Bài 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP
I. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp:
1. Khái niệm:
Luật HP là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là hệ thống các qui định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy NN.
2. Đối tượng:
Đối tượng điều chỉnh của Luật HP là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy NN.
- Trong lĩnh vực chính trị LHP điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản sau: các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định nguồn gốc của quyền lực NN, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực NN, các quan hệ xã hội xác định mối quan hệ giữa NN và ĐCS và MTTQVN và các tổ chức thành viên, các quan hệ xã hội xác định chính sách đối nội đối ngoại.
- Trong lĩnh vực kinh tế: các quan hệ xã hội được xác định là các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, chính sách của NN đối với các thành phần kinh tế, vai trò của NN đối với các thành phần kinh tế.
- Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân và NN LHP điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân như: quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy NN, LHP điề chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan NN.
3. Phương pháp điều chỉnh:
* Khái niệm: phương pháp điều chỉnh là cách thức biện pháp mà Luật NN tác động đến những quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh, nhằm hướng chúng theo một trật tự nhất định phù hợp với ý chí của NN.
* Các phương pháp sau:
- Phương pháp cho phép: phương pháp này thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan NN, quyền hạn của những người có chức trách trong BMNN. Nội dung của phương pháp này là QP LHP trao cho chủ thể LHP quyền lực thực hiện những hành vi nhất định.
- Phương pháp bắt buộc: thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới nghĩa vụ của công dân, tổ chức, các cơ quan NN. Nội dung của phương pháp này là buộc chủ thể LHP phải thực hiện hành vi nhất định nào đó.
- Phương pháp cấm: cấm chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
II. Qui phạm Luật NN và quan hệ luật NN:
1. Qui phạm Luật NN:
- Mang những đặc điểm chung của QPPL: do NN ban hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, chính sách quốc phòng và an ninh, địa vị pháp lý của công dân cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy NN…
- Đặc điểm riêng:
+ Phần lớn các qui phạm luật HP thiếu chế tài, vì xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của luật HP có tính khái quát, vĩ mô. Còn việc cụ thể hoá các điều luật ấy thuộc về các ngành luật khác.
+ Phần lớn qui phạm luật HP được qui định trong đạo luật cơ bản, mặc dù HP là nguồn của tất cả ngành luật nhưng phần lớn qui phạm của các ngành luật khác nằm trong các luật hoặc văn bản dưới luật. (VD: các qui phạm của ngành luật hình sự chủ yếu nằm trong Bộ luật hình sự)
2. Quan hệ luật NN:
Là những quan hệ xã hội được các qui phạm luật HP điều chỉnh.
a. Chủ thể: là những cá nhân, tổ chức đủ điều kiện do PL qui định, tức là có năng lực chủ thể tham gia quan hệ luật HP, gồm:
- Nhân dân: bao gồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội là một chủ thể đặc biệt chỉ có trong quan hệ luật HP (Vd: Đ2 HP qui định “ Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” và Đ6 HP).
- Đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND: với tư cách là người đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lực của nhân dân, các đại biểu QH và đại biểu HĐND tham gia vào nhiều quan hệ HP như ĐBQH phải thực hiện chế độ tiếp dân và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của QH, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
Chú ý: ĐBQH có thể tham gia vào các quan hệ PL nhưng với tư cách là cá nhân chứ không phải là ĐBQH
- NN: Đ3, Đ18 HP
- Các cơ quan NN: QH, UBTVQH, CTN, CP, TAND, VKSND, HĐND, UBND Vd: Đ84 HP
- Các tổ chức chính trị - xã hội: MTTQVN có quyền trình dự án luật trước QH (Đ87 HP)
- Công dân Việt Nam: Đ74, Đ77 HP
- Những người có chức trách trong các cơ quan NN: CTN, CTQH, TTCP…
- Người nước ngoài: Đ82 HP
Chú ý: quan hệ LHP có một số chủ thể đặc biệt. Những chủ thể này chỉ tham gia quan hệ LHP mà không tham gia QHPL của các ngành luật khác
b. Khách thể: là những giá trị (vật chất, tinh thần), là những vấn đề, những hiện tượng thực tế mà các qui phạm luật HP tác động đến:
- Lãnh thổ quốc gia và địa giới giữa các địa phương: Đ84 điểm 8 HP
- Những giá trị vật chất: như đất đai, rừng núi, sông hồ, nước, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất (Đ17,18,62 HP92)
- Những lợi ích tinh thần của cá nhân như danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền tự do tín ngưỡng…(Đ70 HP)
- Hành vi của con người hoặc các tổ chức như: lao động, học tập, trình dự án luật, chất vấn đại biểu QH…
III. Nguồn của luật HP và vị trí của luật HP trong hệ thống pháp luật Việt Nam:
1. Nguồn của luật HP:
Là những văn bản pháp luật trong đó có qui phạm của luật hiến pháp.
