14/06/2014
Tìm hiểu luận án "Phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội" - Bài tập nhóm Tội phạm học
Sự phát triển về kinh tế, xã hội và các lĩnh vực khác của đời sống đang dần ảnh hưởng cả tốt lẫn xấu tới những giá trị văn hóa truyền thống, những nền tảng đạo đức khiến xuất hiện ngày càng nhiều các tội phạm về xâm hại tình dục, xâm hại đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng, đặc biệt số lượng hai đối tượng phụ nữ và trẻ em bị xâm hại ngày càng tăng cao. Đây là một vấn đề rất cần được quan tâm, giải quyết kịp thời và triệt để nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em nói riêng, cũng như bảo vệ sự ổn định của xã hội nói chung. Để có thể đưa ra những biện pháp phù hợp, trước tiên cần nắm rõ được tình hình tội phạm của các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố.


Vì tính cấp thiết nói trên của đề tài này, nhóm chúng em xin trình bày phần tìm hiểu luận án thạc sĩ “Phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Lưu Hải Yến. Trong quá trình tìm hiểu, vì lượng kiến thức và tài liệu tham khảo có hạn, không tránh khỏi được những sai sót, chúng em mong thầy cô xem xét và chỉ bảo. Chúng em xin cảm ơn!


Nội dung

1. Tóm tắt luận văn

1.1. Thực trạng và diễn biến của tình hình của tội phạm xâm hại tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2001 – 2007

1.1.1. Thực trạng của tình hình tội phạm

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, trong khoảng thời gian 7 năm từ 2001–2007, Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm tổng cộng 193 vụ xâm phạm tình dục (XPTD) với 301 bị cáo. Như vậy có thể thấy trung bình hàng năm chỉ có khoảng 27 vụ xâm phạm tình dục với khoảng 43 bị cáo được đưa ra xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Để đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình hình các tội XPTD trên địa bàn Hà Nội cần so sánh với tình hình các tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội trong cùng khoảng thời gian từ năm 2001 – 2007. So với tình hình các tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 7 năm qua (2001 – 2007), số vụ XPTD chiếm tỉ lệ không lớn, thậm chí là rất nhỏ chỉ khoảng 0,53% (193 vụ/ 36.349 vụ) và số bị cáo chiếm khoảng 0,55% (301 bị cáo/54.933 bị cáo).

Bảng: Số vụ và số bị cáo phạm tội XPTD so sánh với tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2001- 2007:

Năm          Nhóm
Tội XPTD (1)
(Số vụ / Số BC) Tội phạm nói chung (2) Tỷ lệ %
So với (2)
2001 19/24 4.278/5.710 0,44% / 0,42%
2002 18/41 4.636/6.408 0,39% / 0,64%
2003 20/36 5.389/8.453 0,34% / 0,43%
2004 23/42 4.823/7.380 0.48% / 0,57%
2005 27/46 4.840/7.594 0,56% / 0,61%
2006 35/39 5.788/9.341 0,61% / 0,42%
2007 51/73 6.145/10.047 0,83% / 0,73%
Tổng cộng 193/301 36.349/54.933 0,53% / 0,55%

Ta có biểu đồ so sánh sau:

Biểu đồ: Số vụ, số bị cáo phạm tội XPTD và tổng số vụ, số bị cáo phạm tội trên địa bàn TP Hà Nội từ 2001 – 2007 

Nguồn: TAND Tối cao

Thực trạng tình hình tội phạm của tội XPTD trên địa bàn thành phố Hà Nội còn được nghiên cứu và đánh giá thông qua việc so sánh với thực trạng các tội XPTD trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh (thành phố lớn nhất Việt Nam, có những điều kiện về đô thị tương đối giống với thủ đô Hà Nội) và thực trạng nhóm tội phạm này trong cả nước trong thời gian từ năm 2005 – 2007. Số vụ XPTD trên địa bàn TP.HCM gấp gần 3 lần so với số vụ XPTD được thống kê trên địa bàn Hà Nội (chỉ bằng 37,42%); so sánh với số vụ xâm phạm xảy ra trên toàn quốc thì tỷ lệ ở Hà Nội cũng khá thấp chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 2,28% (113 vụ/ 4949 vụ). Như vậy, so với TP. Hồ Chí Minh, số vụ và số bị cáo phạm các tội XPTD của Hà Nội thấp hơn rất nhiều và cũng chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối thấp trong toàn quốc.

