08/02/2014
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 5 - Chế độ bầu cử nước CHXHCN Việt Nam
I. Khái niệm:

Chế độ bầu cử là tổng thể các nguyên tắc, các qui định pháp luật bầu cử, cùng các mối quan hệ xã hội được hình thành trong tất cả các quá trình tiến hành bầu cử từ lúc người công dân được ghi tên trong danh sách cử tri cho đến lúc bỏ lá phiếu vào thùng phiếu và xác định kết quả bầu cử.

Bầu cử là một trong những chế định pháp luật quan trọng của ngành luật HP, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành các cơ quan đại diện quyền lực NN.

Bầu cử là một quyền lực quan trọng của công dân trong lĩnh vực chính trị cho nên pháp luật bầu cử chỉ qui định cho những công dân Việt Nam mà không qui định cho các công dân nước ngoài và những người không có quốc tịch, đồng thời công dân phải đạt đến độ tuổi nhất định theo qui định của PL mới được tham gia bầu cử.

II. Các nguyên tắc bầu cử:

1. Nguyên tắc bầu cử phổ thông:

- Cuộc bầu cử phổ thông là cuộc bầu cử được tổ chức cho nhiều người tham gia, tức là hoạt động phổ cập không hạn chế đối vơi một bất kì đối tượng công dân nào, nếu con người đạt được mức trưởng thành hoàn chỉnh về nhận thức. HP 1959, HP 1980, HP 1992 qui định tại Đ54: “ Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào QH, HĐND theo qui định của PL”

- Những trường hợp đặc biệt sau đây không được tham gia bầu cử:
 + Những người mất trí
 + Những người bị giam để thi hành án phạt tù
 + Những người đang bị tạm giam theo quyết định của toà án hoặc theo quyết định phê chuẩn của viện kiểm sát.

Chú ý: những người đang chấp hành hình phạt tù, đang bị tạm giam, họ không bị tước quyền nhưng do điều kiện cho họ thực hiện quyền bầu cử. Họ chỉ bị tước quyền bầu cử khi luật hình sự có ghi hình phạt bổ sung là tước quyền bầu cử bằng bản án kết tội của toà án có hiệu lực.

2. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp:

- Nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp là cử tri tín nhiệm người nào bỏ phiếu thảng cho người ấy làm đại biếu QH hay đại biểu HĐND không thông qua người khác, cấp nào khác.

- Nguyên tắc trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình trong các cơ quan quyền lực NN là một nguyên tắc thể hiện tính dân chủ trong sự hình thành bộ máy NN. Chính nguyên tắc này cho phép người đại diện được nhân dân trực tiếp bầu ra  được nhận quyền lực NN từ nhân dân.

3. Nguyên tắc bầu cử bình đẳng:

Là nguyên tắc tất cả các cử tri tham gia bầu cử có quyền và nghĩa vụ như nhau, các ứng cử viên được giới thiệu ra ứng cử theo tỉ lệ như nhau, kết quả bầu cử chỉ phụ thuộc vào số phiếu mà cử tri bỏ phiếu cho mỗi cử viên là cơ sở xác định kết quả trúng cử.

- Để đảm bảo cho nguyên tắc này, pháp luật bầu cử qui định: mỗi cử tri được phát một phiếu bầu, giá trị của mỗi phiếu là như nhau.

4. Nguyên tắc bỏ phiếu kín:

Nguyên tắc này đòi hỏi khi cử tri bỏ phiếu phải tự mình viết phiếu, tự mình gạch tên người ứng cử nào mà mình không tín nhiệm ở phiếu đã được in sẵn.

Chú ý: nếu vì tàn tật không tự mình bỏ phiếu được thì có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu (Đ41, 42 LBCĐBQH)

II. Nội dung cơ bản của pháp luật bầu cử:

1. Tiêu chuẩn của Đại biểu:

-  ĐBQH: Đ3 LBCĐBQH
-  ĐBHĐND: Đ3 LBCĐBHĐND

2. Việc phân bổ số lượng đại biểu:

- Số lượng đại biểu QH: Đ8 LBCĐBQH
 + Không quá 500 người.
 + Mỗi địa phương có ít nhất 3 đại biểu
 + Số lượng đại biểu là phụ nữ, dân tộc thiểu số sẽ do UBTVQH phối hợp với các cơ quan tổ chức ấn định.

- Số lượng đại biểu HĐND: Đ9 LBCHĐND
 + Cấp xã: ấn định từ 15 đến 25 đại biểu
 + Huyện: 25 đến 35 đại biểu
 + Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương: 45 đến 75 đại biểu.
 + Đối với HN, TPHCM và những tỉnh có số dân trên 3 triệu thì tối đa không quá 95 ĐB.

3.  Các tổ chức phụ trách bầu cử:

-  Quốc hội: 4 tổ chức (Đ14LBCĐBQH)
+ HĐ bầu cử trung ương: lãnh đạo cuộc bầu cử trong nước
+ UBBC: ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
+ Ban bầu cử: có thể chia ra thành khu vực bỏ phiếu
+ Tổ bầu cử: phụ trách khu vực bỏ phiếu.

- HĐND: Đ15LBCĐBHĐND thành lập HĐBC, ban bầu cử, tổ bầu cử. 

II. Tiến trình của một cuộc bầu cử:

Theo HP của nước ta thì QH và HĐND có nhiệm kì là 5 năm. Ngày bầu cử đại biểu QH và HĐND do UBTVQH ấn định, phải là ngày chủ nhật để mọi người  có điều kiện tham gia một cách đầy đủ.

1.  Trình tự thủ tục bầu cử:

- Thứ nhất: UBTVQH ấn định ngày bầu cử, ngày bầu cử được ấn định từ 60 – 90 ngày trước ngày bầu cử (nhưng chậm nhất phải ấn định 105 ngày trước ngày bầu cử) Đ14 LBCĐBQH, Đ16 LBCĐBHĐND.

- Thứ hai: thành lập HĐ bầu cử
  + HĐ bầu cử trung ương cho đại biểu QH (HĐ bầu cử trung ương do UBTVQH thành lập)
  + HĐ bầu cử đại biểu HĐND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (do UBND phối hợp với thường trực HĐND thành lập) Đ16 LBCĐBHĐND
  + HĐ bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, quận, phường. Đ16 LBCĐBHĐND
  + Xã: Đ16 LBCĐBHĐND

HĐ bầu cử gồm có: chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư kí HĐ bầu cử.
- Thứ ba: phân chia các đơn vị bầu cử. Việc chia đơn vị bầu cử hiện nay ở nước ta thường theo các đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc. Đơn vị bầu cử đại biểu quốc hội hiện nay là: cấp huyện, quận…
- Thứ tư: tiến hành bầu cử, việc bầu cử diễn ra liên tục từ 7h sáng đến 19h. Cử tri tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu.
- Thứ năm: xác định kết quả bầu cử

Sau khi kết thúc bỏ phiếu phải tiến hành ngay việc kiểm phiếu tại phòng bỏ phiếu, tổ bầu cử phải mời đại diện cử tri giám sát việc kiểm phiếu và các phương tiện báo chí truyền hình.
 + Xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ, không có trường hợp phiếu trắng.
 + Lập biên bản: tính được số cử tri ghi tên trong danh sách, số cử tri tham gia bỏ phiếu, tỉ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu, số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ, số phiếu bầu cho mỗi ứng cử viên, khiếu nại đã nhân được.
 + Xác định kết quả bầu cử: phải tổng hợp tất cả các khu vực bỏ phiếu.

No comments:

Post a Comment