03/07/2015
Lịch sử và vai trò của nghề luật sư ở Việt Nam
Bài tập học kỳ Nghề luật và phương pháp học luật.

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGHỀ LUẬT SƯ Ở NƯỚC TA.

Nghề luật sư phát triển cùng qua trình xây dựng nhà nước pháp quyền, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Dưới sự lãng đạo của Đảng, cùng trải qua những giai đoạn thăng trầm của đất nước, đội ngũ luật sư đã không ngừng phát triển và giành được những thắng lợi vẻ vang, từng bước khẳng định vị trí quan trọng của mình trong xã hội.

Sự phát triển của nghề luật sư được đánh dấu bằng sự ra đời của liên đoàn luật sư. Sự ra đời của Liên đoàn luật sư Việt Nam (12/5/2009) đã đánh dấu một bước phát triển mới, vững mạnh của đội ngũ luật sư Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của giới luật sư cả nước, tạo bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới về tổ chức, hoạt động luật sư, khẳng định vị trí, vai trò của luật sư trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế của đất nước. 

Lịch sử phát triển của nghề luật sư được ghi nhận qua các gia đoạn khác nhau sau đây: 

1.Trước cách mạng tháng Tám.

Trước khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm chiếm, việc xét xử ở nước ta do vua quan phong kiến tiến hành, không có sự tham gia của luật sư. Chỉ sau khi xâm lược Nam kỳ, ngày 26/11/1876 người Pháp ban hành Nghị định về việc biện hộ cho người Pháp hoặc người Việt mang quốc tịch Pháp tại Tòa án Pháp.Sau khi thiết lập bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, năm 1884, Toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh thành lập Luật sư Đoàn tại Sài Gòn và Hà Nội gồm các luật sư người Pháp và người Việt Nam đã nhập quốc tích Pháp. Các luật sư chỉ biện hộ trước Tòa án Pháp cho người Pháp hoặc người có quốc tịch Pháp.

Với Sắc lệnh ngày 30/1/1911, nhà cầm quyền Pháp đã mở rộng cho người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư.

Sắc lệnh cuối cùng của người Pháp về luật sư là Sắc lệnh ngày 25/5//930 về tổ chức Luật sư đoàn ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng. Sắc lệnh này đã mở rộng cho các luật sư không chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà cả trước Toà Nam án; không chỉ bào chữa cho người có quốc tịch Pháp mà cả người không có quốc tịch Pháp.

Người Việt Nam đầu tiên làm luật sư đó là ông Phan Văn Trường (1876 - 1933). Ông là người làng Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Ông tốt nghiệp Đại học luật và làm luật sư tại Paris. Ông là nhà yêu nước. Khi Bác Hồ hoạt động cách mạng tại Paris, đã có thời gian Bác sống tại nhà luật sư Phan Văn Trường.

Một sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ là năm 1926, Bác Hồ đã bị Tòa án Vinh của thực dân Pháp kết án tử hình. Ngày 6/6l/931, khi Người đang hoạt động cách mạng ở nước ngoài thì bị cảnh sát Anh bắt ở Hồng Ông. Khi bị bắt Người mang tên là Tống Văn Sơ. Thực dân Pháp tìm mọi cách yêu cầu chính quyền Anh giao Người cho thực dân Pháp ở Đông Dương. Trong tình thế đó, nhờ tài ứng xử tuyệt vời của người và có sự giúp đỡ, bênh vực tích cực của luật sư Lô - dơ - bai (người anh), chính quyền anh ở Hồng Hông đã phải trả tự đo cho Người vào đầu năm 1932. Luật sư Lô - dơ - bai còn giúp Người trốn khỏi Hồng Hông. Sau này với cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ đã mời ông bà Lô - dơ - bai sang thăm Việt Nam như là thượng khách.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến đại thắng mùa xuân 1975.

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cộng hòa Việt Nam ra đời. Ngày 10/10/1945 chủ tịch nước kí sắc lệnh số 46/SL về đoàn luật sư. Pháp lệnh đã quy định những vấn đề phù hợp với chế độ mới như: 

Các luật sư được bào chữa ở tất cả các tòa án từ cáo tỉnh trở nên và các tòa án quân sự.

Điều kiện trở thành luật sư: Công dân Việt Nam không kể là nam hay nữ, có bằng cử nhân luật, có hạnh kiểm tốt, đã được tập sự 3 năm ở văn phòng luật sư.

Đoàn luật sư Hà Nội bầu ra đoàn luật sư nếu thuôc hạt có 10 văn phòng luật sư trở nên. Nếu không đủ văn phòng Đoàn luật sư được thành lập ra Ban luật sư để điều hành hoạt động của Đoàn.

Những quy định trong pháp lệnh đã thể hiện sự ưu tiên, quan tâm của nhà nước ta với nghề luật sư. Chỉ tiếc rằng ngay sau đó, ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ khi Hiến pháp 1946 chưa được công bố chính thức. Các tầng lớp nhân dân từ Bắc chí Nam nhất tề cầm vũ khí chống giặc Pháp xâm lược với khẩu hiệu: ''Thà chết không chịu mất nước, thà chết không chịu lám nô lệ một lần nữa''. Trong kháng chiến, các luật sư đều tham gia công tác tại các cơ quan quân, dân, chính, đảng. Trường Đại học pháp lý sơ tán lên Vĩnh Yên, nhưng đến năm 1949 cũrlg phải đóng cửa. Để khắc phục tình trạng thiếu luật sư, Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy định chế định bào chữa viên cho các bị cáo tại các Tòa án. Sắc lệrth số 144/SL ngày 22/12/1949 mở rộng cho người không phải là luật sư cũng được bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp của các đương sự trong các vụ án dân sự.