Tuy nhiên đây mới chỉ là những con số thống kê qua công tác xét xử, nghĩa là vụ việc đã được phát hiện và xử lý – phần tội phạm rõ. Trên thực tế, bức tranh toàn cảnh về tình hình tội phạm của tội XPTD trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua chỉ có thể được xem xét một cách toàn diện khi nghiên cứu cả phần tội phạm ẩn. 

Chỉ số tội XPTD trên địa bàn thành phố từ 2001 – 2007 có sự khác nhau. Chỉ số tội phạm trong 2 năm 2003–2004 (0,00065) cao hơn so với năm 2001–2002 (0,00078).Trong 2 năm tiếp theo 2005–2006, chỉ số tội phạm của các tội XPTD là 0,0085 cao hơn so với những năm trước đã cho thấy các tội XPTD xảy ra ngày càng nhiều trong giai đoạn này. Chỉ số tội phạm của năm 2007 khá cao 0,00073, điều này chứng tỏ mức độ phổ biến của tội XPTD so với thời gian trước.

1.1.2 Diễn biến của tình hình tội phạm

Trong khoảng thời gian 7 năm từ năm 2001 – 2007, số vụ XPTD xảy ra trên địa bàn Hà Nội có mức tăng giảm tương đối ổn định. Trung bình một năm có khoảng trên 27 vụ XPTD được thống kê qua công tác xét xử. Tuy nhiên số bị cáo bị đưa ra xét xử về nhóm tội phạm này trong thời gian trên lại có diễn biến rất phức tạp, lúc tăng, lúc giảm không ổn định. Năm 2001, trung bình một vụ XPTD có 1,26 bị cáo. Tỷ lệ này ở các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 lần lượt là: 1,8; 1,83; 1,70; 1,11; 1,43 bị cáo.

Nếu lấy mức độ tăng, giảm hàng năm về số vụ và số bị cáo phạm tội XPTD trên địa bàn Hà Nội của năm 2000 là 0% thì mức độ tăng, giảm hàng năm của các năm tiếp theo từ năm 2002 – 2007 được thống kê theo bảng sau về số vụ phạm tội và số bị cáo:

Năm Số vụ MĐT,GHN(%) Số bị cáo MĐT, GHN (%)
2001 19 0,0 24 0,0
2002 18 -5,26 41 70,83
2003 20 5,26 36 50
2004 23 21.05 42 75
2005 27 42,11 46 91,67
2006 35 84,21 39 62,5
2007 51 168,42 73 204,17

1.1.3. Cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm

* Về cơ cấu

Như chúng ta đã biết, hiện nay có rất nhiều loại tội phạm, chúng phạm tội tinh vi và ngày càng man dợ, điển hình ta có thể thấy ván đề tội phạm liên quan tới xâm phạm tình dục. Đây là loại tội phạm rất nguy hiểm, hầu hết các tội danh trong nhóm đều được xây dựng với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù, chỉ duy nhất có khoản 1 Điều 116 tội dâm ô đối với trẻ em à có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 3 năm tù. Trong số 100 bản án mà tác giả thu thập được, tội dâm ô đối với trẻ em được xét xử không nhiều, chính vì thế loại ít nghiêm trọng cũng chiếm tỷ lệ thấp trong nhóm xâm phạm tình dụng chỉ khoảng 4,02%, loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chiếm 45,41%