- Hiến pháp các luật và các nghị quyết do Quốc hội ban hành:
+ Hiến pháp là đạo luật cơ bản của NN, có hiệu lực pháp lý cao nhất, là nguồn chủ yếu, quan trọng của hiến pháp.
+ Luật: do Quốc hội ban hành
+ Nghị quyết của QH: nghị quyết về việc thông qua Nội qui kì họp QH… cũng là nguồn của HP.
+ Một số pháp lệnh và nghị quyết do UBTVQH ban hành.
+ Một số văn bản do CP, thủ tướng CP và các thành viên của CP ban hành.
+ Một số nghị quyết do Hội đồng nhân dân các cấp ban hành.
2. Vị trí của luật HP trong hệ thống pháp luật Việt Nam:
- Luật HP là ngành luật chủ đạo: các qui phạm luật HP hợp thành những chế định quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam, những chế định này là cơ sở pháp lý để hình thành và phát triển các ngành luật khác.
- LHP qui định các hình thức sở hữu, xác định đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác thuộc sở hữu toàn dân…
- LHP qui định các thảnh phần kinh tế, chính sách của NN đối với các thành phần kinh tế.
- LHP qui định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Chú ý: với vai trò là vị trí trung tâm ngành LHP không có nghĩa sẽ bao trùm tất cả các ngành luật. LHP chỉ xác lập những nguyên tắc cơ bản cho các ngành luật khác phải phù hợp với các nguyên tắc đó.
I. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp:
1. Khái niệm:
Luật HP là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là hệ thống các qui định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy NN.
2. Đối tượng:
Đối tượng điều chỉnh của Luật HP là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy NN.
- Trong lĩnh vực chính trị LHP điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản sau: các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định nguồn gốc của quyền lực NN, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực NN, các quan hệ xã hội xác định mối quan hệ giữa NN và ĐCS và MTTQVN và các tổ chức thành viên, các quan hệ xã hội xác định chính sách đối nội đối ngoại.
- Trong lĩnh vực kinh tế: các quan hệ xã hội được xác định là các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, chính sách của NN đối với các thành phần kinh tế, vai trò của NN đối với các thành phần kinh tế.
- Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân và NN LHP điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân như: quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy NN, LHP điề chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan NN.
3. Phương pháp điều chỉnh:
* Khái niệm: phương pháp điều chỉnh là cách thức biện pháp mà Luật NN tác động đến những quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh, nhằm hướng chúng theo một trật tự nhất định phù hợp với ý chí của NN.
* Các phương pháp sau:
- Phương pháp cho phép: phương pháp này thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan NN, quyền hạn của những người có chức trách trong BMNN. Nội dung của phương pháp này là QP LHP trao cho chủ thể LHP quyền lực thực hiện những hành vi nhất định.
- Phương pháp bắt buộc: thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới nghĩa vụ của công dân, tổ chức, các cơ quan NN. Nội dung của phương pháp này là buộc chủ thể LHP phải thực hiện hành vi nhất định nào đó.
- Phương pháp cấm: cấm chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
II. Qui phạm Luật NN và quan hệ luật NN:
1. Qui phạm Luật NN:
- Mang những đặc điểm chung của QPPL: do NN ban hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, chính sách quốc phòng và an ninh, địa vị pháp lý của công dân cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy NN…
- Đặc điểm riêng:
+ Phần lớn các qui phạm luật HP thiếu chế tài, vì xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của luật HP có tính khái quát, vĩ mô. Còn việc cụ thể hoá các điều luật ấy thuộc về các ngành luật khác.
