20/02/2014
Bài tập cá nhân Luật Hành Chính - Phân biệt Luật Hành chính với Luật Hiến pháp
1. Về chủ thể ban hành:

Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu là do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Điều này được khẳng định trong các Điều 15, 16, 18, 19 của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2002(phải nằm trong văn bản…2008), cụ thể như Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính thông qua hình thức nghị quyết, nghị định; Thủ tướng Chính phủ thông qua hình thức quyết định, chỉ thị;  …  Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành các quy phạm pháp luật hành chính còn có thể là cơ quan quyền lực nhà nước như Luật khiếu nại tố cáo do Quốc hội ban hành, Quyết định biên chế sự nghiệp năm 2009 do Hội đồng nhân dân ban hành…

Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hiến pháp chủ yếu là do Quốc hội ban hành thông qua hiến pháp, luật, nghị quyết. Ví dụ như Luật tổ chức Quốc hội, Nghị quyết về Nội quy kì họp Quốc hội… Bên cạnh đó các quy phạm pháp luật hiến pháp còn được ban hành bởi Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; một số văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và một số nghị quyết do Hội đồng nhân dân ban hành. Cụ thể như Pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (ngày 25/7/1996), Nghị quyết về ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước (ngày 30/7/19980; …

2. Về trình tự thủ tục ban hành:

Quy phạm pháp luật hành chính: được ban hành theo trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật thông thường được quy định cụ thể trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 bao gồm các bước: lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hành chính, soạn thảo văn bản, lấy ý kiến đối với dự thảo, thẩm định dự thảo, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo trình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền, xem xét, thông qua dự thảo và cuối cùng là công bố văn bản quy phạm pháp luật.

Quy phạm pháp luật Hiến pháp: được ban hành theo một trình tự thủ tục đặc biệt và không được quy định cụ thể: trên cơ sở nghị quyết của quốc hội, quốc hội lập ra ủy ban dự thảo hiến pháp hoặc ủy ban sửa đổi Hiến pháp trình bộ chính trị (BCH TW Đảng), lấy ý kiến nhân dân, ủy ban dự thảo chỉnh lý lại các ý kiến trưng cầu sau đó báo cáo lại quốc hội trong phiên họp chung, thảo luân các điều, chương. Thông qua tuân theo thủ tục phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu biểu quyết tán thành.

3. Về đối tượng điều chỉnh:

Phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật Hiến pháp rộng hơn phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật Hành chính và quy ph ạm pháp luật Hành chính cụ thể hoá, chi tiết hoá quy phạm pháp luật Hiến pháp.

Quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước, những quan hệ chấp hành - điều hành theo phương pháp mệnh lệnh đơn phương. Các nhóm quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh bao gồm:

- Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành trên các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Đây là nhóm quan hệ xã hội cơ bản mà gồm phần lớn các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh.

- Các quan hệ quản lí hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ  của các cơ quan nhằm ổn định tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Các quan hệ quản lí hình thành trong quá trình các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.

Quy phạm pháp luật hiến pháp điều chỉnh những mỗi quan hệ cơ bản và quan trọng nhất, gắn liền với xác định chế độ kinh tế, chính tri, đời sống văn hoá – xã hội, quốc phòng và an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Ta có thể thấy phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật Hiến pháp rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhà nước trong đó có cả lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước. Ví dụ: Hiến pháp quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước…

Ví dụ: Điều 41 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định: “công dân của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật”. Theo quy định này chúng ta chỉ biết được một trong cácn nghĩa vụ cơ bản của công dân là phải đóng thuế còn cách thức đóng thuế, đối tượng nào cần phải đóng thuế, chủ thể có quyền thu thuế là ai thì phải được các văn bản luật và dưới luật cụ thể hoá trong đó có quy phạm pháp luật hành chính nhà nước. Căn cứ quy định trên, chính phủ đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về thuế thuế thu nhập cá nhân đó là nghị định của Chính phủ số 100/2008/NĐ – CP, 08/09/2008, gồm 13 điều quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế. Như tại điều 5 quy định đối tượng được giảm thuế gồm:

1. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

2. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ và việc xét giảm thuế thu nhập cá nhân quy định tại Điều này.


Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên/link bài tập vào form dưới đây. Xin lưu ý mỗi lần gửi mình chỉ ửi tối đa 2 tài liệu. Không gửi cả loạt.

No comments:

Post a Comment