Tội phạm thường được dưới một trong hai hình thức: đồng phạm hoặc tội phạm đơn lẻ. Tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm chủ yếu là hai tội hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em. Trong những vụ đồng phạm hiếp dâm này, những đối tượng phạm tội phần đông là thanh niên nông thôn, thường hay tụ tập ở những khu vưcj vắng vẻ vào buổi tối. Có những vụ đồng phạm có số luợng trên 10 người cùng hiếp dâm. Đáng chú ý trong số đó là vụ cướp tài sản và hiếp dâm của Nguyễn Văn Thân(sinh năm 1960) và ba tên đồng bọn ở huyện Đông Anh, Hà Nội. TAND Hà Nội đã xử phạt 18 năm tù với Thân, ba đối tượng còn lại một đối tượng phải chịu các mức án là 16 năm 6 tháng tù và hai đối tượng phải chịu14 năm về cả hai tội cướp tài sản và hiếp dâm. Các tội còn lại trong nhóm tội phạm xâm phạm tình dụng như cưỡng dâm, tội dâm ô đối với trẻ em, tội giao cấu trẻ em, tội mua dâm người chưa thành niên thông thường chỉ do một người thực hiện mà không có sự phối hợp hành động với những người khác. Đối với loại tội này, việc lợi dụng mối quan hệ nhân than là một trong những thủ đoạn rất hay đựoc các đối tượng phạm tội sử dụng. Trong số 100  bản án được nghiên cứu, số lượng người phạm tội có quen biết nạn nhân là 93 bị cáo. Thủ đoạn mà chúng hay làm đó là: đối với phụ nữ, chúng lợi dụng tình trạng say rượu của nạn nhân, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, lợi dụng vào hoàn cảnh éo le, vắng vẻ để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Ngoài ra, lưọi dụng Internet như một công cụ để làm quen. Riêng đối với tội giao cấu với trẻ em, thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng là gây tình cảm với nạn nhân, lưọi dụng sự thiếu  hiểu biết, ngây thơ của các trẻ em để gợi giải trí, tò mò, dụ dỗ các em tự nguyện giao cấu. Ngoài ra còn có thủ dung thủ đoạn me tín dị đoan để thực hiện hành vi phạm tội.

Khi thực hiện phạm tội các tội phạm này đều thực hiện là ban đêm chiếm tới 61% trong tổng số 100 vụ án mà tác giả thu thập được. Người phạm tội lợi dụng lúc trời tối vắng vẻ để hành động khiến nạn nhân rất khó nhận diện được thủ phạm. mặt khác khi đó việc đe doạ mới có nhiều khả năng làm tê liệt được sự kháng cự của nạn nhân. Ngoài ra, hầu hết các vụ phạm tội xảy ra trong nhà nghỉ thường được thực hiện vào ban đêm, đặc bịêt là vụ gia cấu với trẻ em và hiếp dâm bản chất. Việc thực hiện tội phạm vào ban ngày thuờng được người phạm tội lựa chọn khi thực hiện tại nhà mình, nhà nạn nhân hoặc những địa điểm vắng vẻ như trường học, cánh đồng,…Người hiếp dâm trẻ em thường lợi dụng việc ban ngày, người lớn đi làm, để thực hiện hành vi phạm tội khi các trẻ em ở nhà  một mình, hoặc khi các em  nằm ngoài sự quản lý cảu gia đình.Ví dụ: vụ án hiếp dâm trẻ em xảy ra tại trạm bơm xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào lúc 1h chiều do Đỗ Văn Ninh( sinh năm 1972) thực hiện. Sau hi uống rượu, thấy một em nhỏ đang chơi ở cổng làng, Ninh đã lừa em ra trạm bơm để thực hiện hành vi hiếp dâm. Ninh đã bị TAND Hà Nội xử phạt 20 năm tù về hành vi của mình.

* Về tính chất

Thứ nhất, trên địa bàn Hà Nội trong những thời gian qua, tội hiếp dâm là tội phạm xảy ra phổ biến trong số các tội phạm xâm phạm tình dục. Nếu chia các tội xâm phạm tình dục thành hai nhóm: nhóm các tội phạm xâm hại tình dục người lớn và nhóm các tội phạm xâm hại trẻ em.

Thứ hai, các tội xâm hại tình dục trên địa bàn thành phố theo thống kê phân lớn là tội đặc biệt nghiêm trọng tuy nhiên hình phạt mà TAND các cấp áp dụng đối với người phạm tội chủ yếu là hình phạt tù dưới 3 năm. Điều nay thể hiện sự thiếu nghiêm trọng khắc trong việc trừng trị những đối tượng phạm tội xâm phạm tình dục nên chưa thực hiện được mục đích của hình phạt và chưa có ý nghĩa trong phòng ngừa tội phạm.

