03/09/2014
Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật - ĐH Luật HN - Chương V - NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHỦ NÔ
CHƯƠNG V - NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHỦ NÔ

1. Nhà nước chủ nô:

1. 1. Cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của nhà nước chủ nô:

Nhà nước chủ nô là tổ chức quyền lực chính trị của giai  cấp chủ nô. Nó ra đời trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng. Các Nhà nước chủ nô đầu tiên xuất hiện ở Châu Á và Bắc Phi như Trung Quốc, Ấn Độ, Babilon, Ai Cập... khoảng từ 4000 đến 5000 năm trước công nguyên.


Nhà nước chủ nô ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên các quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Những quan hệ sản xuất này được xây dựng trên cơ sở chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và cả người sản xuất là nô lệ. Chủ nô là chủ sở hữu đối với đất đai, các tư liệu sản xuất và đối với cả người sản xuất là nô lệ. Do vậy, sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là không có giới hạn. Nô lệ không có tư liệu sản xuất, họ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô, họ bị coi là tài sản của chủ nô, là "công cụ biết nói", là động vật có hai chân. Vì thế, nô lệ bị bóc lột rất tàn nhẫn và phải phục tùng một cách vô điều kiện những ý muốn của chủ nô.


Trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Chủ nô chỉ là một thiểu số dân cư trong xã hội nhưng có tất cả: Đất đai, tư liệu sản xuất, nô lệ, tự do cá nhân và toàn quyền thống từ đối với nô lệ. Nô lệ chiếm số đông trong xã hội nhưng tính mạng, số phận cũng như các hoạt động xã hội của họ đều do chủ nô quyết định. Ngoài chủ nô và nô lệ, trong xã hội chiếm hữu nô lệ còn có cả thợ thủ công, dân tự do, những người lệ thuộc nhà thờ hoặc kinh tế nhà vua... Những người này tuy không phải là nô lệ nhưng vẫn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào giai cấp chủ nô về kinh tế và chính trị. Với kết cấu xã hội như trên đã làm cho nhà nước chủ nô gần như hoàn toàn nằm trong tay giai cấp chủ nô, chủ yếu phục vụ cho lợi ích của giai cấp chủ nô.

Chính những điều kiện kinh tế - xã hội nói trên đã quyết định bản chất của nhà nước chủ nô. Xét về mặt giai cấp thì nhà nước chủ nô là công cụ chủ yếu thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô, một bộ máy trấn áp của giai cấp chủ nô để duy trì sự thống trị về mọi mặt của chủ nô đối với nô lệ và những người lao động khác. Nhận xét về tính giai cấp của nhà nước chủ nô, V.I. Lênin nhấn mạnh: "Nhà nước chủ nô bao giờ cũng là một bộ máy đem lại cho chủ nô quyền lực và khả năng cai trị tất cả những người nô lệ... là một bộ máy để duy trì những người nô lệ trong địa vị phụ thuộc và cho phép một bộ phận này của xã hội (giai cấp chủ nô) cưỡng bức và đàn áp bộ phận kia (giai cấp nô lệ)".

Xét về mặt xã hội thì nhà nước chủ nô là một tổ chức sinh ra để tổ chức, quản lý xã hội chiếm hữu nô lệ thay thế cho tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn phù hợp nữa. Là một trong những hình thức tổ chức của xã hội chiếm hữu nô lệ, nhà nước chủ nô có trách nhiệm tổ chức và quản lý một số lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội. Nhiều nhà nước chủ nô đã tiến hành các hoạt động tổ chức và quản lý kinh tế ở quy mô lớn, quản lý đất đai, tổ chức khai hoang, xây đựng và quản lý các công trình thủy lợi... làm cho đất nước ngày một phát triển, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Quá trình hình thành và phát triển của các nhà nước chủ nô ở phương Đông (Ấn Độ, Ai Cập...) có rất nhiều điểm khác so với các nhà nước chủ nô ở phương Tây (Hy Lạp, La Mã...). Nếu như ở Hy Lạp và La Mã, chế độ chiếm hữu nô lệ rất phát triển: Đất đai, tư liệu sản xuất, nô lệ bị tư hữu hóa tương đối triệt để, chế định sở hữu tư nhân rất phát triển (trong tay Nhà nước chỉ có các xí nghiệp khai thác mỏ, còn lại chủ yếu là kinh tế tư nhân); nô lệ ở các nước này chiếm tỷ lệ cao trong dân cư và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội; sự chiếm hữu nô lệ và bóc lột ở các nước này mang tính điển hình giữa chủ nô và nô lệ, thì ở các nước chủ nô phương Đông, chế độ chiếm hữu nô lệ chỉ giữ một vai trò thứ yếu. Quá trình hình thành xã hội có giai cấp ở phương Đông cổ đại diễn ra rất chậm và kéo dài. Do vậy, khi Nhà nước xuất hiện trong xã hội vẫn không xoá bỏ hoàn toàn công xã và những cơ quan tự quản của công xã. Trong một thời gian dài, Nhà nước tồn tại và phát triển trên cơ sở có sự đan xen giữa
chế độ chiếm hữu nô lệ với chế độ cộng sản nguyên thủy (bên cạnh chế độ quân chủ độc tài với nền quản lý tập trung quan liêu của Nhà nước thì vẫn tồn tại các cơ quan tự quản của công xã). Với những đặc điểm về khí hậu, đất đai, dân cư ở những nước chủ nô phương Đông cổ đại nô lệ không
phải là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội mà họ thường được sử dụng phổ biến làm các công việc trong gia đình. Chính vì vậy mà đời sống và địa vị của người nô lệ ở các nước chủ nô phương Đông cổ đại có phần dễ chịu hơn so với đời sống và địa vị của nô lệ ở những Nhà nước chủ nô phương Tây cổ đại (ở những nước chủ nô phương Đông cổ đại nô lệ làm ruộng, làm nghề thủ công ... đôi khi có thể có gia đình riêng; nô lệ của vua, của các nhà thờ có thể có một ít tài sản, có gia đình riêng và đôi khi được pháp luật bảo vệ). Chế độ nô lệ phương Đông cổ đại còn được gọi là chế độ nô lệ gia trưởng. Ơ những nước chủ nô phương Đông cổ đại, sở hữu tư nhân đối với đất đai và nguồn nước diễn ra rất chậm (đất đai chủ yếu thuộc sở hữu của cả công xã, chúng được giao cho các thành viên của công xã chiếm hữu và sử đụng). Do vậy, giai cấp chủ nô thống trị bóc lột trước hết là những thành viên của công xã rồi sau mới đến nô lệ. Do những khác biệt như trên mà các nhà nước chủ nô ở Hy Lạp và La Mã có nhiều điểm dân chủ và tiến bộ hơn so với các nhà nước chủ nô ở phương Đông.

