Trong quá trình vận động của thế giới vật chất nói chung, mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ có tính khách quan nhất, phổ biến nhất. Bởi mọi sự vận động biến đổi nào của thếgiới vật chất suy cho cùng cũng đều là mối liên hệ nhân quả, như Lô-mô-nô-xốpđã từng khẳng định bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: “ Năng lượng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác..” Do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ảnh vào đầu óc con người. Chính vì vậy, nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được các hiện tượng đó. Từ những lý do trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả và vận dụng cặp phạm trù này trong hoạt động thực tiễn về tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay”. Dù đã cố gắng song bài làm khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô. Sau đây em xin trình bày phần nội dung của đề tài.
NỘI DUNG
I. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả
1.1. Định nghĩa
Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sựtác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sựvật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.
Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.
1.2. Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện
Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng nguyên nhân nhưng chỉ có quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả.
Điều kiện là hiện tượng cần thiết đểnguyên nhân phát huy tác động, trên cơ sở đó gây ra một biến đổi nhất định.
1.3. Tính chất của mối liên hệ nhân quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu.
Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức con người.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sựvật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có nguyên nhân nhất định sinh ra.
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả nhưnhau.
2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
2.1. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ những mối liên hệ có tính sản sinh ra nhau thì mới là liên hệ nhân quả.
Trong thực tiễn thì mối liên hệ nhân quả biểu hiện hết sức phức tạp, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả. Mặt khác, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì sẽ đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu những nguyên nhân tác động theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở hoặc triệt tiêu sự hình thành kết quả.
2.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Kết quả là do nguyên nhân sinh ra nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhânđã sinh ra nó. Sự ảnh hưởng có thể diễn ra theo hai hướng: thúc đẩy sự hoạtđộng của nguyên nhân (hướng tích cực) hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực).
2.3. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Cái trong quan hệ này là nguyên nhân nhưng vẫn là nó trong quan hệ khác lại đóng vai trò là kết quả. Vì vậy, mối liên hệnhân quả chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong những trường hợp cụ thể. Trong sựchuyển hóa vô tận của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất thì liên hệ nhân quả là một chuỗi vô tận, chúng xoắn xuýt lẫn nhau không có điểm đầu tiên, không có điểm cuối cùng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan, tất yếu của mối liên hệ nhân quả. Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo điều kiện cho nguyên nhân phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn cho hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó.
Phải biết xác định đúng nguyên nhânđể giải quyết vấn đề nảy sinh vì các nguyên nhân có vai trò không như nhau.
Nguyên nhân có thể tác động trở lại kết quả đó, trong hoạt động thực tiễn cần khai thác tận dụng những kết quả đãđạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực.
II. Sự biểu hiện của nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả qua hoạt động thực tiễn về tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, trong năm 2012 trên toàn quốc đã xảy ra 6777 vụ tai nạn lao động làm 6967 người bị nạn, trongđó: số vụ tai nạn lao động chết người 552 vụ, số người chết 606 người, số người bị thương nặng 1470 người, nạn nhân là lao động nữ 1842 người.
Trong năm 2013 trên toàn quốc đã xảy ra 6695 vụ tai nạn lao động làm 6887 người bị nạn trong đó: số vụ TNLĐ chết người 562 vụ, số người chết 627 người, số người bị thương nặng 1506 người, nạn nhân là lao động nữ2308 người.
Trong 6 tháng đầu năm 2014 cả nước đã xảy ra 3454 vụ tai nạn lao động. Trong đó, số vụ tai nạn laođộng chết người là 258 vụ. So với 6 tháng đầu năm 2013, số vụ tai nạn lao động tăng 132 vụ (tăng 3%), tổng số nạn nhân tăng 74 người ( tăng 2%), số vụ tai nạn lao động chết người giảm 65 vụ (giảm 20%) và số người chết giảm 25 người (giảm 8%)
2. Sự biểu hiện nội dung của cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả qua hoạtđộng tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay
2.1. Phạm trù nguyên nhân trong vấn đề tai nạn lao động
Phạm trù nguyên nhân trong hoạt động thực tiễn về tai nạn lao động là sự tác động lẫn nhau giữa người lao động, người sử dụng lao động, kĩ thuật và cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời là sự tácđộng giữa các mặt về lợi ích kinh tế của chủ lao động.. gây ra những kết quả là tai nạn lao động xảy ra. Cụ thể là:
Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động là do sự tác động của người sử dụng lao động với người lao động, như không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động; không có quy trình, biện pháp an toàn lao động; Do tổ chức lao động chưa hợp lý; không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn; không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động vì lợi ích kinh tế mà giảm thiểu tốiđa thiết bị bảo hộ lao động hay thiết bị không đảm bảo an toàn lao động mà chỉmang tính hình thức,...
