Bài tập nhóm Tâm lý học tư pháp.
Điều tra là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con người. Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội phạm. Hoạt động điều tra được nhìn nhận và quy định khác nhau ở các quốc gia phụ thuộc vào quan điểm chính trị, chính sách hình sự, trình độ và cách thức tổ chức bộ máy phòng, chống tội phạm ở từng nước. Để làm rõ hơn vai trò của điều tra viên trong quá trinh điều tra vụ án hình sự em xin chọn đề tài “ phân tích vai trò của điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án hình sự trong hoạt động hỏi cung bị can; lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại; hoạt động đối chất và hoạt động nhận dạng.”
1. Hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng ,người bị hại
Điều tra viên là một chức danh nhà nước để chỉ người làm trong cơ quan điều tra, có nhiệm vụ tiến hành các biện pháp điều tra do Bộ luật tố tụng hình sự qui định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra của mình. Ở Việt nam, điều tra viên có trong các cơ quan điều tra của lực lượng an ninh nhân dân, lực lượng cảnh sát nhân dân, trong quân đội nhân dân và viện kiểm sát nhân dân.
11. Khái niệm hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại
Hoạt động hỏi cung, bị can lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại là một dạng hoạt động điều tra sử dụng các phương pháp tác động tâm lý đến tư duy, tình cam, ý chí của bị can, người làm chứng, người bị hại trong khuôn khổ pháp luật thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác nhau như ánh mắt, cử chủ, nét mặt … giữa điều tra viên với bị can, người làm chứng, người bị hại nhằm thu thập chứng cứ do họ đưa ra góp phần giải quyết vụ án hình sự
1.2. Đặc điểm tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại
Mục đích cơ bản của hỏi cung bị can,lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại là thu thập các chứng cứ của vụ án đã xảy ra. Mục đích này chỉ có thể đạt được trong quá trình trao đổi thông tin giữa điều tra viên và các đương sự. Vì vậy, trong quá trình cung cấp thông tin của điều tra viên không được phép xa rời mục đích cơ bản này. Việc cung cấp thông tin của điều tra viên chủ yếu là nhằm: kích thích sự chú ý và mong muốn cung cấp thông tin của bị can, người làm chứng, người bị hại; Xác định nhiệm vụ tư duy cụ thể cho bị can, người làm chứng, người bị hại; Giúp bị can, người làm chứng, người bị hai nhớ lại sự kiện một cách nhanh chóng, thuận lợi và duy trì trạng thái tâm lý tích cực trong khai báo của họ.
Hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại là giao tiếp tâm lý hai chiều. Đó là giao tiếp giữa điều tra viên với bị can, với người làm chứng, với người bị hại. Quá trình giao tiếp là quá trình có tổ chức, có kể hoạch, có dự đoán trước và được thực hiện bằng những phương pháp nhất định
Điều tra viên luôn chủ động định hướng và điều khiển giao tiếp để đạt được các mục đích đã đề ra. Bị can, người làm chứng, người bị hại luôn đóng vai trò bị động trong giao tiếp. họ không thể xác định được mục đích của giao tiếp và cũng không biết được chính xác những thông tin mà điều tra viên sẽ trao đổi với mình trong giao tiếp.Quá trình tư duy ở bị can, người làm chứng, người bị hại luôn diễn ra rất căng thẳng và phức tạp.
1.3 Vai trò của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại
Vai trò chủ đạo của điều tra viên trong giao tiếp khi tiến hành hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại được thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất: điều tra viên luôn chủ động xác định các mục đích và vạch ra kế hoạch trong giao tiếp
Thứ hai:điều tra viên chủ động tạo ra các điều kiện cần tiết cho giao tiếp, chủ động thiết lập tiếp xúc tâm lý với bị can, người làm chứng, người bị hại
Thứ hai: điều tra viên chủ động lựa chọn các phương pháp tác động tâm lý đến bị can, người làm chứng, người bị hại trong giao tiếp
Thứ ba: điều tra viên là người xác định mục đích và vạch ra kế hoạch xét hỏi
Thứ tư: điều tra viên chủ động tạo ra các điều kiện cần thiết cho giao tiếp ( như địa diểm, thời gian và các điều kiện khác…).Khi xác định các điều kiện của giao tiếp, cần phải lưu ý đến tính hợp pháp của chúng. Chẳng hạn, thời gian lấy lời khai của bị can hoặc các đương sự có liên quan tuyệt đối không được tiến hành vào ban đêm, vì vậy là vi phạm quy định của pháp luật tố tụng hình sự
Thứ tư: điều tra viên là người thiết lập, định hướng và điều khiển giao tiếp khi xét hỏi
Thứ năm: điều tra viên là chủ thể tác động chính đến đối tượng bị xét hỏi
Trong hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, điều tra viên thường sử dụng các phương pháp tác động tâm lý như phương pháp truyền đạt thông tin, phương pháp thuyết phục, phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy, phương pháp ám thị trực tiếp, phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt điều tra viên có sử dụng phương pháp mệnh lệnh nhằm kiểm soát tình hình để duy trì hoạt động bình thường của công việc.