Mặc dù chế độ nô lệ ở các nước khác nhau có những khác biệt nhất định nhưng quyền lực chính trị trong xã hội chiếm hữu nô lệ luôn thuộc về giai cấp chủ nô. Quyền lực đó thể hiện tính quân phiệt tàn bạo của chủ nô đối với nô lệ (đại bộ phận dân cư trong xã hội). Nhà nước chủ nô - tổ chức
quyền' lực chính trị của giai cấp chủ nô là công cụ chuyên chính chủ yếu của giai cấp chủ nô để cưỡng bức, đầy đọa, đàn áp một cách có tổ chức đối với nô lệ, bảo vệ sự thống trị về kinh tế, chính trị và tinh thần của chủ nô đối với nô lệ, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ. 

Xét ở một khía cạnh khác thì sự ra đời của Nhà nước chủ nô cũng là một bước tiến về phía trước của nhân loại. Nó đã tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phát triển đưa lại những lợi ích to lớn cho nhân loại. Bởi vì "... chỉ có chế độ nô lệ mới làm cho sự phân công lao động có thể thực hiện được trên một quy mô rộng lớn hơn giữa nông nghiệp và công nghiệp và do đó mới có thể có thời kỳ hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại … Mà không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đê chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại. Chúng ta không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh tế, chính trị và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi người thừa nhận".

Chế độ nô lệ cũng là một bước tiến ngay cả đối với những người nô lệ ở khía cạnh là những tù binh, vì tồn tại chế độ nô lệ nên tù binh bị bắt trong các cuộc chiến tranh " ...  giờ đây ít nhất cũng giữ được sinh mạng của họ chứ không bị người ta giết chết như trước kia hoặc trước đó nữa, thậm chí còn bị người ta đem thui đi và ăn thịt”.

1.2. Chức năng của nhà nước chủ nô:

Bản chất, vai trò của nhà nước chủ nô luôn được biểu hiện thông qua những chức năng cơ bản của nó. Các chức năng của Nhà nước chủ nô có thể chia làm hai nhóm: Các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại.

1 2.1. Các chức năng đối nội:

+ Chức năng bảo vệ và củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và đối với người sản xuất (nô lệ), duy trì các hình thức bóc lột của chủ nô đối với nô lệ và những người lao động khác.

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, sở hữu của chủ nô bao gồm tất bộ tư liệu sản xuất và cả người sản xuất (nô lệ). Do vậy, Nhà nước chủ nô bằng rất nhiều những hình thức, biện pháp khác nhau luôn tìm mọi cách để bảo vệ sở hữu cho giai cấp chủ nô. Thông qua pháp luật Nhà nước chủ nô hợp pháp hóa quyền sở hữu của giai cấp chủ nô, hợp pháp hóa quyền lực vô hạn của chủ nô đối với nô lệ. Pháp luật của Nhà nước chủ nô ghi nhận bản thân người nô lệ chỉ là tài sản của chủ nô và nếu nô lệ có con thì những người con này cũng thuộc tài sản của chủ nô. Mọi hành vi xâm hại tới tài sản của chủ nô đều bị chủ nô và Nhà nước chủ nô trừng trị một cách hết sức dã man, tàn bạo.

Đi đôi với việc củng cố, bảo vệ chế độ sở hữu chủ nô, Nhà nước chủ nô còn thực hiện sự cưỡng bức lao động đối với nô lệ, bắt nô lệ lao động để làm giàu cho chủ nô, cho Nhà nước chủ nô, củng cố các hình thức phụ thuộc khác nhau của nô lệ và những người lao động khác vào giai cấp
chủ nô.

