01/02/2015
Thực tiễn thực hiện hoạt động ủy thác Tư pháp quốc tế giữa Việt Nam với các nước không ký kết điều ước
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế hoạt động tương trợ tư pháp chủ yếu được thực hiện thông qua các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương. Trường hợp không có điều ước quốc tế, hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện theo pháp luật của nước được yêu cầu trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. hiện nay, các hoạt động tương trợ tư pháp mới chỉ được quy định trong các Hiệp định Tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và một số nước.

Nội dung chính của các hiệp định chủ yếu đề cập đến các vấn đề cách thức lien hệ với tòa án, trợ giúp pháp lý, chuyển giao giấy tờ, thu thập chứng cứ…giữa các cơ quan tư pháp hai nước trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, lao động, hôn nhân gia đình. Đặc biệt, các hiệp định đã xây dựng một cơ chế thực hiện các hoạt động ủy thác tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tòa án cũng như cho các bên trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình và lĩnh vực hình sự giữa các nước hữu quan.

Tuy nhiên, do số lượng các Hiệp định TTTP còn hạn chế vơi một số quốc gia( khoảng 15 hiệp định) trong khi công dân Việt Nam cư trú sinh sống ở nhiều nước như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Australia,…lại là những nước chưa ký hiệp định TTTP dẫn đến việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài lien quan đến các quốc gia này gặp rất nhiều khó khăn cho các cơ quan tư pháp do không thể thực hiện được ủy thác tư pháp.

Trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế có quy định ủy thác trong tố tụng dân sự quốc tế thì việc tương trợ tư pháp vẫn có thể được tòa án Việt Nam chấp nhận trên nguyên tắc có đi có lại, nhưng không được trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế. � Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, Việt Nam có quyền từ chối thực hiện các hoạt động ủy thác tư pháp theo yêu cấu của quốc gia khác nếu như giữa Việt Nam và quốc gia đó không có sự giàng buộc bởi pháp luật quốc tế về vấn đề này (không có các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương).

Dù có quyền từ chối như vậy song trên thực tế chúng ta vẫn thực hiện các hoạt động ủy thác TPQT trong trường hợp không có Điều ước quốc tế. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:

Để bảo vệ lợi ích chính đáng của cá nhân và pháp nhân các quốc gia khác nhau.

Để thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực phát triển;

Để đảm bảo cho việc yêu cầu ủy thác quốc tế của mình được thực hiện ở nước ngoài.

Khi nhận được ủy thác TPQT của các nước chưa ký hiệp định TTTP, trong thực tế theo thống kế tại Vụ hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp, chúng ta thường thực hiện như sau:

Các bước:

+ Gửi hồ sơ tương trợ tư pháp: Sau khi nhận được hồ sơ của các nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam gửi đến, Bộ Ngoại giao gửi hồ sơ đó cho Bộ Tư pháp;

+ Giải quyết yêu cầu tương trợ tư pháp: - Bộ Tư pháp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu và nêu rõ lý do bằng văn bản; - Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để thực hiện; Sau khi nhận được kết quả thực hiện của các cơ quan nói trên, Bộ Tư pháp gửi kết quả cho cơ quan gửi đề nghị tương trợ tư pháp.

Thành phần hồ sơ

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự;

2.

Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự ;

3.

Các giấy tờ khác: Tuỳ từng trường hợp có thể là: Bản án, Thông báo thụ lý án, Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định đình chỉ/tạm đình chỉ giải quyết vụ án...

Số bộ hồ sơ: 03 bộ

Mặc dù trong thực tế chúng ta vẫn thực hiện hoạt động ủy thác TPQT với cả các nước chưa ký hiệp định TTTP nhưng hiệu quả còn chưa cao bởi cả hai bên không có gì rang buộc để “nhắc nhở” nhau thực hiện việc ủy thác TPQT, việc thực hiện đó hoàn toàn dựa trên mối quan hệ ngoại giao. Chính vì thế trong những năm qua, số án còn tồn đọng khi có lien quan đến ủy thác Tư pháp với các nước chưa ky kết hiệp định TTTP với Việt nam đã tăng lên đáng kể: số các hồ sơ ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân Hoa Kỳ tồn đọng mà Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gửi tới Bộ Tư pháp có khoảng 200 hồ sơ. Không chỉ vậy, thời gian giải quyết một vụ án khi có vấn đề ủy thác tư pháp với các nước không ký kết điều ước là khá dài. Có những vụ phải hoãn không thời hạn.

Ví dụ: Trước đây, TAND quận Tân Phú đang giải quyết vụ vợ chồng ông A. kiện tranh chấp nhà với người khác thì vợ ông A. đột ngột qua đời. Theo luật, tòa phải đưa sáu người con của vợ chồng ông A. vào tham gia tố tụng (thừa kế di sản của mẹ).

Ngặt một nỗi trong số sáu người con này thì hai đang sinh sống ở Mỹ, một ở Úc, một ở Pháp. Năm 2008, vụ án được tòa quận chuyển lên TAND TP vì có yếu tố nước ngoài. Qua điện thoại, bốn người con đang cư trú ở nước ngoài đều đồng ý để ông A. đại diện họ tham gia tố tụng. Vấn đề là không thể nói miệng mà phải có văn bản ủy quyền hợp lệ. Để có được những văn bản này, TAND TP phải tiến hành ủy thác tư pháp với… bốn nước. mà cả bốn nước này đều chưa ký hiệp định TTTP với Việt Nam, vì thế nên chúng ta không có cách nào để “thúc ép” họ làm nhanh. Đến năm 2009, việc ủy thác vẫn chưa có kết quả dù đã gần một năm trôi qua. Hồ sơ ủy thác vẫn còn nằm ở đâu đó trong khi TAND TP cũng chỉ biết chờ và chờ vì có muốn đình chỉ vụ án cũng phải biết là việc ủy thác có thất bại hay không.

No comments:

Post a Comment