Nguyên nhân từ người laođộng như người lao động vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về an toàn lao động; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; hay thiếu hiểu biết về các thiết bị và quy định an toàn;..
Ngoài ra, nguyên nhân dẫnđến tai nạn lao động có thể từ cơ quan quản lý nhà nước: Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn lao động hiện nay đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan nhà nước đối với các doanh nghiệp vi phạm công tác an toàn vệ sinh lao động còn chưa triệt để dẫn đến tình trạng còn nhiều người sử dụng lao động không chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật. Khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề, chưa được quan tâm hướng dẫn đầy đủ quy định nhà nước về an toàn vệ sinh lao động dẫn đến việc vi phạm các quy định về An toàn - vệ sinh lao động và nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cao.
2.2. Phạm trù kết quả trong vấn đề tai nạn lao động
Phạm trù kết quả trong hoạt động tai nạn lao động là bất kì biến đổi nào dẫn đến tổn thương cho bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình laođộng, gắn liền với việc thực hiện công việc lao động mà do những nguyên nhân từngười lao động, người sử dụng lao động... gây ra.
2.3. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả qua vấn đề tai nạn lao động
· Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Nguyên nhân luôn có trước kết quả vềmặt thời gian, như nguyên nhân người chủ không tổ chức huấn luyện an toàn laođộng cho người lao động có trước mới dẫn đến kết quả là người lao động không hiểu về quy trình an toàn mà để xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, mặc dù đúng về mặt thời gian nhưng chúng ta không thể lấy “vì hôm qua người lao động xem bóng đá”là nguyên nhân để dẫn tới kết quả hôm nay anh ta mới xảy ra tai nạn lao động. Mà những mối liên hệ về mặt thời gian ấy phải có tính sản sinh ra nhau, như do thiếu hiểu biết về quy trình an toàn của việc sử dụng thiết bị máy móc mà khi vận hành người lao động mới gặp tai nạn. Vì vậy, muốn tìm nguyên nhân của tai nạn lao động cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ trước khi tai nạn đó xuất hiện.
Nguyên nhân sinh ra tai nạn lao động rất phức tạp, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện các nhau, như thời tiết, khí hậu,..Chẳng hạn điều kiện thời tiết xấu xuất hiện cùng với nguyên nhân người lao động không trang bị bảo hộ có thể dẫn tới tai nạn nhưng nếu thời tiết tốt thì chưa chắc tai nạn đã xảy ra.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫnđến tai nạn lao động: sự tác động giữa người lao động, người sử dụng lao động, do máy móc kĩ thuật không đảm bảo,..Ngược lại, từ một nguyên nhân cũng dẫn đến nhiều kết quả: chẳng hạn từ một sơ suất nhỏ của người lao động cũng dẫn đến những kết quả tai nạn nhẹ, tai nạn nặng, tai nạn chết người, tại nạn làm tổn hại của cải vật chất,..
Những nguyên nhân tác động cùng chiều sẽ nhanh dẫn tới sự hình thành kết quả. Thật vậy, người chủ không trang bịthiết bị bảo hộ kết hợp với việc người lao động chủ quan, không có ý thức bảo vệ chính bản thân mình thì tai nạn xảy ra là khó tránh khỏi. Ngược lại, nếu người chủ lao động không trang bị thiết bị an toàn nhưng người lao động có ý thức bảo vệ, tiến hành các biện pháp an toàn lao động hay kiến nghị với người chủ lao động về việc trang bị thiết bị an toàn thì có thể cản trở kết quả tai nạn lao động có thể xảy ra. Đây là dẫn chứng của việc những nguyên nhân tácđộng ngược chiều thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí cản trở sự hình thành kết quả.