+ Chức năng trấn áp nô lệ và các tầng lớp người lao động khác về mọi mặt.

Từ những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội của xã hội chiếm hữu nô lệ đã dẫn tới những mâu thuẫn rất gay gắt giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Trong xã hội thường xuyên xẩy ra xung đột giữa chủ nô và nô lệ. Có thể nói, quá trình tồn tại của Nhà nước chủ nô là quá trình diễn ra các cuộc khởi nghĩa liên tiếp của nô lệ và của những người lao động khác đứng lên chống lại Nhà nước chủ nô, chống lại giai cấp chủ nô. Do sự phản kháng, sự đấu tranh thường xuyên của nô lệ nên các chủ nô luôn phải vũ trang và sẵn sàng đàn áp nô lệ trong mọi tình huống và ở bất kỳ đâu. Nhà nước chủ nô đã sử dụng mọi biện pháp có thể mà chủ yếu là các biện pháp quân sự để đàn áp một cách dã man tàn bạo các cuộc khởi nghĩa của nô lệ. Ví dụ: Cuộc khởi nghĩa của nô lệ dưới sự lãnh đạo của Spartak ở Rôm năm 74 -7 1 tr.CN đã có tới 6000 nô lệ bị treo cổ. Lịch sử nhân loại cho thấy, do bị hạn chế về nhiều mặt và do bị đàn áp rất dã man nên hầu như các cuộc khởi nghĩa của nô lệ đều bị thất bại, bị dìm trong bể máu.

Ngoài việc trấn áp bằng bạo lực, nhà nước chủ nô còn thực hiện sự trấn áp về tinh thần đối với nô lệ và những người lao động khác. Ví dụ: Ơ  nhà nước chủ nô Spac, những người nô lệ Hilốt nếu sinh ra mà bị coi là khoẻ mạnh và thông minh thì sẽ bị giết chết mà không cần duyên cớ gì. Thỉnh thoảng nhà nước lại tổ chức giết tập thể những người nô lệ Hilốt để thị uy, khủng bố tinh thần người Hilốt. Lợi dụng sự thấp kém, vô học của nô lệ, Nhà nước chủ nô còn sử dụng tôn giáo để mê hoặc nô lệ, làm cho nô lệ luôn ở trong tình trạng khiếp đảm, run sợ, phụ thuộc, không dám đứng lên đấu tranh để thay đổi địa vị của mình trong xã hội.

+ Chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước chủ nô.

Các Nhà nước chủ nô trong những chừng mực nhất định đều tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, giải quyết những công việc thiết yếu của xã hội. Ở một số Nhà nước chủ nô mà đặc biệt là các Nhà nước chủ nô phương Đông như ấn Độ, Babilon, Ai Cập...do những đặc điểm về địa lý, khí hậu, để sản xuất và sinh sống được, người dân buộc phải xây dựng những công trình thủy lợi với quy mô lớn như đắp đê chống lụt, đào kênh, rạch để tưới tiêu, ngoài ra còn phải tổ chức việc khai phá rừng, chống các loại thú dữ, bảo vệ mùa màng và các vật nuôi trong gia đình ... Tất cả những công việc trên đòi hỏi sự cố gắng của cả cộng đồng mới có thể thực hiện được. Những hoạt động kinh tế - xã hội nói trên lúc đầu do các công xã, bộ lạc đảm nhiệm nhưng khi xuất hiện Nhà nước chủ nô thì Nhà nước buộc phải đảm nhiệm. Chính vì vậy, các Nhà nước chủ nô đã tiến hành nhiều hoạt động kinh tế - xã hội để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội. 

1 2.2. Các chức năng đối ngoại:

+ Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược:

Các Nhà nước chủ nô đều coi chiến tranh là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để làm giàu. Tiến hành chiến tranh, các Nhà nước chủ nô thực hiện việc cướp đất, cướp tài sản của các dân tộc khác, bắt nhiều tù binh về làm nô lệ. Số tù binh bắt được sẽ làm tăng khả năng lao động bóc lột ở trong nước và còn có thể bán ra nước ngoài để thu lợi. Do vậy các Nhà nước chủ nô đều ra sức chuẩn bị lực lượng để tiến hành chiến tranh xâm lược các quốc gia khác, các dân tộc khác mỗi khi có điều kiện. Nhà nước chủ nô có thể bắt cả một đất nước, cả một dân tộc bại trận làm nô lệ và ra sức bóc lột họ. Chiến tranh xâm lược mà các Nhà nước chủ nô
tiến hành đã làm cho quan hệ giữa các nước chủ nô luôn trong tình trạng căng thẳng đồng thời nó cũng làm cho mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ ngày càng trở nên gay gắt thêm.

+ Chức năng phòng thủ đất nước và thực hiện quan hệ ngoại giao, buôn bán với các quốc gia khác: 

Song song với việc tiến hành chiến tranh xâm lược, các Nhà nước chủ nô phải thực hiện phòng thủ đất nước chống lại các cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Biện pháp phổ biến là xây dựng và củng cố quân đội với số lượng đông, xây thành, đắp lũy và các pháo đài vững chắc. 

Ngoài ra, tùy theo tình hình cụ thể mà các Nhà nước chủ nô thực hiện quan hệ ngoại giao, buôn bán với các quốc gia.

