09/09/2014
Trình bày về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam - Bài tập môn Tổng quan về kinh doanh quốc tế - 8 điểm
Ngày nay xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày càng tham gia tích cực vào trong thương mại thế giới. Qua đó để tận dụng lợi thế so sánh của các vùng, các miền, các quốc gia khác nhau thì qua đó dòng vốn đầu tư được lưu chuyển một cách linh hoạt hơn. Đối với nước ta, một quốc gia còn gặp nhiều khó khăn sau hai cuộc chiến tranh tàn khốc thì để đáp ứng với nhịp độ phát triển kinh tế như hiện nay, ngoài việc tận dụng các nguồn lực sẵn có trong nước, thì việc thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để tận dụng hết khả năng để bắt nhịp với nền kinh tế toàn cầu là hết sức cần thiết. Nhất là Việt Nam vừa một trong những thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu WTO sau nhiều năm đàm phán, đã mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội cũng như thách thức. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển nền kinh tế đất nước, nên em quyết định chọn đề tài : “Trình bày về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Khái niệm FDI

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó

Hội nghị Liên Hợp Quốc về TM và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra một doanh nghiệp về FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư  và các khoản vay trong nội bộ công ty.

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoái  hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”

Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình”. 

II. Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

1.Thành tựu và đóng góp của dự án FDI vào Việt Nam

Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành (1988) đến hết ngày 28/02/2006, Việt Nam đã thu hút được trên 6.090 dự án(còn hiệu lực) với mức vốn đăng ký đạt hơn 52,3 tỷ USD và vốn thực hiện đạt trên 28 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện  các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành một thành phần kinh tế trong hệ thống kinh tế quốc dân.

Khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận hữu cơ năng động của nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao và vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế . Đầu tư nước ngoài đã đóng góp 27% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí), 33% giá trị sản xuất công nghiệp, 22% vốn đầu tư xã hội và hơn 14% GDP của cả nước, tạo thêm việc làm cho hơn 80 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác.

Kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, xu hưóng dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Các vùng trọng điểm kinh tế vẫn là đầu tàu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm động lực phát triển kinh tế của nước ta,tạo sức lan toả của đầu tư nước ngoài sang những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.Chỉ tính riêng trong năm 2005(tinh đến ngày 20/12/2005)trong tổng số 798 dự án được cấp phép, ngoại trừ 1 dự án dầu khí ngoài khơi thì 797 dự án còn lại được thực hiện trên 40 ỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Dẫn đầu là TPHCM với 243 dự án được cấp phép,tỉnh Bình Dương với 140 dự án,tỉnh Đồng Nai với87 dự ánvà tỉnh Tây Ninh với 26 dự án .Tại khu vực phía bắc, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên là các địa phương dẫn đầu về số dự án FDI được cấp phép hoạt động, trong đó Hà Nội có 103 dự án,Vĩnh Phúc 24 dự án , Hải Phòng có 21 dự án.Các tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn cũng thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài như Lào Cai 5 dự án, Cao Bằng 3 dự án, Đắc Nông 2 dự án…

2. Một số hạn chế trong thu hút FDI tại Việt Nam.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu vượt bậc,ngoài mong đợi,thế nhưng có thể nói những gì Việt Nam đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng,chúng ta hoàn toàn có khả năng làm được hơn thế. Môi trường đầu tư và kinh doanh tuy đã tiếp tục được cải thiện nhưng vẫn có những dự án vì những lý do nào đó, sau khi nhà đầu tư khảo sát tại Việt Nam đã thôi không đầu tư nữa hoặc chuyển sang đầu tư nước khác. Đó chính là vì Việt Nam vẫn còn những tồn tại ,những hạn chế làm các nhà đầu tư nản lòng

Việt Nam là một trong số rất ít các nước đang phát triển được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về các lợi thế đầu tư, đặc biệt là trên 4 phương diện: sự ổn định chính trị, vị trí địa lý, khả năng khống chế tỷ lệ lạm phát và quản lý tỷ giá. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia còn yếu trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hiệu quả của các dịch vụ hành chính, cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế và khung pháp luật cho hoạt động đầu tư nước ngoài, một số nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi các văn bản hướng dẫn thi hành các luật mới. Ngoài ra, các tình trạng đình công chưa được ngăn chặn kịp thời; tình trạng tranh chấp kéo dài và triển khai dự án chậm chưa được xử lý dứt điểm cũng gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường đầu tư.

