Nguyễn Phúc Thanh
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước, bao gồm toàn bộ những quy phạm pháp luật có quan hệ khăng khít và thống nhất với nhau trong việc xác lập và điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Xét về mặt tổng thể, hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc là sự thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về quốc phòng, an ninh và được thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:
- Chính sách cơ bản về quốc phòng, an ninh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay;
- Quyền, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và mọi công dân trong lĩnh vực bảo đảm nền quốc phòng và an ninh của đất nước;
- Đối tượng, phạm vi những vấn đề thuộc về lĩnh vực quốc phòng, an ninh của đất nước cần được củng cố và bảo vệ;
- Tổ chức và hoạt động của các lực lượng vũ trang và các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực bảo đảm nền quốc phòng, an ninh của đất nước;
- Các biện pháp cần thiết, bao gồm cả các biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm nền quốc phòng, an ninh của đất nước...
Đây là những vấn đề vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa chính trị đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, sự tồn tại của chế độ chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Do đó, hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia.
Xuất phát từ nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc mà Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật này.
Sau khi giành được chính quyền (năm 1945), Nhà nước ta đã sớm ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ Tổ quốc như: Sắc lệnh số 68-SL ngày 30/11/1945 quy định việc trưng thu, trưng dụng và trưng tập trong thời kỳ kháng chiến; Sắc lệnh số 71-SL ngày 22/5/1946 ấn định quy tắc quân đội quốc gia; Sắc lệnh số 229-SL ngày 30/11/1946 đặt tất cả các cơ quan quân đội dưới quyền Bộ quốc phòng...
Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trước kia cũng nh trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều văn bản quan trọng về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, như: Luật về chế độ phục vụ của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (1958); Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát nhân dân (1962); Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (1981); Luật nghĩa vụ quân sự (1981); Pháp lệnh về lực lượng an ninh nhân dân Việt Nam (1987); Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam (1989); Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu vực quân sự (1994); Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên (1996); Pháp lệnh tình báo (1996); Pháp lệnh bộ đội biên phòng (1997); Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam (1998)... Đồng thời, nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực bảo vệ Tổ quốc cũng được thể hiện trong các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước, về kinh tế, xã hội, về các quyền, nghĩa vụ của công dân.... Đến nay, ngoài các quy định tại Chương IV Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Hiến pháp năm 1992, các quy định về bảo vệ Tổ quốc được thể hiện tại nhiều văn bản pháp luật thuộc mọi lĩnh vực, trong đó có 5 luật và 16 pháp lệnh chuyên về lĩnh vực quốc phòng, an ninh (trong đó có 3 luật và 3 pháp lệnh là văn bản sửa đổi bổ sung) trong tổng số 72 bộ luật, luật và 84 pháp lệnh hiện hành(1).
Có thể khẳng định rằng: hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc hiện hành đã thể chế hoá một cách tương đối toàn diện, sâu sắc đường lối, chính sách về quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước; góp phần quan trọng trong việc xác định và tăng cường trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc bảo đảm nền quốc phòng và an ninh của đất nước; xây dựng quân đội và các lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tạo thế chủ động trong việc phòng ngừa và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá nước ta của các thế lực thù địch; góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Bên cạnh những mặt đạt được, hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc cũng còn một số những hạn chế. Là một bộ phận của hệ thống pháp luật quốc gia, pháp luật về bảo vệ Tổ quốc không tránh khỏi những hạn chế của hệ thống pháp luật chung, đồng thời lại có những hạn chế riêng do tính đặc thù của lĩnh vực mà nó điều chỉnh. Chúng ta còn thiếu những luật cơ bản (luật khung) về quốc phòng, an ninh như: Luật quốc phòng, Luật an ninh quốc gia....