1.3. Hình thức nhà nước chủ nô:

Hình thúc của nhà nước chủ nô rất đa dạng. Do sự hình thành và phát triển của các nhà nước chủ nô trong những hoàn cảnh, điều kiện hết sức khác nhau nên việc tổ chức và thực hiện quyền lực ở mỗi nước có rất nhiều khác biệt, ở mỗi .thời kỳ phát triển của đất nước cũng có nhiều thay đổi phụ thuộc vào sự phát triển của chế độ nô lệ.

Về hình thức chính thể của Nhà nước chủ nô có cả chính thể quân chủ và cũng có cả chính thể cộng hòa với những nền dân chủ khá phát triển. 

Về hình thức cấu trúc nhà nước, phổ biến là cấu trúc đơn nhất. Giai đoạn đầu xuất hiện ở nhiều Nhà nước chủ nô còn chưa có sự phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính lãnh thổ để quản lý. 

Về chế độ chính trị của các Nhà nước chủ nô, các biện pháp để thực hiện quyến lực nhà nước phổ biến là bằng bạo lực, phản dân chủ. Tuy nhiên, ở nhiều Nhà nước chủ nô có chính thể cộng hoà thì các biện pháp dân chủ lại được áp dụng tương đối rộng rãi trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Tuy hình thức của nhà nước chủ nô rất khác nhau nhưng "nhà nước hướng thời đại chế độ nô lệ dù là quân chủ hay cộng hòa quý tộc, cộng hoà dân chủ đều là nhà nước chủ nô... Điều căn bản là người nô lệ ở các nước ấy đều không được coi là người”.

* Hình thức nhà nước chủ nô thuộc chế độ nô lệ phương Đông cổ đại:

Ở các nước phương Đông cổ đại do tồn tại chế độ nô lệ gia trưởng với việc duy trì nhiều tàn dư của chế độ công xã thị tộc nên hình thức chính thể phổ biến của các nước này là chính thể quân chủ độc tài với nền quản lý tập trung quan liêu. Đứng đầu Nhà nước là vua - đấng thiêng liêng bất khả xâm phạm với quyền lực không bị hạn chế dưới bất cứ hình thức nào và được truyền từ đời này qua đời khác theo nguyên tắc cha truyền con nối. Hoạt động quản lý của Nhà nước tập trung ở ba hướng lớn:

- Quân sự: Đàn áp nô lệ và xâm chiếm lãnh thổ mới.

- Tài chính: Bóc lột nhân dân trong nước và nhân dân các nước bị xâm lược.

- Một bộ máy quan liêu giải quyết những công việc chung xuất phát từ điều kiện sử dụng đất, nước chung trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt ...

Hình thức nhà nước quân chủ độc tài biểu hiện rõ nét nhất ở các nhà nước chủ nô như Trung Quốc, Babilon, Ai Cập …

* Hình thức nhà nước chủ nô thuộc chế độ nô lệ cổ điển  (chế độ nô lệ Hy-la) đa dạng hơn và dân chủ hơn:

Ở Nhà nước Aten (thế kỷ thứ V - IV tr.CN) đã thiết lập chính thể cộng hoà dân chủ. Quyền lực tối cao của Nhà nước được trao cho Đại hội nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại hội nhân dân được thành láp từ tất cả các công dân đàn ông từ 20 tuổi trở lên. Đại hội nhân dân thường  họp 2 đến 3 lần trong tháng. Đại hội có quyền bầu ra những  cơ quan nhà nước khác và những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Đại hội nhân dân là cơ quan ban hành  pháp luật. Mỗi công dân đều có quyền bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề mà họ quan tâm, có quyền sáng kiến pháp luật, có quyền yêu cầu Đại hội hủy bỏ các đạo luật nếu nội dung của đạo luật đó làm tổn hại tới các nguyên tắc của nền dân chủ hiện hành. Cơ quan quản lý nhà nước là Hội đồng năm trăm do Đại hội nhân dân bầu ra theo phương thức rút thăm. Người được bầu phải từ 30 tuổi trở lên và phải trải qua kỳ thi sát hạch về chính trị.

Chính thể cộng hoà dân chủ Ơ Aten đã phát triển khá cao đặc biệt là khi có các cuộc cải cách đặc sắc của các nhà quý tộc như Sôlông, Cơ1iten và Pêricơlát ... Các cuộc cải cách này đã đem lại những thay đổi rất lớn trong đời sống nhà nước và xã hội lúc bấy giờ như: Thực hiện việc xóa bỏ nô lệ vì nợ; xóa bỏ việc phân chia dân cư theo tài sản và địa vị xã hội để tiến hành phân chia theo khu vực hành chính - lãnh thổ căn cứ vào khu vực cư trú của họ; nâng cao hơn vai trò của Đại hội nhân dân; cho phép những công dân ít tài sản cũng được tham gia Hội đồng năm trăm …

Có thể nói, Nhà nước Aten là một điển hình về nền dân chủ chủ nô hoàn thiện nhất, tiến bộ nhất thời đó với những đặc điểm cơ bản là:

- Có sự tham gia của nhân dân (dân tự do) vào việc ban hành các đạo luật; 