Thứ ba, các tôi xâm phạm tình dục trên địa bàn thường được thực hiện dưới hình thức phạm tội đơn lẻ. Những người phạm tội xâm phạm tình dục thường lợi dụng mối quan hệ quen biết để dụ dỗ nạn nhân nhằm thực hiện hành vi phạm tội của mình.

Thứ tư, địa điểm xảy ra các tội xâm phạm tình dục phần lớn là các nhà nghỉ và vào ban đêm là chủ yếu.

Thứ năm, những đối tượng phạm tội xâm phạm tình dục phần lớn là người đã thành niên, không nghề nghiệp và có trình độ văn hoá thấp.

* Nạn nhân của nhóm các tội xâm phạm tình dục

Qua nghiên cứu 100 bản án, tác giả đã đưa ra những đặc điểm về nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục về nhân thân của nạn nhân, tình huống họ trở thành nạn nhân và các dạng thiệt hại mà nạn nhân của các tội phạm này phải gánh chịu

2.  Nhận xét luận án

2.1. Nhận xét chung

2.1.1. Ưu điểm

- Trong luận án, các số liệu thống kê được tác giả nêu ra được lấy từ các thống kê của Toà án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2007

- Có số liệu thống kê tương đối cụ thể và có sự so sánh giữa các năm. Biểu diễn bằng hình cột và hình tròn để người đọc dễ có sự đánh giá, nhận xét.

- Bố cục tương đối rõ ràng, mạch lạc giữa các phần tình trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất.

2.1.2. Nhược điểm

Số liệu được lấy tại Toà án nhân dân tối cao chưa phản ánh được đúng thực tế toàn bộ số tội phạm và người phạm tội qua xét xử trên quy mô toàn quốc, đồng thời nó chưa tính đến số tội phạm và người phạm tội đã bị phát hiện song chưa đủ điều kiện để đưa ra xét xử. Con số này ghi nhận trong thống kê của Viện kiểm sát hoặc cơ quan công an. Vì vậy tác giả nên tìm thêm nguồn tài liệu để có con số thống kê phản ánh tình hình tội phạm chính xác hơn.

2.2. Nhận xét cụ thể về phần trình bày 

2.2.1. Nhận xét về phần tình hình tội phạm

- Tác giả đã chỉ ra được số vụ và số bị cáo đã được xét xử sơ thẩm (2001- 2007).

- Đã có sự so sánh với tình hình các tội phạm nói chung thì số vụ xâm phạm tình dục chiếm tỷ lệ không lớn và so với số vụ xâm phạm tình dục ở TP. Hồ Chí Minh thì tỷ lệ này cũng không lớn.

- Để có cái nhìn khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng của tình hình tội phạm, người nghiên cứu trước hết cần phải đồng thời dựa vào số liệu về tội phạm rõ và số liệu tội phạm ẩn. Các thông số mà tác giả đưa ra để nói về tội phạm rõ chủ yếu lấy từ tòa án tối cao và tòa án nhân dân TP. Hà Nội mà còn cần phải lấy ở cơ quan cảnh sát. Xác định tội phạm rõ phải dựa trên thông số về vụ án xảy ra trên thực tế (chứ không phải là số vụ án bị đưa ra xét xử trên thực tế) và chỉ khi làm như vậy mới phản ánh chính xác về thực trạng của tình hình tội phạm. Thông số về vụ án xảy ra trên thực tế được lưu trữ ở cơ quan cảnh sát là đầy đủ nhất. Thống kê của cơ quan cảnh sát phản ánh đầy đủ, bao quát hơn số liệu xét xử của Tòa án vì nhân tố quan trọng nhất phản ánh thực trạng của tình hình tội phạm chính là số vụ án hình sự xảy ra trên thực tế. Bởi vì không phải mọi vụ án xảy ra thì các cơ quan chức năng đều truy tìm ra thủ đoạn và tất cả các bị cáo đều bị đưa ra xét xử. Do vậy, nếu đánh giá tình hình tội phạm mà chỉ dựa vào số liệu xét xử của Tòa án thì chắc chắn phản ánh không đúng vì thực chất nó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mặc dù số liệu xét xử của Tòa án có hạn chế nhất định nhưng khi đánh giá về thực trạng của tình hình tội phạm cần tham khảo số liệu này để thấy rõ sự chênh lệch về số vụ án xảy ra trên thực tế và số vụ án bị đưa ra xét xử hình sự.