· Kết quả tác dụng trở lại đối với nguyên nhân
Khi kết quảlà tai nạn lao động xảy ra, thì lại có ảnh hưởng trở lại với nguyên nhân theo hai hướng. Theo hướng thúc đẩy sự phát triển của nguyên nhân, như ban đầu người chủ lao động không trang bị thiết bị an toàn dẫn đến tai nạn lao động, vì sợ cơquan quản lý phát giác và xử phạt, họ chỉ trang bị những thiết bị an toàn khôngđảm bảo chất lượng mà chỉ mang tính hình thức, như vậy tai nạn lao động vẫn có thể xảy ra,.. Theo hướng cản trở những nguyên nhân sinh ra nó, đó là các cơquan quản lý nhà nước tiến hành kiểm tra,tìm nguyên nhân gây ra tai nạn để khắc phục, hạn chế nguyên nhân làm xảy ra tai nạn lao động. Cụ thể bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ đạo các Bộ, Ngành, Tập đoàn.. tăng cường chỉ đạo,đôn đốc các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn lao động và các chế độ bảo hộ lao động, chú trọng triển khai công tác huấn luyện về an toàn lao động,..
· Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau
Trong mối liên hệ giữa “người chủ trang bị thiết bị bảo hộ dởm”và “ xảy ra tai nạn lao động” thì “người chủ trang bị thiết bị bảo hộ dởm”là nguyên nhân còn “việc xảy ra tai nạn lao động” là kết quả, còn trong mối liên hệ khác, “việc xảy ra tai nạn lao động” là nguyên nhân dẫn đến “người chủ trang bị thiết bị bảo hộ dởm”để che mắt cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, mối liên hệ nhân quả chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong những trường hợp cụ thể.
2.4. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả qua vấn đề tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay
Trong thực tiễn khi tai nạn lao động xảy ra cần tôn trọng tính khách quan, tất yếu của mối liên hệ nhân quả mà khôngđược tách rời thế giới hiện thực thì mới có phương hướng giải quyết hậu quả. Muốn cho tai nạn lao động không xảy ra thì phải làm mất đi những nguyên nhân đã sinh ra nó. Chẳng hạn như phải loại bỏ nguyên nhân “chủ lao động không trang bị thiết bị an toàn lao động” bằng việc “chủ lao động chủ động huấn luyện bài bản các biện pháp an toàn và trang bị thiết bị cho người lao động”. Đồng thời, phải biết các định đúng nguyên nhân (do tác động từ ai, như thế nào,..) bằng việc phân tích, báo cáo, tổng hợp,.. để giải quyết các vấn đề nảy sinh
Nguyên nhân có thể tác động trở lại kết quả, do đó trong khi tai nạn lao động xảy ra cần khai thác, tận dụng những dẫn chứng từ kết quả để giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, nhằm hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra như những hoạt động tích cực của bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đang thực hiện hiện nay.
KẾT LUẬN
Victo Hurgo đã từng nói rằng “Hànhđộng làm nên ta, hoặc làm hỏng ta, chúng ta là kết quả hành vi bản thân”. Còn Isaac Newton nhận định “ Bất kỳ hành động nào cũng dẫn đến một phản ứng tácđộng ngược lại với mức độ tương đương”.. Không ai có thể phủ nhận tính khách quan của mối liên hệ nhân quả. Đặc biệt, nó có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhận thức của con người. Về thực tiễn có thể thấy, thành công không phải như một phép nhiệm màu, mà do chính ta tạo ra bằng sự nỗ lực của bản thân mình. Vì vậy, quy luật về mối liên hệ nhân quả chính là tâm điểm thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của một cá nhân, một quốc gia hay cả một xã hội. Nhà nước ta đã và đang áp dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này không chỉ vào hoạt động nhằm hạn chế tai nạn lao động mà cả những hoạtđộng khác để có những phương hướng chỉ đạo đúng đắn. Mối liên hệ nhân quả sẽtiếp tục là kim chỉ nam cho con người trong hoạt động thực tiễn để gặt hái những thành công to lớn hơn.
No comments:
Post a Comment