- Các cơ quan nhà nước được thành lập theo nguyên tắc bầu cử (rút thăm), số lượng đại biểu được bầu phụ thuộc vào số lượng dân cư của mỗi đơn vị lãnh thổ, do vậy, luôn có sự thay đổi về nhân sự; quy định chế độ báo cáo và chế độ trách nhiệm của những người giữ các chức vụ quan trọng trước cử tri về những việc làm của họ;

- Giải quyết những công việc nhà nước mang tính tập thể, công khai, dân chủ;

- Thủ tục quản lý đơn giản không có sự quan liêu; 

- Đã tách tòa án khỏi cơ quan hành chính để chuyên thực hiện việc xét xử ...;

- Ban hành chế độ tiền lương cho những người phục vụ trong bộ máy nhà nước;

- Chỉ phụ nữ, kiều dân và những người được giải phóng khỏi địa vị nô lệ mới không có quyền bầu cử. 

Chính thể cộng hoà quý tộc được thiết lập ở Nhà nước Spác (thế kỷ VII - IV tr.CN) và ở Nhà nước La Mã (thế kỷ VI - I tr.CN). Sau khi người Spác chinh phục được người Hilốt thì Nhà nước chủ nô Spác được thành lập với chính thể cộng hòa quý tộc. Đứng đầu nhà nước là hai "vua". Để hạn chế quyền lực của các "vua", một Hội đồng gồm 5 người đã Đại hội nhân dân bầu ra hàng năm với nhiệm vụ giám sát hoạt động của các "vua", tuyển bổ quân lính, thu thuế và xét xử các vụ án dân sự. 

Về hình thức, Đại hội nhân dân vẫn là cơ quan quyền lực cao nhất gồm tất cả các công dân từ 30 tuổi trở lên. Đại hội nhân dân bầu cử những người giữ các chức vụ quan trọng của bộ máy nhà nước, thông qua những dự án luật mà Hội đồng trưởng lão đệ trình. Về thực chất thì quyền lực nhà nước nằm trong tay Hội đồng trưởng lão gồm 28 người kể cả  hai "vua". Tuổi của các trưởng lão không trẻ hơn 60 và được bầu giữ chức vụ suất đời. Hội đồng trưởng lão xem xét hầu như mọi việc trước khi trình Đại hội nhân dân. Hội đồng trưởng lão có thể cách chức vua, xử án hình sự và các tội  phạm quốc gia ...

Chính thể cộng hoà quý tộc ở La Mã có những đặc điểm ở trung ương các cơ quan chính quyền gồm: Nghị viện (viện nguyên lão), Đại hội nhân dân và các quan chấp chính.

Nghị viện (viện nguyên lão) gồm 300 người và chỉ những người giàu có mới được bầu vào nghị viện. Nghị viện là chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Mặc dù  không có quyền lập pháp nhưng Nghị viện có quyền soạn thảo tất cả các dự thảo luật và nếu Nghị viện không đồng ý thì Đại hội nhân dân không thể thông qua được luật hoặc bầu ra những quan chấp chính.

Đại hội nhân dân là cơ quan lập pháp gồm ba loại: Loại thứ nhất, được thành lập để giải quyết các vấn đề về chiến tranh, hoà bình, thông qua luật, bầu các thị chính cao cấp; loại thứ hai là những Đại hội được tổ chức theo dấu hiệu lãnh thổ để giải quyết những vấn đề liên quan tới các bộ lạc, các đơn vị hành chính lãnh thổ; loại thứ ba, được thành lập để giải quyết các vấn đề liên quan tới hôn nhân - gia đình, thừa kế và việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo.

Cơ quan chấp hành và điều hành những công việc hàng ngày là các quan chấp chính do Đại hội nhân dân bầu ra.

Cùng với những thay đổi trong xã hội chiếm hữu nô lệ, các Nhà nước chủ nô có chính thể cộng hoà từng bước chuyển dần sang chính thể quân chủ. Quyền lực nhà nước chủ yếu tập trung vào tay các vua (hoàng đê) và được truyền từ đời này qua đời khác theo nguyên tắc cha truyền con nối để bảo vệ lợi ích cho một số ít những chủ nô giàu có trong xã hội.

1.4. Bộ máy nhà nước chủ nô:

Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, các Nhà nước chủ nô đều thiết lập, củng cố cho mình một bộ máy nhà nước mang nặng tính quân sự và tập trung quan liêu. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy nhà nước chủ nô là trấn áp nô tệ trong nước, xâm lược các nước khác, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích cho giai cấp chủ nô, cưỡng bức nô lệ làm giàu cho giai cấp chủ nô.