3.Giai đoạn từ 1975 đến nay. 

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng ngày 30/4/1975, đất nước ta đã thống nhất. Hiến pháp năm 1980 và Hiến Pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều quy định quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm.Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý. Cụ thể là đại hội Đảng toàn quốc năm 1986 đã tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có hoạt động tư pháp. Các đạo luật về tố tụng được ban hành theo hướng mở rộng dân chủ trong tố tụng, tăng cường bảo đảm quyền bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.Trong bối cảnh đó, Pháp lệnh tổ chức luật sư đầu tiên được ban hành ngày 18/12/1987. Đây là văn bản pháp luật có ý nghĩa lịch sử trong việc khôi phục nghề luật sư và mở đầu cho quá trình phát triển nghề luật sư ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Pháp lệnh tổ chức luật sư quy định tiêu chuẩn để được công nhận là luật sư, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực giúp đỡ pháp lý của luật sư. Pháp lệnh cũng qui định về việc tổ chức các đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chỉ sau gần 10 năm, ở hầu hết ở các tỉnh, thành phố đã thành lập được đoàn luật sư, với đội ngũ luật sư lên tới hàng nghìn người. Hoạt động nghề nghiệp luật sư cũng đã có bước phát triển đáng kể. Ngoài việc tham gia tố tụng, các luật sư đã từng bước mở rộng hoạt động nghề nghiệp sang lĩnh vực tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. nhân, tổ chức trước Toà án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác.

4. Giai đoạn đổi mới đất nước.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương, biện pháp cải cách mạnh mẽ về tổ chức, hoạt động của các hệ thống chính trị, trong đó có việc đổi mới tổ chức hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và thúc đẩy quá trình hội nhập của đất nước. Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã được ban hành. Nội dung của Pháp lệnh thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động luật sư theo hướng chính quy hoá, chuyên nghiệp hoá đội ngũ luật sư, nghề luật sư, tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế của nghề luật sư ở Việt Nam. Với nội dung tiến bộ, phù hợp với yêu cầu khách quan, Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Chỉ sau 5 năm thi hành Pháp lệnh, đội ngũ luật sư đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, đã thành lập trên 1.000 tổ chức hành nghề là các văn phòng luật sư, các công ty luật hợp danh. Trong tham gia tố tụng, nhiều luật sư đã dần khẳng định trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp khi tham gia tranh tụng tại các phiên tòa. Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư cũng đã có bước phát triển đáng kể, đặc biệt là tư vấn cho khách hàng trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại ngày càng nhiều và ngày càng nâng cao về chất lượng dịch vụ. Có thể nói Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã tạo một bộ mặt mới với triển vọng phát triển mạnh mẽ nghề luật sư đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế – quốc tế ở Việt Nam.

III. VAI TRÒ CỦA NGHỀ LUẬT SƯ.

Nghề luật sư được xem là nghề tiêu biểu và thể hiện được những đặc trưng tiêu biểu của nghề luật. Nghề luật sư không giống như những nghề nghiệp chuyên môn khác vì ngoài những kiến thức và kĩ năng thì những người luật sư còn cần có đạo đức nghề nghiệp, có cái “tâm” với nghề.

Trong xã hội, đặc biệt ở đất nước đang phát triển với nhiều những biến động như hiện nay thì vai trò của nghề luật sư là rất lớn trong xã hội. 

1.Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cab, bị cáo và đương sự trước tòa.

Trên thế giới, nghề luật sư được tổ chức ở nhiều hình thức và rất đa dạng. Sư đa dạng này xuất phát từ nếp sống, cách suy nghĩ cũng như hệ thống pháp luật của từng nước. Mặc dù có sự khác nhau nhất định nhưng điểm chung của mọi quốc gia thừa nhận là luật sư là một nghề trong xã hội, là công cụ hữu hiệu để bảo vệ công lý, công bằng xã hội.

Ở Việt Nam, luật sư có vai trò trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bởi lẽ cuộc sống thường ngầy ẩn chứa đầy những mâu thuẫn giữa công dân với nhau hoặc giữa công dân với các cơ quan, tổ chức…mà cần giải quyết bằng pháp luật thông qua tòa án.Trong khi đó, không phải ai trong xã hội cũng hiểu biết về pháp luật để có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó cần sự giúp sức của luật sư là người có trình độ hiểu biết pháp luật cao để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2.Vai trò của luật sư trong việc tư vấn pháp luật góp phần bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Luật sư trước hết phải là chuyên gia pháp luật, bên cạnh việc tranh tụng luật sư còn nhận tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng việc kí các hợp đồng pháp lý. Luật sư tư vấn trong lĩnh vực pháp luật, soạn thảo các văn bản pháp luật, soạn thảo di trúc, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng pháp lý, hợp đồng bất động sản, hợp đồng của công ty. Vấn đề soạn thảo văn bản pháp lý là một trong những công việc trong lĩnh vực tư vấn pháp luật của luật sư. Luật sư còn tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến quyền của họ theo pháp luật, xử sự theo đúng pháp luật. Việc tư vấn pháp luật giúp giảm thiểu được những tranh chấp trong xã hội, hạn chế được những vi phạm pháp luật do sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân gây ra.

3.Vai trò của luật sư trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Là người có kiến thức pháp luật sâu rộng, thông qua việc hành nghề luật sư góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong cộng đồng và xã hội.

Thông qua tổ chức hành nghề của mình, luật sư có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Cùng với sự phát triển của xã hội, luật sư đang từng bước khẳng định vị trí và vai trò của xã hội. Đội ngũ luật sư đã góp phần quan trọng trong việc bảo về các quyền con người, quyền cơ bản của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

No comments:

Post a Comment