08/02/2014
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 3 - Chế độ chính trị nước CNXHCN Việt Nam
I. Khái niệm chế độ chính trị:

“Chính trị là sự tham gia vào các công việc của NN, việc qui định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động của NN. Lĩnh vực chính trị bao gồm các vấn đề chế độ NN, quản lý NN, lãnh đạo giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng phái… Những lợi ích căn bản  của các giai cấp và những quan hệ qua lại của các giai cấp biểu hiện ra trong chính trị. Chính trị cũng biểu hiện những quan hệ giữa các dân tộc và các quốc gia”

“Chế độ chính trị là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm của LHP (bao gồm các nguyên tắc, QP hiến định và các nguyên tắc, QPPL thể hiện trong các nguồn khác của LHP) để xác lập và điều chỉnh các vấn đề chính thể và chủ quyền quốc gia, về bản chất và mục đích của NN, về tổ chức và thực hiện quyền lực NN và quyền lực nhân dân, về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của NCHXHCNVN”.

- Thuật ngữ chế độ được hiểu là hệ thống tổ chức (chính trị, kinh tế…) của xã hội hay toàn bộ nói chung những qui định cần tuân theo trong một lĩnh vực.


II. Hệ thống chính trị của nước CHXHCNVN:

Hệ thống chính trị là một cơ cấu bao gồm NN, các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức xã hội chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ của PL hiện hành, được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ đó.

Hệ thống chính trị của NNCHXHCNVN bao gồm: ĐCSVN, NN, Công đoàn, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác.

1. Qui định bản chất của chế độ chính trị:

- Quyền lực NN thuộc về nhân dân: thể hiện tính xã hội.
- Nền tảng là linh minh công nhân, nông dân và trí thức: tính giai cấp.
Mức độ thể hiện tính giai cấp và tính xã hội nói lên sự ưu việt của một NN và giai cấp cầm quyền chiếm thiểu số hay đa số trong xã hội đó chính là thể hiện sự ưu việt.

2. Hệ thống chính trị nước CHXHCNVN:

- Là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện được quyền lực chính trị của mình.
- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm: 3 thiết chế hợp thành:
  + Đảng cộng sản Việt Nam;
  + Nhà nước CHXHCNVN;
  + Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên.

a.Vị trí, vai trò của ĐCSVN trong hệ thống chính trị:
- Đảng phái chính trị là sự liên kết giữa các thành viên đại diện cho giai cấp của mình thực hiện nguyện vọng của giai cấp mình.
- Đảng phái chính trị ra đời từ bên trong nghị viện, giữa những đại biểu có cùng lợi ích nhưng luôn tìm đến sự ủng hộ của cư tri.
- Đảng có các dấu hiệu:
     + Đảng phái chính trị phải được trang bị lý luận và hệ tư tưởng rõ ràng;
     + Phải có hệ thống, cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
     + Phải luôn luôn hướng đến quần chúng và tìm kiếm sự ủng hộ của quần chúng;

* Vai trò, vị trí của ĐCS Việt Nam:
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với NN mang tính thuyết phục;
- Đảng là lực lượng lãnh đạo NN và xã hội.

* Nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với NN và XH thông qua các mặt sau:
 - Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trong từng thời kì phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
- Đảng vạch ra những phương hướng và những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện NN, củng cố và phát triển hệ thống CT, thiết lập chế độ dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Đảng đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ; phát triển, lựa chọn, bồi dưỡng những Đảng viên ưu tú.
- Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách NQ của Đảng đối với các Đảng viên.
=> Sự lãnh đạo của Đảng đối với NN và xã hội là lãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo điều kiện để NN và các tổ chức thành viên của HTCT có cơ sở để chủ động sáng tạo trong tổ chức và hoạt động.

b. Vị trí, vai trò của NN trong hệ thống chính trị:

NN trung tâm của hệ thống chính trị, vì quyền lực chính trị và quyền lực NN không mâu thuẫn với nhau, quyền lực NN là trung tâm của quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị chỉ được biểu hiện bằng quyền lực NN (quân đội, cảnh sát, nhà tù)  
- NN là tổ chức rộng lớn nhất trong xã hội, quản lí mọi cá nhân trong phạm vi lãnh thổ;
- NN là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội nhằm thực hiên quyền lực chính trị, bảo vệ chế độ chính trị, hỗ trợ các tổ chức khác phát triển.
- NN là thiết chế duy nhất có chủ quyền quốc gia, có tư cách thay mặt NN trong hệ đối ngoại;
- NN có hệ thống bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức đông đảo;
- NN có thẩm quyền ban hành PL và dùng PL để quản lý xã hội.
* Để xây dựng và hoàn thiện NNCHXHCNVN cần quán triệt những quan điểm sau:
- Xây dựng NNCHXHCNVN của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp nông dân với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do ĐCS lãnh đạo.
- Thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng NN pháp quyền quản lsy xã hội bằng PL.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với NN

c. Vị trí, vai trò của MTTQVN và các tổ chức thành viên:

- MTTQV là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các dân tộc tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…
- Công đoàn VN: là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động VN. Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn tham gia quản lý NN và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan NN, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ , công nhân viên chức và những người lao động khác.
- Hội nông dân VN: là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân VN. HND tham gia quản lý NN và XH, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan NN, tổ chức kinh tế, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích của nông dân và những người lao động khác, kiến nghị với NN những vấn đề cần thiết trong chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp…
- ĐTNCSHCM: tập hợp, đoàn kết, giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ, tham gia tích cực vào các hoạt động của NN và xã hội.
- HLHPN: thực hiện bình đẳng giới phát huy vai trò đặc biệt của nữ giới trong việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên VN.
- Hội cựu chiến binh VN: là tập hợp, đoàn kết, bồi dưỡng và động viên cựu chiến binh phấn đấu giữ vững bản chất cách mạng, tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền, tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…
- Vai trò:
  + Tham gia vào việc thành lập các cơ quan NN nhưng không có thẩm quyền thành lập các cơ quan, tham gia vào việc bổ nhiệm các chức danh NN bằng việc đưa ra ý kiến nhận xét;
  + Tham gia vào việc xây dựng PL (không có thẩm quyền ban hành PL);
Có quyền sáng kiến PL ( đề nghị QH, UBTVQH ban hành những luật mới, NQ mới), có quyền trình dự án luật hoặc dự án pháp lệnh để QH và UBTVQH thông qua, có quyền tham gia đóng góp ý kiến cho các dự án luật và pháp lệnh.
  + Tham gia quản lý NN, kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan NN;
  + Tham gia tuyên truyền HP, PL, giáo dục công dân ý thức chấp hành PL, đấu tranh bảo vệ PL và các quyền tự do của công dân.

No comments:

Post a Comment