Bộ máy nhà nước chủ nô giai đoạn đầu rất đơn giản, chỉ gồm rất ít  các cơ quan. Các cơ quan này thực hiện tất cả các công việc của Nhà nước như cưỡng bức, đàn áp nô lệ, bảo vệ sở hữu chủ nô, xâm lược ... Do vậy, thời gian đầu, chủ nô vừa là người lãnh đạo quân đội vừa là người đại diện chính quyền thực hiện việc quản lý xã hội, vừa là quan toà và cũng là người sáng tạo pháp luật. Cùng với sự phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ, nhu cầu quản lý xã hội tăng dần đòi hỏi bộ máy nhà nước chủ nô phát triển, phức tạp hơn, hoàn thiện hơn. Nhiều Nhà nước chủ nô đã thiết lập ra những bộ máy nhà nước khá hoàn thiện và phát triển như bộ máy Nhà nước Aten, Nhà nước La Mã... Trong những bộ máy nhà nước này đã có sự chuyên môn hoá tương đối cao: Quân đội thường trực đã được thành lập, thành lập lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự xã hội, tách tòa án ra khỏi cơ quan hành chính và tòa án đã có sự phân chia thành các nhóm để giải quyết những công việc khác nhau, thành lập Đại hội nhân dân (cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất) để ban hành luật, bầu và miễn nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, thành lập các cơ quan quản lý - chấp hành và hành chính để quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội ...

2. Pháp luật chủ nô:

2.1. Bản chất của pháp luật chủ nô:

Cùng với sự ra đời của Nhà nước chủ nô là sự hình thành và phát triển của pháp luật chủ nô. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật chủ nô rất chậm chạp và diễn ra trong một thời gian rất dài. Giai đoạn đầu những tập quán không thành văn có lợi cho giai cấp chủ nô được Nhà nước chủ nô duy trì, sửa đổi đôi chút cho phù hợp với điều kiện mới và thừa nhận chúng thành pháp luật. Ví dụ: Tập quán "ăn miệng trả miệng", biện pháp đuổi khỏi địa phương, chế độ trách nhiệm tập thể ... Cùng với sự phát triển của Nhà nước và xã hội, các Nhà nước chủ nô đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích cho giai cấp chủ nô. Ví dụ: Các luật do Đại hội nhân dân, Nghị viện … ban hành .

Cũng như Nhà nước chủ nô, pháp luật chủ nô ra đời, phát triển trên cơ sở quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ và thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Pháp luật chủ nô là ý chí của giai cấp chủ nó được nâng lên thành luật. Nó quy định và bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ, thừa nhận chủ nô là công dân có đầy đủ mọi quyền hành và lợi ích còn nô lệ thì không được coi là con người. Nô lệ không có một thứ quyền nào cả ngoài quyền "phải làm mọi việc mà chủ nô yêu cần và không được phản đối". Đối với pháp luật, nô lệ bị xem như là đã chết, họ chỉ được coi là khách thể của chế độ sở hữu, giết chết hoặc gây thương tích cho nô lệ chỉ bị coi là đã gây thiệt hại cho chủ sở hữu (chủ nô) mà không bị xem là đã phạm tội . Là công cụ chuyên chính của giai cấp chủ nô, cùng với Nhà nước chủ nô, pháp luật chủ nô giam hãm, đày đoạ nô lệ trong sự tối tăm. cực nhọc và khiếp sợ.

Dưới góc độ xã hội thì pháp luật chủ nô là phương tiện để duy trì trật tự xã hội, quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội tạo điều kiện cho xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại và phát triển vì lợi ích của các lực lượng khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên, tính xã hội của pháp luật chủ nô chưa nhiều và có nhiều hạn chế.

2.2. Đặc điểm cơ bản của pháp luật chủ nô:

+ Pháp luật chủ nô củng cố quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và đối với nô lệ. Hợp pháp hóa chế độ bóc lột tàn nhẫn của chủ nô đối với nô lệ. Pháp luật chủ nô luôn ghi nhận và củng cố quyền tư hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ. Quyền này bao gồm sự chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản cũng như đối với nô lệ một cách tuyệt đối và được truyền từ đời này qua đời khác. Ví dụ: Luật La Mã quy định cho chủ nô có toàn quyền đối với tài sản, nghĩa là có thể sử dụng, có thể bán cho người khác hoặc huỷ diệt. Luật của một số nước chủ nô cho phép chủ nô có quyền dùng những hình phạt nặng nề nhất kể cả tử hình đối với nô lệ, thậm chí chủ nô có thể tự tuyên án và thi hành bản án tử hình đó đối với nô lệ. Những nô lệ già, ốm yếu khi không còn khả năng lao động có thể bị chủ nô đuổi ra khỏi nhà hoặc bị bỏ đói cho chết dần. Quyền tư hữu được pháp luật chủ nô bảo vệ rất chặt chẽ.

Pháp luật một số nước cho phép giam cầm, tra tấn con nợ tại nhà Nếu con nợ gán vợ, các con của mình cho chủ nợ thì sau 3 năm họ có thể được giải phóng thành người tự do. Nếu con nợ không được bạn bè, người thân bỏ tiền ra chuộc về thì có thể bị bán làm nô lệ hoặc có thể bị giết, thậm chí có thể bị chặt thành nhiều phần phụ thuộc vào số chủ nợ ... 