Một điều nữa là chính sách thu hút ĐTNN của các nước trong khu vực quả thật có những điểm hấp dẫn hơn. Nếu nhìn lại, có thể thấy trong vấn đề này Trung Quốc có lợi thế hơn ta khi thị trường trong nước của họ lớn hơn ta rất nhiều. Đấy cũng là lý do khiến một số nhà đầu tư rút khỏi Việt Nam để chuyển hướng sang Trung Quốc.

- Tỷ lệ các dự án đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn thấp. Trong số các đối tác nước ngoài, thì Châu Âu và Hoa Kỳ đầu tư chưa lớn và chưa tương xứng với tiềm năng của họ.

- Nhìn chung, tiến độ thực hiện dự án còn chậm so với luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án. Những dự án được cấp trước thời kỳ khủng hoảng tài chính khu vực vẫn không triển khai hoặc mới chỉ triển khai một số ít hạng mục. Nhiều dự án bất động sản vẫn dậm chân tại chỗ do vướng cơ chế chính sách. Một số dự án gặp vướng mắc kéo dài chưa được xử lý dứt điểm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Kết quả là chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn lớn; tốc độ tăng vốn thực hiện chưa cao.

- Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thực hiện đúng những quy định của luật pháp về việc sử dụng lao động là người Việt Nam.

III. Một số biện pháp cải thiện

1.Về pháp luật chính sách:

Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, nhất là luật đầu tư để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Cần triển khai thực hiện tốt Luật doanh nghiệp và luật đầu tư chung,  ban hành các Nghị định và thông tư hướng dẫn hai luật nói trên, tuyên truyền, phổ biến nội dung của các luật mới; kịp thời hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính ,củng cố,hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của luật mới.Coi trọng việc giữ vững sự ổn định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI khi áp dụng các luật mới. Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế,nhất là kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản đáp ứng nhu cầu và thực tế hội nhập kinh tế quốc tế.

Đặc biệt quan trọng ở Việt Nam là giải quyết các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng và đền bù. Xây dựng các cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ và hiện đại,xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

2.Về quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài 

Đối với các nhà đầu tư những ưu đãi về thuế,tiền thuê đất,về thời hạn thuê đất ,về thời hạn của dự án,về giá nhân công rẻ…vẫn rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước,từ Trung ương đến địa phương .Quản lý nhà nước còn bao gồm cả việc xử lý vi phạm pháp luật,nhưng cần tách bạch giữa vi phạm của cá nhân thực hiện dự án với ,hoặc liên quan đến dự án với chính lợi ích khi được triển khai của dự án sẽ mang lại .Cần coi việc xử lý vi phạm là bắt buộc chứ không phải là để đối phó với các nhà đầu tư,cản trở các hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp.Cân nhận thức rõ,bản chất của vốn FDI là của tư nhân ,do đó họ có quyền trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư.Chỉ cầc phải chờ đợi hoặc gặp trở ngại mà không rõ khi nào xử lý xong họ sẽ chuyển đầu tư của mình sang địa điểm khác .  

3.Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 

Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác vận động và xúc tiến đầu tư chú trọng các đối tác chiến lược,cũng như tăng cường quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế. Bên cạnh việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trên các mặt chính sách và pháp luật,hạ tầng cơ sở, đào tạo nhân lực thì một yếu tố quyết định thành công là việc giải quyết kịp thời các vướng mắc của các nhà đầu tư. Nghiên cứu các địa bàn tiềm năng ở nước ngoài để hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả .

4.Giải pháp về lao động tiền lương

Sớm xem xét bổ sung ban hành các chính sách về tiền lương,bảo hiểm, nhà ở và một số chính sách xã hội khác, đồng thời tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các chính sách đó để bảo vệ lợi ích chính đáng,cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân,lao động làm việc cho trong các doanh nghiệp FDI.

C. KẾT LUẬN

Cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong những năm gần đây rất thuận lợi. Chúng ta cần phải biết phát huy những lợi thế của mình, nỗ lực, khai thác và sử dụng hiệu quả  nguồn lực bên ngoài, trong đó có đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó cần phải khắc phục những tiêu cực của đầu tư nước ngoài và đầu tư nước ngoài phải thực sự có tác dụng góp phần vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo hướng tiến bộ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

No comments:

Post a Comment