Đề số 9
Anh A kết hôn với chị B năm 1980 có đăng ký kết hôn tại UBND phường P quận N thành phố H. Năm 1995 anh A kết hôn với chị C và cũng có đăng ký kết hôn tại UBND xã N huyện K tỉnh HN là nơi mà chị C cư trú. Sau khi bị chị B phát hiện việc kết hôn với chị C, anh A đã quay về ở hẳn với chị B tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước đây tại phường P quận N thành phố H cho đến nay. Nay chị B làm đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C.
a, Theo anh (chị) chị B có thể nộp đơn yêu cầu những Tòa án nào giải quyết vụ việc trên và giải thích tại sao?
b, Giả sử chị C đã chuyển vào miền Nam công tác và không sống chung với anh A nữa nên sau khi Tòa án thụ lý vụ việc, chị B xin rút đơn yêu cầu hủy hôn nhân giữa A và C.
Hỏi : Tòa án có chấp nhận việc rút đơn yêu cầu của chị A không và giải thích tại sao?
BÀI LÀM
a, Theo quan điểm của cá nhân, chị B có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân quận N thành phố H hoặc TAND huyện K tỉnh HN giải quyết vụ việc trên. Bởi các lẽ sau:
Kết hôn trái pháp luật là việc
Theo Điều 15 luật HNGĐ năm 2000 và Điều 161, 162, 311 BLTTDS năm 2004 thì người có quyền yêu cầu …vợ..
Cần phải hiểu yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật là yêu cầu về HNGĐ mà đương sự yêu cầu Tòa án tuyên bố chấm dứt một quan hệ pháp lý là việc kết hôn trái với các quy định được pháp luật bảo hộ. Nhà nước ta không thừa nhận và bảo vệ những quan hệ hôn nhân mà nam nữ kết hôn không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn, do việc kết hôn trái pháp luật không chỉ vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính những người kết hôn mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác như vợ chồng con.. của họ và ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy việc kết hôn trái pháp luật đương nhiên sẽ bị TAND tuyên hủy. Khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án chỉ cần xác định có sự kiện kết hôn là trái pháp luật hay không nếu trái pháp luật thì sẽ ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật [GT HNGĐVN 2008 tr21]. Điều này không phụ thuộc vào ý chí của các bên có đồng ý hay không. Đây là biện pháp chế tài của pháp luật nhằm đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh LHNGĐ, thể hiện thái độ phủ nhận của nhà nước đối với các trường hợp KHTPL (gt TTDS 2008 tr113).
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2004 thì yêu cầu về việc hủy kết hôn trái pháp luật thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Và theo Điểm b Khoản 2 Điều 33 BLTTDS thì Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu về việc hủy kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên hệ thống tòa án nhân dân của nước ta được tổ chức theo hình thức các cấp theo lãnh thổ.
Vì thế, theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 35 BLTTDS thì: “Toà án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật”. Nhưng theo điểm b Khoản 2 Điều 36 BLTTDS thì người yêu cầu cũng có thể lựa chọn Tòa án để giải quyết: “b) Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 28 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết”. Quy định này chưa rõ ràng và TAND cũng chưa có hướng dẫn xác định. Ta có thể hiểu: “Toà án nơi một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật” là Tòa án nơi cư trú hoặc làm việc của bên nam hoặc nữ đã thực hiện việc đăng ký kết hôn trái pháp luật [LV].
Trong tình huống này, Năm 1995 anh A kết hôn với chị C có thực hiện việc đăng ký kết hôn tại UBND xã N huyện K tỉnh HN. Nên chị B có thể yêu cầu TAND huyện K tỉnh HN giải quyết vụ việc trên. Và theo tinh thần của Điều 36 BLTTDS thì chị B cũng có thể yêu cầu Tòa án nhân dân nơi anh A hoặc chị C cư trú hoặc làm việc giải quyết. Đó là TAND quận N thành phố H hoặc TAND huyện K tỉnh HN. Nhưng theo quan điểm của cá nhân thì chị B nên nộp đơn cho TAND quận N thành phố H yêu cầu giải quyết để thuận lợi cho chị B hơn trong quá trình tham gia tố tụng dân sự và cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chị B. Do chị B và anh A hiện tại vẫn đang chung sống với nhau ở quận N thành phố H.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
KLTN 2010 Đỗ Thị Thu Trang Thẩm quyền dân sự của Tòa án trong việc giải quyết các yêu cầu về hôn nhân gia đình
Hà Thị Mai Hiên 2009 Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự kinh doanh thương mại lao động hôn nhân gia đình.
Cảm ơn bạn Nguyễn Trà My - K3507 - ĐH Luật HN đã chia sẻ tài liệu này!
No comments:
Post a Comment