Có thể nói pháp luật chủ nô coi tài sản giá trị hơn tính mạng con người. Mọi hành vi xâm hại tới tài sản của chủ nô đều bị coi là tội phạm và bị trừng phạt rất nặng. Ví dụ: Theo luật Đôracông thì ăn cắp rau, quả trong vườn cũng bị tử hình còn luật La Mã thì cho phép giết tại chỗ những kẻ trộm ban đêm hoặc trộm có vũ khí …

+ Pháp luật chủ nô ghi nhận và củng cố tình trạng không bình đẳng trong xã hội: 

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, chỉ chủ nô mới được coi là công dân và pháp luật chia công dân (giai cấp chủ nô) ra thành nhiều loại nhiều thứ bậc khác nhau phụ thuộc vào số tài sản mà họ có. Cùng với việc phân loại công dân, pháp luật còn ghi nhận cho mỗi loại công dân những quyền hạn và nghĩa vụ khác nhau. Pháp luật của nhiều Nhà nước chủ nô quy định vua có quyền vô hạn. Ví dụ: Luật La Mã quy.định: "Hoàng đê' không phải phục tùng pháp luật nào cả. Ý .chí của hoàng đê là pháp luật đối với nhân dân." Những người thuộc các đẳng cấp cao trong xã hội thường có nhiều quyền hơn, được giữ những vị trí cao hơn trong bộ máy nhà nước. Những người bình dân hoặc công dân loại 4 không được tham gia vào các cơ quan nhà nước, không có đầy đủ các quyền như chủ nô khác và nếu vi phạm một số quy định của pháp luật thì họ có thể bị buộc trở thành nô lệ. Pháp luật chủ nô còn cho phép chủ nô có thể chuộc tội bằng tiền còn người tự do, người bình dân thì không có quyền đó.

Tập quán ăn miếng trả miếng chỉ áp dụng khi kẻ vi phạm  và người bị hại có địa vị xã hội ngang nhau, còn nếu giới  quý tộc xâm hại tới những người có địa vị xã hội thấp hơn  thì chỉ phải nộp phạt. 

Theo luật Manh thì cùng phạm một tội nhưng nếu là chủ  nô thì mức phạt là cách chức còn đối với những người khác thì có thể bị giết chết (cho voi dẫm chết hoặc bị thiêu chết). 

Những người thuộc đẳng cấp thấp mà giáo huấn đối với  những người thuộc đẳng cấp cao hơn thì bị đổ mỡ nóng vào miệng hoặc vào tai. 1

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ thì nô lệ chiếm số đông nhất nhưng họ không được coi là công dân; thậm chí không  được coi là con người nên họ không có một quyền hạn nào.

Tình trạng không bình đẳng trong xã hội chiếm hữu nô lệ  không chỉ được ghi nhận trong pháp luật mà còn được bảo vệ rất chặt chẽ. Thông qua pháp luật, Nhà nước chủ nô yêu cầu vua có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp cưỡng chế để “những kẻ hạ,đẳng không chiếm được vị trí của những người thượng đẳng”.

+ Pháp luật chủ nô ghi nhận sự thống trì tuyệt đối của gia trưởng đối với vợ và các con trong gia đình.

Trong gia đình chủ nô, người gia trưởng (chủ nô) có nhiều quyền hơn so với những thành viên khác. Luật mười hai bảng La Mã quy định năng lực pháp luật của cá nhân phụ thuộc vào ba yếu tố: Trạng thái tự do, quốc tịch, địa vị trong gia đình đà người chủ gia đình hay người phụ thuộc). Với những quy định của pháp luật chủ nô về tình trạng không bình đẳng trong gia đình như vậy nên chủ nô thường thực hiện quyền thống trị tuyệt đối của mình đối với vợ và các con. Ở nhiều nước, vợ, các con của chủ nô tuy không phải là nô lệ nhưng bị coi là sở hữu của chủ nô.

Con của chủ nô có quyền công dân, có địa vị pháp lý nhất định nhưng chủ nô có toàn quyền quyết định đến số phận, tính mạng của họ. Ví dụ: Ở Nhà nước Spác, trẻ em sinh ra nếu bị coi là ốm yếu thì sẽ bị chủ nô giết chết. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, hôn nhân được coi như một dạng hợp đồng mua bán, trong đó đối tượng bị mua bán là cô dâu. Chính vì vậy đối với con gái, khi ở nhà thì bố là ông chủ của cô la còn khi lấy chồng thì chồng là ông chủ của cô ta. Đối với con trai, nếu hỗn láo với bố có thể bị chặt ngón tay, ngón chân hay bị bắt làm nô lệ hoặc bị giết chết. Tuy nhiên, những người con có chức vụ cao trong bộ máy nhà nước thì quyền lực của người cha đối với anh ta sẽ bị hạn chế. 

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phụ nữ không thể nhân đanh mình để kí kết các hợp đồng. Trong gia đình, địa vị của người vợ chỉ được xác định ngang hàng với các con. Vợ có nghĩa vụ luôn trung thành với chồng. Những người vợ ngoại tình nếu bị bắt quả tang sẽ bị giết tại chỗ cùng người tình hoặc bị giam vào nhà tù kín suất đời, ngược lại nếu người chồng không chung thủy thì cũng không có hậu quả pháp lý.

+ Pháp luật chủ nô quy định những hình phạt rất dã man, tàn bạo.

