25/02/2015
Thẩm định, thẩm tra tính hợp pháp của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật - Bài tập Kỹ năng thẩm định kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật,
Thẩm định, thẩm tra tính hợp pháp của dự thảo văn bản quy pháp luật.

a. Khái niệm:

Thẩm định, thẩm tra tính hợp pháp của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đưa ra ý kiến đánh giá về sự phù hợp giữa quy định của dự thảo văn bản với quy định của các VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn.

b. Tiêu chí nhận diện về tính hợp pháp của dự thảo VBQPPL.

Sự phù hợp của hình thức, nội dung văn bản với thẩm quyền của chủ thể ban hành văn bản;

Sự phù hợp của nội dung dự án, dự thảo với quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có giá trị pháp lý cao hơn.

Việc tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản theo quy định của pháp luật về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

c. Lý luận.

Tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, quyết định sự tồn tại và hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên tùy vào từng góc độ pháp lý khác nhau mà biểu hiện của tính hợp pháp có thể khác nhau.

Thứ nhất:  dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ban hành đúng thẩm quyền pháp luật quy định

Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là giới hạn quyền lực do pháp luật quy định cho chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm thẩm quyền hình thức và thẩm quyền nội dung.

Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đúng thẩm quyền hình thức: Thẩm quyền hình thức được hiểu là các chủ thể trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật đúng tên gọi do pháp luật quy định. Theo quy định này, mỗi cá nhân, cơ quan trong thẩm quyền của mình chỉ được ban hành một hoặc một số hình thức văn quy phạm pháp luật do luật quy định. Đây chính là quy định nhằm đảm bảo duy trì tnhs hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật về mặt hình thức. Thẩm quyền về hình thức của các chủ thể trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Điều 2, Điều 21 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và khoản 2 Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004 như: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; lệnh, quyết định của Chủ tích nước; nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng kiếm toán Nhà nước; Nghị quyết của HĐND, quyết định, chỉ thị của UBND…Khi các chủ thể vi phạm yêu cầu này cũng có nghĩa là văn bản ban hành không hợp pháp về hình thức theo quy định của pháp luật.

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đúng thẩm quyền về nội dung: Thẩm quyền nội dung là giới hạn quyền lực của các chủ thể trong quá trình giải quyết công việc do pháp luật quy định. Về thực chất, đó là “giới hạn của việc sử dụng quyền lực nhà nước mà pháp luật thực định đã đặt ra đối với từng cơ quan trong bộ máy nhà nước về mỗi loại công việc nhất định”.

Thứ hai: Văn bản quy phạm pháp luật ban hành phải đảm bảo hợp pháp về nội dung

Hiện nay, thẩm quyền của các chủ thể trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luạt được quy định tại nhiều văn bản khác nhau. Muốn xác lập một cách chính xác cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật, trước hết cần xác định nội dung công việc đó thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào. Để làm được điều này, chủ thể ban hành văn bản phải hiểu được các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước nói chung và của cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói riêng.

Khi xem xét tính hợp pháp về nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, bên cạnh việc tôn trọng các quy định của Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật phải đươc bảo đảm tuân thủ “thứ bậc hiệu lực của văn bản trong hệ thống pháp luật”. Trước hết, nội dung hợp pháp thể hiện ở việc văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với cơ quan nhà nước cấp trên. Theo đó, yêu cầu này còn được đặt ra theo nguyên tắc văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao.

Về phương diện khác, tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật còn được đánh giá theo nguyên tắc văn bản của địa phương ban hành phải phù hợp và thống nhất với văn bản do trung ương ban hành”. Như vậy, trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương đòi hỏi đặt ra là phải đảm bảo tính hợp trong sự phù hợp với các văn bản khác do cơ quan trung ương ban hành.

Ngoài ra, tính hợp pháp còn được phản ánh ở việc các chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo sự hài hòa thông nhẩ về nội dung giữa các văn bản có cùng thứ bậc hiệu lực pháp lý. Đây cũng là một đòi hỏi đảm bảo cho văn bản ban hành hợp pháp khi hình thức văn bản do cùng một chủ thể ban hành nhưng nội dung chứa đựng các vấn đề điều chỉnh khác nhau.

Một điểm quan trọng nữa để đảm bảo tính hợp pháp về nội dung cho văn bản quy phạm pháp luật là phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Như vậy, các quy định về hiệu lực pháp lí đòi hỏi mỗi văn bản quy phạm pháp luật, khi đượ ban hành phải căn cứ vào các văn bản khác nhau của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền và có thể coi đây là cơ sở xác định giá trị pháp lý của văn bản.

Thứ ba: VBQPPL phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục xây dựng, ban hành.

Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 thì quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: lập trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; soạn thảo; thẩm định; lấy ý kiến đóng góp; thẩm định; xem xét, thông qua; công bố văn bản quy phạm pháp luật. Việc tuân thủ những quy định về trình tự, thủ tục trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền theo luật định vừa là điều kiện để đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, một nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, vừa góp phần nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được soạn thảo.

Thứ tư: dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ban hành tuân theo những quy định của pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày.

Trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, những quy định về thể chế và kỹ thuật trình bày đóng vai trò khá quan trọng. Thể thức là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với mỗi loại văn bản và các thành phần bổ sung trong các trường hợp cụ thể. Hiện nay, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP, ngày 06/05/2005 của Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản; Quyết định số 20/2002/QĐ-KHCN, ngày 31/12/2002 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam số 5700 năm 2002 quy định kết cấu hình thức của văn bản trong đó có văn bản quy phạm pháp luật; Nghị quyết số 1139/2007/UBTVQH 11, ngày 03/07/2007 của UBTVQH và Ủy ban pháp luật của Quốc hội. Theo đó, những quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản là tất cả những quy định liên quan đến: quốc hiệu, tên cơ quan ban hành văn bản, số, ký hiệu văn bản, tên loại văn bản, trích yếu nội dung…

Để văn bản quy phạm pháp luật ban hành đảm bảo tính hợp pháp, chủ thể có thẩm quyền khi ban hành văn bản cần chú ý cách thức trình bày theo bố cục, kết quả phù hợp với hình thức và nội dung văn bản cần ban hành.

Ví dụ: Phát biểu về thẩm quyền thành lập Phòng bảo vệ môi trường tại Dự thảo Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường, báo cáo thẩm định viết: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 171/2004/NĐ-CP thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó có việc thành lập phòng bảo vệ môi trường,do vậy, việc quy định thẩm quyền thành lập phòng này là thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chưa bảo đảm phù hợp với quy định của Luật và của Nghị định.

No comments:

Post a Comment