+ Phần lớn qui phạm luật HP được qui định trong đạo luật cơ bản, mặc dù HP là nguồn của tất cả ngành luật nhưng phần lớn qui phạm của các ngành luật khác nằm trong các luật hoặc văn bản dưới luật. (VD: các qui phạm của ngành luật hình sự chủ yếu nằm trong Bộ luật hình sự)
2. Quan hệ luật NN:
Là những quan hệ xã hội được các qui phạm luật HP điều chỉnh.
a. Chủ thể: là những cá nhân, tổ chức đủ điều kiện do PL qui định, tức là có năng lực chủ thể tham gia quan hệ luật HP, gồm:
- Nhân dân: bao gồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội là một chủ thể đặc biệt chỉ có trong quan hệ luật HP (Vd: Đ2 HP qui định “ Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” và Đ6 HP).
- Đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND: với tư cách là người đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lực của nhân dân, các đại biểu QH và đại biểu HĐND tham gia vào nhiều quan hệ HP như ĐBQH phải thực hiện chế độ tiếp dân và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của QH, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
Chú ý: ĐBQH có thể tham gia vào các quan hệ PL nhưng với tư cách là cá nhân chứ không phải là ĐBQH
- NN: Đ3, Đ18 HP
- Các cơ quan NN: QH, UBTVQH, CTN, CP, TAND, VKSND, HĐND, UBND Vd: Đ84 HP
- Các tổ chức chính trị - xã hội: MTTQVN có quyền trình dự án luật trước QH (Đ87 HP)
- Công dân Việt Nam: Đ74, Đ77 HP
- Những người có chức trách trong các cơ quan NN: CTN, CTQH, TTCP…
- Người nước ngoài: Đ82 HP
Chú ý: quan hệ LHP có một số chủ thể đặc biệt. Những chủ thể này chỉ tham gia quan hệ LHP mà không tham gia QHPL của các ngành luật khác
b. Khách thể: là những giá trị (vật chất, tinh thần), là những vấn đề, những hiện tượng thực tế mà các qui phạm luật HP tác động đến:
- Lãnh thổ quốc gia và địa giới giữa các địa phương: Đ84 điểm 8 HP
- Những giá trị vật chất: như đất đai, rừng núi, sông hồ, nước, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất (Đ17,18,62 HP92)
- Những lợi ích tinh thần của cá nhân như danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền tự do tín ngưỡng…(Đ70 HP)
- Hành vi của con người hoặc các tổ chức như: lao động, học tập, trình dự án luật, chất vấn đại biểu QH…
III. Nguồn của luật HP và vị trí của luật HP trong hệ thống pháp luật Việt Nam:
1. Nguồn của luật HP:
Là những văn bản pháp luật trong đó có qui phạm của luật hiến pháp.
- Hiến pháp các luật và các nghị quyết do Quốc hội ban hành:
+ Hiến pháp là đạo luật cơ bản của NN, có hiệu lực pháp lý cao nhất, là nguồn chủ yếu, quan trọng của hiến pháp.
+ Luật: do Quốc hội ban hành
+ Nghị quyết của QH: nghị quyết về việc thông qua Nội qui kì họp QH… cũng là nguồn của HP.
+ Một số pháp lệnh và nghị quyết do UBTVQH ban hành.
+ Một số văn bản do CP, thủ tướng CP và các thành viên của CP ban hành.
+ Một số nghị quyết do Hội đồng nhân dân các cấp ban hành.
2. Vị trí của luật HP trong hệ thống pháp luật Việt Nam:
- Luật HP là ngành luật chủ đạo: các qui phạm luật HP hợp thành những chế định quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam, những chế định này là cơ sở pháp lý để hình thành và phát triển các ngành luật khác.
- LHP qui định các hình thức sở hữu, xác định đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác thuộc sở hữu toàn dân…
- LHP qui định các thảnh phần kinh tế, chính sách của NN đối với các thành phần kinh tế.
- LHP qui định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Chú ý: với vai trò là vị trí trung tâm ngành LHP không có nghĩa sẽ bao trùm tất cả các ngành luật. LHP chỉ xác lập những nguyên tắc cơ bản cho các ngành luật khác phải phù hợp với các nguyên tắc đó.
No comments:
Post a Comment