Ví dụ: trong khi hỏi cung bị can có hành vi xúc phạm danh dự nhâm phẩm của điều tra viên, hoặc có hành vi lăng mạ chế độ chính chính, chính quyền… thì điều tra viên sẽ sử dụng phương pháp tác động tâm lý mệnh lệnh để yêu cầu bị can đó chấm dứt ngay hành vi phạm đó.
Khi giao tiếp với bị can, người làm chứng, người bị hại, điều tra viên phải đặt ra những nhiệm vụ tư duy rõ ràng chính xác, cung cấp thông tin một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ và điều chỉnh lượng thông tin một cách hài hòa, khoa học, nhằm tạo cho bị can, người làm chứng, người bị hại trạng thái tâm lý tích cực, từ đó hình thành những lời khai đúng sự thật. Việc cung cấp thông tin dồn dập, nhồi nhét đều có thể gây ra trạng thái chán nản và bị động ở bị can, người làm chứng, người bị hại trong khai báo.
Điều tra viên cần phải nắm được các đặc điểm về cá nhân bị can, người làm chứng, người bị hại như quan điểm, xu hướng , trình độ, tính cách, khí chất, khả năng khai báo của họ, từ đó mới có thể chủ động tiến hành xét hỏi và đánh giá đúng chất lượng lời khai của họ
Ví dụ: Vào khoảng 23 ngày 20-11-2010 trên đia bàn thành phố H có một vụ án giết người. Qua công tác điều tra và thu thập chứng cứ các điều tra viên có tìm hiểu và xác mình được vào khoảng thời gian xảy ra vụ án, thường ngày hay có chị T là nhân viên môi trường làm việc ở nơi đó. Sau đó các điều tra viên đã tiến hành mời chị T lên để hỏi một số chi tiết, ban đầu chị không nói gì về vụ án. Tuy nhiên sau được các điều tra viên động viên và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, tác động tâm lý và bảo đảm an toàn cho chị. Sau đó chị đã nói hết tất cả những gì chị thấy về vụ án cho các điều tra viên, qua các thông tin chị công cấp cơ quan điều tra đã tìm ra hung thủ.
Như vậy qua ví dụ này có thể thấy rằng các điều tra viên đã nắm bắt được tâm lý của người làm chứng luôn có tâm lý sợ bị trả thù nên sẽ không cung cấp các thông tin mình biết cho cơ qua điều tra, vì vậy các vai trò của điều tra viên trong giai động lấy lời khai của người làm chứng là vô cùng quan trọng.
2. Hoạt động đối chất
2.1 Khái niệm hoạt động đối chất
Đối chất là giao tiếp tâm lý đặc trưng được diễn ra cùng một lúc giữa hai hay nhiều người trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để xác định sự thật của vụ án
2.2 Đặc điểm tâm lý trong hoạt động đối chất
Đặc điểm chủ yếu của sự tiếp xúc tâm lý trong đối chất thể hiện ở chỗ trước khi đối chất giữa hai hay nhiều người, đã có những mâu thuẫn nhất định trong sự khai báo về các sự kiện của vụ án đã xảy ra.
Tính chất chủ quan của các mâu thuẫn trong quan hệ tâm lý ( đối chất) thể hiện ở chỗ một trong những người tham gia hay chứng kiến vụ án đã cố ý cung cấp lời khai sai. Tính khách quan của các mâu thuẫn thể hiện ở sự hiểu sai lệch vấn đề của người này, hoặc sự tri giác sai các sự kiện của người khác. Trong quá trình đối chất, tính khách quan của các quan hệ mâu thuẫn luôn thay đổi. Điều này có nghĩa là mâu thuẫn của những lời khai dần dần bị loại trừ. Bởi vì trong khi đối chất, các quan hệ thực tế của người nào đó đối với vụ án đã được làm sáng tỏ, đồng thời các kết luận sai lầm trước kia đã được sửa đổi - sự thú nhận của một người nào đó.