Hình phạt trong pháp luật chủ nô có thể coi là nghiêm khắc nhất, dã man tàn bạo nhất. Các biện pháp phổ biến được sử dụng là tử hình (luật Đôracông hình phạt đối với tất cả các tội lớn, nhỏ đều chỉ là tử hình). Việc tử hình cũng được thực hiện dưới những hình thức dã man như: Ném phạm nhân vào vạc dầu, cắt đầu phạm nhân bằng cưa, ném phạm nhân vào lửa, chôn sống ... Ngoài hình phạt tử hình, các biện pháp khác như cắt bỏ các bộ phận của cơ thể phạm nhân như tay, chân, tai, mũi, lưỡi, ngực... hoặc chọc cho mù mắt, đánh dấu vào mặt, cấm kết hôn... cũng được áp dụng đối với người phạm tội.

Pháp luật chủ nô còn cho phép tra tấn nhục hình phạm nhân, giết tập thể cả cộng đồng mà trong đó có người phạm tội.

+ Pháp luật chủ nô có nhiều quy định liên quan tới nghi lễ tôn giáo, tới đạo đức, luân lý và những quy tắc ứng xử trong gia đình cũng như trong xã hội. Ở nhiều nước, đối tượng, phạm vi và những lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật chưa được xác định rõ ràng. 

2.3. Hình thức của pháp luật chủ nô:

Pháp luật chủ nô là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử loài người. Khi mới ra đời, nó tồn tại chủ yếu dựa dạng pháp luật không thành văn và chưa hình thành một hệ thống chuẩn mực bền vững. Do vậy, hình thức biểu hiện của chúng cũng rất đa dạng.

Hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô là tập quán pháp. Nhà nước chủ nô thừa nhận những tập quán đã và đang tồn tại trong xã hội cộng sản nguyên thủy thành pháp luật và đảm bảo cho chúng được thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Những tập quán được Nhà nước chủ nô duy trì và phát triển thường là những quy tắc xử sự có lợi đối với giai cấp chủ nô và xã hội hoặc là chúng được vận dụng, được áp dụng sao cho có lợi nhiều nhất cho giai cấp chủ nô. 

Ngoài tập quán pháp ra, các quyết định của các cơ quan nhà nước chủ nô hoặc của cá nhân chủ nô khi giải quyết một trường hợp cụ thể nào đó cũng được thừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết những trường hợp tương tự. 

Cùng với sự phát triển của chữ viết trong xã hội chiếm hữu nô lệ là sự hình thành và phát triển pháp luật thành văn. Nhiều Nhà nước chủ nô đã ban hành các văn bản pháp luật ở nhiều dạng khác nhau và được chép trên các loại vật liệu khác nhau như gỗ, tre, da súc vật ... Thời kỳ đầu, các văn vần pháp luật chủ yếu là sao chép lại một cách có hệ thống những tập quán pháp không thành văn. Tuy nhiên, cũng có những Nhà nước chủ nô đã xây dựng được những bộ luật tổng hợp khá công phu và tương đối hoàn chỉnh. Có thể nêu ra một số bộ luật nổi tiếng còn được biết đến như:

- Bộ luật Hammurapi của Nhà nước chủ nô Babilon thế kỉ thứ XVIII tr.CN. Bộ luật gồm 282 điều quy định về các vấn đề như quyền lực của vua, tổ chức bộ máy nhà nước, lãnh thổ, tài sản, thuế, sở hữu, hôn nhân và gia đình ... Trongbộ luật đã có lời nói đầu và các vấn đề đã được sắp xếp theo một trật tự nhất định.

- Bộ luật Mạnh của Nhà nước chủ nô ấn Độ thế kỷ thứ II tr.CN. Bộ luật gồm 2685 điều chép lại tập quán và các quy định của các thời đai trước.

- Luật Đôracông của Nhà nước chủ nô Hy Lạp năm 621 tr.CN. Đây là đạo luật nổi tiếng hà khắc mà người đương thời cho là nó được viết bằng máu vì tất cả mọi tội lớn nhỏ trong luật này đều có mức án tử hình. Trong luật Đôracông, nguyên tắc "ăn miếng trả miếng" đã bị loại bỏ. Hành vi giết người không còn coi là gây thiệt hại tài sản mà đã được coi là tội phạm. Trong luật cũng đã có sự phân định khái niệm lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Luật mười hai bảng của Nhà nước chủ nô La Mã thế kỷ thứ V tr.CN là bộ luật hoàn thiện nhất. Chế định sở hữu tư nhân trong luật này rất phát triển. Theo nhận xét của Ăngghen thì "pháp quyền La Mã là sự biểu hiện pháp lý cổ điển của những điều kiện sinh sống và những sự xung đột của một xã hội, trong đó sở hữu tư nhân thuần tuý thống trị đến nỗi mọi đạo luật sau này không thể đưa vào đó bất cứ một sự hoàn thiện căn bản nào". Luật La Mã có những quy định chính xác về nhiều khái niệm pháp lý như khái niệm chủ thể pháp luật, khái niệm năng lực pháp luật, các vấn đề về sở hữu, hợp đồng, tội phạm và sự trừng phạt, các quy định về thủ tục tố tụng ... Luật La Mã được coi là đạo luật đầu tiên mang ý nghĩa quốc tế của xã hội sản xuất hàng hoá. Nó được coi là "khuôn vàng thước ngọc", được sao chép và được sử dụng ở nhiều nước kể cả các nước phong kiến và tư sản sau này.

No comments:

Post a Comment