14/07/2015
Tìm hiểu thuật ngữ luật gia và luật sư
Bài tập học kỳ Nghề luật và phương pháp học luật.

I.THUẬT NGỮ LUẬT GIA VÀ LUẬT SƯ.

Do có những nét tương đồng về hình thức nên thuật ngữ luật gia và luật sư thường được hiểu chưa đúng về bản chất hoặc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và vẫn có sự nhầm lẫn. Việc nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Trước hết có thể kể đến nguyên nhân là do hệ thống pháp luật cũng như các nghề nghiệp về tư pháp ở Việt Nam chưa phát triển. Việc biết đến các chức danh này trong xã hội còn chưa được hiểu một cách rõ ràng và phổ biến trong xã hội nên nhiều người đã đồng hóa hai khá niệm này thành một, gộp luật sư với luật gia thành một một chức danh riêng và thường thì luật sư thường được biết đến nhiều hơn là luật gia.

Thứ hai, việc dịch các thuật ngữ nước ngoài chưa thực sự chuẩn xác, chưa thống nhất cũng dẫn đến việc nhầm lẫn trong hai thuật ngữ này.

Tìm hiểu riêng từng thuật ngữ để thấy được sự khác nhau:

1.Thuật ngữ luật gia.

Theo Oxford Learner’s Dictionaries thì “Jurist” có nghĩa là nhà luật học, luật gia, là người có kiến thức pháp luật, chuyên gia luật. Có thể hiểu đó là những người tốt nghiệp cử nhân luật trở lên hoặc vận dụng ở nước ta có cả những người chưa có bằng cử nhân luật nhưng  có kiến thức pháp luật đang hoạt động trên các lĩnh vực tư pháp, trong đó có các luật sư. Hội viên hội luật sư được hiểu theo nghĩa này. Một số từ đồng nghĩa với Jurist như attorney,  justice of the peace…

2. Thuật ngữ luật sư.

Lawyer có nghĩa là luật sư, là luật gia được đào tạo thêm kỹ năng hành nghề, được gia nhập đoàn luật sư và được công nhận là luật sư để hành nghề trong lĩnh vực tranh tụng và tư vấn pháp luật hoặc một trong hai nghành nghề đó. 

Tương đương với hai thuật ngữ tiếng Anh là jurist và lawyer là hai thuật ngữ trong tiếng pháp là juriste ( luật gia) và avacat ( luật sư, trạng sư). Ở Việt Nam, luật sư được hiểu theo tiêu chuẩn của Luật luật sư là người có đủ tiêu chuẩn hành nghề theo quy định của luật của luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân (điều 12). Điều kiện hành nghề luật sư là phải được cá chứng chỉ hành nghề và gia nhập đoàn luật sư. Như vậy thì ở nước ta, luật sư có thể là một luật gia nhưng luật gia thì chưa chắc đã là luật sư. Sự khác biệt đó còn thể hiện ở các điểm sau đây:

- Một trong những tiêu chuẩn quan trọng, không thể thiếu đối với luật sư là phải được đào tạo nghề sau khi đã tốt nghiệp đại học luật.

- Chức năng của luật sư là cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, tổ chức, bao gồm việc tham gia tố tụng để bào chữa hoặc biện hộ cho bị can, bị cáo, đương sự; tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức và làm các dịch vụ pháp lý khác.

- Sứ mệnh xã hội của luật sư là góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Luật sư độc lập, tự chịu trách nhiệm trong hành nghề, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất mà luật sư gây ra cho khách hàng; trách nhiệm vật chất của luật sư là trách nhiệm vô hạn.

- Ngoài việc phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật, luật sư còn phải tuân theo các quy tắc hành nghề, trong đó có các quy tắc đạo đức nghề nghiệp do tổ chức hiệp hội luật sư ban hành.

- Nguồn thu nhập của luật sư là tiền thù lao do khách hàng trả.


Như vậy, “luật gia” và “ luật sư” là hai thuật ngữ khác nhau, bởi lẽ đây vốn là hai chức danh khác nhau. Chỉ khi đất nước có hệ thống pháp luật phát triển, người dân có kiến thức pháp luật cao thì hai thuật ngữ này mới được hiểu một cách rõ ràng và không bị nhầm lẫn như hiện nay.

No comments:

Post a Comment