Mục đích chủ yếu của đối chất là xác định sự thật. Để đi đến mục đích này cần phải có sự tác động đối với người cung cấp chứng cứ sai ( người đối chất thứ nhất). Như vậy người tham gia đối chất thứ hai là phương tiện tác động tâm lý đặc biệt. Có thể nói sự tác động tâm lý tích cực của người đối chất thứ hai đối với lời khai man của người đối chất thứ nhất là một điều kiện không thể thiếu được trong đối chất.
Trong đối chất, ý nghĩa của việc trực tiếp nhận thông tin từ nguồn tin sẽ được tăng lên rất nhiều nếu người cung cấp thông tin này đưa ra thêm một số chứng cứ nhất định. Người đối chất thứ hai không chỉ đưa ra chứng cứ thực tế của vụ án để thuyết phục sự ngoan cố của người đối chất kia mà còn thông qua hành động, lời nói, cử chỉ của bản thân, khẳng định thái độ dứt khoát của mình đối với cự kiện đã xảy ra và đối với người đối chất thứ nhất. Có thể nói sự có mặt của người đối chất thứ hai sẽ là một đòn tâm lý dáng mạnh vào sự ngoan cố của người phạm tội
2.3 Vai trò của điều tra viên trong hoạt động đối chất
Trước khi tiến hành đối chất, điều tra viên cần chú ý tìm hiểu về đặc điểm tâm lý của những người tham gia. Có thể sử dụng các khả năng tâm lý tốt của cá nhân trong khi đối chất, ví dụ khả năng thuyết phục, bình tĩnh, sâu sắc trong tranh luận … Trong bước chuẩn bị đối chất cần chú ý nghiên cứu đặc điểm của những quan hệ tâm lý giữa những người tham gia. Cần làm sáng tỏ các quan hệ cơ bản sau đây của những người tham gia đối chất: quan hệ tâm lý phát triển ở thời kì nào, mức độ của quan hệ tâm lý, giữa những người tham gia đối chất có sự lệ thuộc nào không, các bên tham gia đối chất có ảnh hưởng gì đối với nhau hay không? Sự ảnh hưởng này có làm giảm đi kết quả của đối chất hay không, có thể tận dụng những đặc điểm quan hệ tâm lý nào giữa các bên tham gia để làm tăng kết quả của đối chất …
Trong hoạt động đối chất, điều tra viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển giao tiếp của các thành viên trong quá trình đối chất. Còn tâm lý và hành vi của các chủ thể tham gia ( có thể là người phạm tội, nhân chứng, người bị hại, các đương sự có liên quan…) chủ động hơn khi tham gia hoạt động xét xử. Sự mâu thuẫn giữa các thành viên là động lực để họ trở nên tích cực và chủ động trong quá trình tác động qua lại lẫn nhân. Mỗi người đều cố gắng đưa ra căn cứ để bảo vệ những thông tin trước kia họ đã khai báo.
Điều tra viên là người tổ chức,điều khiển giao tiếp của các thành viên trong quá trình đối chất. Nếu trong hoạt động xét hỏi, điều tra viên là chủ thể tác động chính, thì trong hoạt động đối chất, điều tra viên chỉ đóng vai trò điều khiển giao tiếp mà thôi. Điều tra viên cần phải biết đúng lúc kích thích, phát triển hoặc chấm dứt hành vi của các bên tham gia đổi chất, để cho xu hướng phát triển của đối chất đạt được mục đích đã đề ra. Bên cạnh việc tổ chức và điều khiển giao tiếp, điều tra viên phải tiếp tục theo dõi hành vi, thái độ, cách xử sự của các thành viên tham gia đối chất để rút ra những kết luận nhất định về các thông tin đã thu thập được.
Ví dụ: Trong 1 vụ án án cướp tài sản, sau khi bắt được các nghi can các điều tra viên đã tiến hành xét hỏi tuy nhiên các lời khai là khac nhau, mỗi bị can khai một kiểu khác nhau, cho nên các điều cho viên đã cho những bị can đó đối chất với nhau để tìm ra sự mẫu thuẫn trong lời khai để tìm ra sự thật khách quan của vụ án
3. Hoạt động nhận dạng
3.1 Khái niệm
Nhận dạng là hoạt động điều tra, trong đó điều tra việc đưa người, vật hoặc ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can xác nhận người, vật hoặc ảnh đó
Hoạt động nhận dạng chỉ đạt được kết quả khi đã tiến hành đầy đủ các hoạt động hỏi cung, nhất là khi người nhận dạng đã khai báo một cách chính xác và trung thực.