Những văn bản chuyên về quốc phòng an ninh mới chỉ quy định được một số lĩnh vực riêng biệt, còn nhiều lĩnh vực khác về quốc phòng, an ninh cha được điều chỉnh hoặc tuy có được quy định nhng chủ yếu bằng các quy định tại các văn bản của Chính phủ hoặc của một số bộ, ngành nên hiệu lực pháp lý thấp, kết quả thực hiện không cao. Nhiều quy định trong các văn bản về quốc phòng, an ninh còn cha phù hợp với thực tế nên thiếu tính khả thi; một số quy định mới được thực hiện đã có nhu cầu cần sửa đổi bổ sung. Mặt khác, các văn bản pháp luật còn có tình trạng dừng lại ở quy định mang tính nguyên tắc chung, cha đủ điều kiện để thi hành ngay mà còn đòi hỏi phải ban hành nhiều văn bản cụ thể, hướng dẫn thi hành....
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên của hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, ngoài các nguyên nhân có tính phổ biến dẫn đến những hạn chế của hệ thống pháp luật chung còn có nguyên nhân rất quan trọng thuộc về nhận thức. Có lúc, có nơi nhận thức về vai trò của pháp luật đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nói chung và về lĩnh vực quốc phòng, an ninh nói riêng còn cha thật đầy đủ nên sự đầu t cho công tác xây dựng pháp luật về lĩnh vực này cha tương xứng. ở một số văn bản pháp luật hiện hành còn thiếu hoặc cha thể hiện đầy đủ sự kết hợp giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh và kết hợp giữa củng cố quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế, dẫn đến tình trạng quá coi trọng nội dung phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội mà đặt nhẹ nội dung quốc phòng, an ninh và ngược lại. Ngoài ra, việc bồi dỡng, đào tạo, tổ chức, sắp xếp đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật ở các bộ, ngành cha tương xứng với yêu cầu mà thực tiễn cuộc sống đòi hỏi...
Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới còn cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa, từ khâu lập chương trình xây dựng pháp luật cho đến khâu triển khai thực hiện từng dự án. Công tác xây dựng pháp luật về bảo vệ Tổ quốc phải quán triệt quan điểm chỉ đạo tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phải căn cứ vào định hướng phát triển đất nước, quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng; sự cần thiết cũng nh các điều kiện đã chín muồi của những quan hệ xã hội liên quan đến quốc phòng, an ninh và khả năng thực hiện để xác định thứ tự u tiên ban hành... Cụ thể, công tác xây dựng pháp luật về bảo vệ Tổ quốc cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Thể hiện được quan điểm, đường lối của Đảng về công tác quốc phòng, an ninh; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng vững mạnh.
- Bảo đảm cơ sở pháp lý để huy động sức mạnh tổng hợp của cả nước, của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh để có thể bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
- Thể hiện sự kế thừa, phát triển những giá trị văn hoá, tinh thần truyền thống anh hùng, nghệ thuật quân sự của ông cha ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa khoa học, công nghệ và nghệ thuật xây dựng quốc phòng, giữ gìn an ninh quốc gia tiên tiến trên thế giới.
- Làm tốt công tác rà soát, hệ thống hoá các văn bản pháp luật về bảo vệ Tổ quốc; tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm công tác xây dựng và thực hiện các quy định về bảo vệ Tổ quốc trong thời gian qua để đề ra được phương hướng, nhiệm vụ xây đựng pháp luật về bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tới...
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá X đã thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ Quốc hội. Chương trình đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc. Nhiều văn bản quan trọng về quốc phòng, an ninh đã được đưa vào Chương trình như: Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi); Luật công an nhân dân Việt Nam; Luật an ninh quốc gia; Luật quốc phòng; Luật biên giới quốc gia; Luật về các vùng biển Việt Nam.... Điều này thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra là "Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc; thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Tăng cường quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh" (2).
(2) Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VII tại Đại hội VIII
Trích Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 01 năm 2000.
Tra cứu tất cả các bài viết của Tạp chí nghiên cứu lập pháp tại: Tạp chí nghiên cứu lập pháp
Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
No comments:
Post a Comment