 38 và không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp quy định tại Điều 39 - Bộ luật Lao động.
2. Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp thuộc điểm a, b và c khoản 1 Điều 38, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Đảm bảo thời hạn báo trước: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp sa thải theo Điều 85, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Những trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động quy định tại Điều 39 – Bộ Luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2007.
Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:
Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm một trong hai điều kiện nói trên ( lý do theo luật và thời gian báo trước) thì coi như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng trái pháp luật. Một khi đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì hậu quả pháp lý theo qui định của pháp luật như sau:
1- Đối với người lao động:
Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được nhận tiền trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp nếu có (khoản 2 Điều 41 Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2007).
Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải bồi thường chi phí đào tạo nếu có (khoản 3 Điều 41 Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2007 và TT 21/2003/TT-BLĐTB&XH ngày 22/9/2003).
2- Đối với người sử dụng lao động:
Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có).
Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động còn được trợ cấp thôi việc tại Điều 42 của Bộ luật này,
Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. (khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao Động sửa đổi bổ sung năm 2007).
Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm thời gian báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật lao động, NXB. CAND, Hà Nội, 2009.
2. Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi bổ sung 2007.
Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật lao động, NXB. CAND, Hà Nội, 2009.
2. Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi bổ sung 2007.
Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
No comments:
Post a Comment