3.2 Đặc điểm tâm lý trong hoạt động nhận dạng
Một đặc điểm hết sức quan trọng của hoạt động nhận dạng là người nhận dạng sẽ thực hiện hay tham gia biết trước về hoạt động điều tra. Do nắm được trước nội dung hoạt động nên người nhận dạng sẽ chủ động suy nghĩ về phương pháp, điều kiện và những thái độ tâm lý cần thể hiện trong khi nhận dạng.
Đặc điểm của hoạt động nhận dạng còn thể hiện ở chỗ sự tham gia nhận dạng mang tính tự nguyện, tự giác cao. Nếu không có sự tự nguyện tham gia thì hoạt động nhận dạng hoàn toàn không thể thực hiện được. Mặt khác, hoạt động nhận dạng đòi hỏi các thành viên tham gia phải có trạng thái tâm lý tích cực. Chính trạng thái tâm lý này sẽ tạo tiền đề để cho các yếu tố chủ động, sáng tạo kiên quyết và dứt khoat của người nhận dạng
Hoạt động nhận dạng phải được tiến hành đúng theo khuôn khổ luật định. Điều này có nghĩa là nó chỉ được thực hiện khi người tham gia nhận dạng đã miêu tả về một người, một sự vật, một đối tượng và sẽ nhận được nếu như chúng lại xuất hiện trước mặt họ một lần nữa. Hoạt động nhận dạng được tiến hành sau khi hỏi cung sẽ làm tăng giá trị khách quan trong lời khai của một người nào đó về những người hay sự vật mà họ đã miêu ta trong khi hỏi cung
Trong nhận dạng, sự tri giác đối tượng trong thực tế - đối tượng nhận dang, bao giờ cũng kích thích quá trình hồi tưởng lại - nhớ lại của người nhận dạng
Hoạt động nhận dạng cũng như toàn bộ các hoạt động tư duy của người nhân dạng đều phụ thuộc vào trạng thái tâm lý tích cực của người nhận dạng. Ngoài ra khả năng nhận dạng còn phụ thuộc vào trí nhớ, và khoảng cách giữa thời gian tri giác đối tượng và thời gian nhận dạng đối tượng.
3.3 Vai trò của điều tra viên trong hoạt động nhận dạng
Nhận dạng là một hoạt động tố tụng phức tạp. Vì vậy, việc tiến hành nhận dạng không được phép vượt ra ngoài khuôn khổ luật định. Nhận dạng là một hoạt động đòi hỏi phải có những phẩm chất tâm lý nhất định. Để hoạt động nhận dạng có kết quả, điều tra viên cần áp dụng các biện pháo khôi phục hình ảnh của sự vật lưu lại trong trí nhớ của người nhận dạng, kích thích tích cực về tâm lý và tính kiên quyết về mặt ý chí của người nhận dạng làm cơ sở cho hoạt động nhận dạng.
Trong điều tra, các dạng hoạt động nhận dạng cơ bản đều do người nhận dạng thực hiện, vì vậy kêt quả nhận dạng phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị về tâm lý đối với người nhận dạng. Kêt quả tích cực trong nhận dạng chỉ có thể đạt được trong điều kiện người nhận dạng thực sự mong muốn và tự giác thực hiện các quá trình tư duy. Xuất phát từ lý do này mà trong điều tra tội phạm, điều tra viên không được phép thỏa mãn trước sự đồng ý làm người nhận dạng của một người nào đó. Sau khi được đương sự nhận lời, điều tra viên cần tiến hành ngay bước chuẩn bị tâm lý chu đáo kĩ càng cho người nhận dạng nhằm làm cho người nhận dạng luôn luôn có trạng thái tâm lý tích cực và ổn định để từ đó họ có thể nhớ lại hình ảnh mà mình tri giác trước kia một cách chính xác đồng thơi tích cực nghiên cứu, so sánh đối tượng nhận dạng và biểu lộ ý chí một cách dứt khoát.
Điều tra viên cần chú ý hướng dẫn, tác động đối với người nhận dạng, để họ huy động ở mức độ cao nhất khả năng tư duy của bản thân. Việc dùng các tác động tâm lý để củng có tinh thần người nhận dạng càng có ý nghĩa đặc biệt khi người nhận dạng buộc phải rút ra kết luận nhận dạng một người đã đe dọa giết mình, hoặc nhân thân của mình.
