25/02/2015
Thẩm định, thẩm tra tính hợp hiến của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật - Bài tập Kỹ năng thẩm định kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật,
1. Thẩm định, thẩm tra tính hợp hiến của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

a. Khái niệm: 

Thẩm định, thẩm tra tính hợp hiến của dựa thảo văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đưa ra ý kiến đánh giá về sự phù hợp của dự thảo văn bản với Hiến pháp.

b. Tiêu chí nhận diện về tính hợp hiến của dự thảo VBQPPL.

Sự phù hợp của các quy định của dự án, dự thảo với quy định cụ thể, nguyên tắc, tinh thần của Hiến pháp về bản chất của Nhà nước;

Sự phù hợp của các quy định của dự án, dự thảo với quy định cụ thể, nguyên tắc cơ bản, tinh thần của Hiến pháp về chế độ kinh tế

Sự phù hợp của các quy định của dự án, dự thảo với quy định cụ thể, nguyên tắc cơ bản, tinh thần của Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

Sự phù hợp của các quy định của dự án, dự thảo với quy định cụ thể, nguyên tắc cơ bản, tinh thần Hiến pháp về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước.

c. Lý luận.

Một trong những nội dung vô cùng quan trọng của việc thẩm định là nhằm đảm bảo cho các quy định của dự thảo bảo đảm cho các quy định của dự thảo bảo đảm tuan thủ các quy định của Hiến pháp và phù hợp với tinh thần của Hiến pháp. Do vậy, nghiên cứu, đối chiếu các quy định của dự thảo với các quy định của Hiến pháp có liên quan, cần đặc biệt lưu ý tới các quy định của Hiến pháp có liên quan mật thiết tới các nội dung của dự thảo văn bản thẩm định.

Thứ nhất, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không trái với các quy định cụ thể của Hiến pháp. Để đảm bảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không trái với các quy định của Hiến pháp thì cơ quan soạn thảo văn bản phải nắm rõ và hiểu đúng các quy định cụ thể của Hiến pháp liên quan tới các lĩnh vực điều chỉnh của văn bản đang soạn thảo. Chẳng hạn, nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định tại khoản 1 Điều 16 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) có giá trị thi hành trực tiếp và bất ký văn bản pháp luật nào dưới Hiến pháp đều phải đảm bảo rằng không có sự phân biệt đối xử đối với công dân trước pháp luật. Như vậy, khi Quốc hội và các chủ thể có thẩm quyền khác ban hành các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác cần phải cân nhắc là những quy định trong dự thảo có hạn chế quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật hay không để xác định tính hợp hiến của các quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Hơn nữa, khi kiểm tra tính hợp hiến của dự thảo văn bản quy phạm quy phạm pháp luật thì cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định cần đặc biệt lưu ý đến các quyền cơ bản của công dân mà Hiến pháp đã quy định để đảm bảo rằng các quyền đó không bị hạn chế.

Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với tinh thần của Hiến pháp. Đây là vấn đề khó xác định khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế ban hành văn bản chỉ cần không trái với các quy định của Hiến pháp thì chưa đủ mà phải xác định mục đích và những nguyên tắc cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật, hay nói cách khác chúng đã xác định phần “hồn” hoặc “tinh thần” của Hiến pháp.

Trở lại vấn đề văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với tinh thần của Hiến pháp, nếu Hiến pháp quy định “không được phân biệt đối xử” thì các văn bản pháp luật, bất luận quy điịnh dưới hình thức gì, nếu có tính chất “bất bình đẳng” giữa các công dân trước pháp luật thì đã không thể coi là không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp. Tuy nhiên, không có tinh thần của Hiến pháp một cách chung chung mà tinh thần Hiến pháp được thể hiện từ chính các quy phạm của Hiến pháp.

Ví dụ: Phát biểu về tính hợp hiến của Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ, báo cáo Thẩm định viết:

“Dự án Luật đã hướng tới việc loại bỏ các cơ quan thuộc chính phủ ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật. Theo chúng tôi, khi Hiến pháp vẫn ghi nhận sự tồn tại loại hình cơ quan thuộc Chính phủ (Điều 112 Hiến pháp) thì việc loại bỏ loại hình cơ quan này ở một văn bản ở tầm luật là trái Hiến pháp”.

Hoặc, về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng, báo cáo thẩm định định viết: “theo quy định của Hiến pháp  (khoản 9 Điều 103) thì Chủ tịch nước quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, vì vậy, đề nghị xem lại quy định về thẩm quyền của Thủ tướng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các sĩ quan cấp tướng”.

No comments:

Post a Comment