Nếu khi tiến hành nhận dạng mà xuất hiện những biểu hiện có tính chất đe dọa nguy hiểm, điều tra viên cũng cần chú ý ngăn ngừa những cử chỉ, hành vi đe dọa người nhận dạng ngay tại thời gian nhận dạng. Thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp kết quả nhận dạng hết sức bi quan do trong khi nhận dạng, điều tra viên đã để bị can khống chế người nhận dạng.
Trong khi chuẩn bị cho hoạt động nhận dạng, điều tra viên cần chú ý kiểm tra khả năng của người nhận dạng trong hoạt động nhận dạng và trong thời điểm tiến hành nhận dạng. Điều tra viên cũng có thể tiến hành một số thí nghiệm nhất định nhằm giúp người nhận dạng một số kiến thức phân tích về đối tượng nhận dạng. Khi chuẩn bị cho hoạt động nhận dạng có thể sử dụng ảnh và một số tư liệu khác làm phương tiện bồi dưỡng kiến thức nhận dạng. Hình thức chuẩn bị này thường đem lại những yếu tố tích cức về mặt tâm lý đối với người nhận dạng.
Trong khi nhận dạng, điều tra viên cũng cần phải hoạt động tích cực. Họ không được phép bỏ qua mọi cử chỉ của người nhận dạng. Đặc biệt là phải chú ý nắm bắt được các biện biểu hiện thỏa hiệp thiếu kiên quyết của người nhận dạng và đồng thời nhanh chóng khắc phục những hiện tượng tiêu cực này.
Ví dụ: Sau khi thực hiện các công việc điều tra như thu thập chứng cứ điều tra viên bắt đầu đưa ra những chứng cứ như hình ảnh, đoạn hội thoại để người làm chứng nhận ra được ai là hung thủ để từ đó có thể tiếp tục giải quyết vụ án một cách nhanh chóng
4. Một số kết luận
Hoạt động điều tra vụ trong vụ án hình sự là một trong những hôạt động quan trọng nhất trong giai đoạn tố tụng hình sự, đây là hoạt động cơ bản của hoạt động động tư pháp, là giai đoạn bắt đầu và quan trong hàng đầu để tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
Trong hoạt động điều tra của quá trình tố tụng, các điều tra viên phải tiến hành các hoạt động tìm hiểu các thông tin về vụ án ( nhân thân người bị hại, manh mối vụ án, xác minh các thông tin có liên quan tới vụ án do quần chúng cung cấp..) những thông tin này là cơ sở để tìm ra người phạm tội. Như vậy các điều tra viên trong gia đoạn điều tra vụ án hình sự phải có khả năng tư duy, khả năng hoạt động linh hoạt, kinh nghiệm làm việc, có kiến thức chuyên môn, phẩm chất đạo đức, lập trường vững vàng và ổn định. Hoạt động điều tra là một trong những hoạt động phải tiến hành đầu tiên của hoạt động tư pháp vì vậy đóng vai trò qua trọng trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án một cách nhanh chóng.
Vậy nên vai trò của điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án hình sự cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Thứ nhất: các điều tra viên cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; hoạt động đối chất; hoạt động nhận dạng.
Thứ hai: điều tra viên phải có kiến thức sâu rộng không chỉ ở lĩnh vực chuyên môn, mà cần có bản lĩnh vững vàng, có sự hiểu biết xã hội và đặc biệt có khả năng sử dụng các phương pháp tác động tâm lý một cách hợp lý.
Thứ ba: nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo các kỹ năng của điều tra viên về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, để hoạt động điều tra tiến hành nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ tư: cần có các quy định nghiêm khắc hơn đối với các trường hợp điều tra viên vi phạm các nguyên tắc tố tụng, để mang tính răn đe cao hơn, để không còn tình trạng vi phạm dẫn đến tình trạng án oan sai xảy ra đau lòng như vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh văn Nén mà các phương tiện thông tin đại chúngcập nhập nữa.
KẾT LUẬN
Như vậy qua bài phân tích trên cũng phần nào làm rõ được vai trò của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, đối chất, nhận dạng. trên đây là bài làm của em, do còn hạn chế về kiến thức nên bài viết không tránh được những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp và sửa chữa của Thầy ( Cô) để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin cảm chân thành cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học Tư pháp, NXB CAND, Hà Nội, 2008.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB CAND, Hà Nôi, 2007.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội , Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2008.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, NXB CAND, Hà Nội, 2008.
No comments:
Post a Comment