- Tác giả bước đầu đề cập đến tội phạm ẩn, nhưng vẫn ở mức chung chung, chưa đưa ra về 2 loại tội phạm ẩn, đó là tội phạm ẩn khách quan và tội phạm ẩn chủ quan; chỉ đưa ra 1 vài nguyên nhân và đã chỉ ra được đâu nguyên nhân quan trọng nhất là xuất phát từ phía người bị hại, người bị hại không tố giác tội phạm và còn mong muốn giữ kín sự kiện phạm tội bởi tâm lí không muốn dư luận biết việc con cháu hay bản thân mình bị xâm hại tình dục để bảo vệ nhân phẩm, danh dự của gia đình. Tác giả có thể bổ sung thêm như “Tỷ lệ tội phạm ẩn cao hơn khá nhiều so với tội phạm rõ, không thể có con số thống kê cụ thể về tội phạm ẩn mà chỉ có những con số mang tính tương đối, ước chừng bằng các phương pháp điều tra về tội phạm tự tường thuật, điều tra về nạn nhân của tội phạm. Ngoài hai phương pháp trên, để xác định tội phạm ẩn còn có thể dựa vào một số nguồn khác như: số liệu từ các trung tâm tư vấn (trong bài tác giả có tham khảo số liệu thống kê của “Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001576” do Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em cung cấp miễn phí; Trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm lí thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), trợ giúp pháp lí, trung tâm hỗ trợ nạn nhân, nhà tạm lánh để xác định tội phạm ẩn đối với vụ xâm phạm tình dục. Bên cạnh lý do xuất phát từ phía người bị hại còn những lý do như nguyên nhân từ phía người phạm tội (người phạm tội thực hiện tội phạm bằng thủ đoạn hành vi quá xảo quyệt, hoặc người phạm tội đã de dọa nạn nhân, người làm chứng hoặc người phạm tội đã đưa hối lộ…); nguyên nhân từ phía cơ quan chức năng (thái độ thiếu tinh thần trách nhiệm, cán bộ có hành vi nhận hối lộ để không xử lí vụ việc hoặc do nể nang, quen biết nên bao che không xử lí vụ việc…); nguyên nhân từ phía người làm chứng (người làm chứng không dám tố cáo hoặc đứng ra làm chứng vụ việc do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sợ bị trả thù, sợ liên lụy khó khăn cho bản thân, quen biết hoặc là người thân của người phạm tội…). Tác giả chưa nhận xét được tỷ lệ tội phạm ẩn và tội phạm rõ như thế nào?cái nào nhiều hơn?

- Tác giả đã tính được chỉ số tội phạm xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2007.

- Tác giả chưa trình bày được thông số về nạn nhân – đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả thực trạng của tình hình tội phạm. Để làm sáng tỏ thông số về nạn nhân cần lầm rõ các vấn đề: số lượng nạn nhân; thông tin về đặc điểm nhân thân của nạn nhân; thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu như thiệt hại về thể chất, vật chất, tâm lí; tình huống trở thành nạn nhân.

2.2.2. Nhận xét diễn biến của tình hình tội phạm

- Tác giả đã nhận xét được tỷ lệ số vụ XPTD tăng giảm tương đối ổn định, tuy nhiên số bị cáo bị đưa ra xét xử về nhóm tội phạm này trong thời gian trên lại có diễn biến rất phức tạp, lúc tăng, lúc giảm không ổn định. Tác giả đã lấy mức độ tăng giảm hàng năm về số vụ và số bị cáo phạm tội XPTD trên địa bàn thành phố Hà Nội của năm 2001 là 0% để tính mức độ gia tăng của các năm tiếp theo.

- Tác giả chưa đề cập tới yếu tố xã hội và yếu tố pháp lý ảnh hưởng nhủ thế nào đối với diễn biến của tội phạm. Tác giả có thể bổ sung như sau: “Về xã hội:Việt Nam chuyển sang cơ chế mở cửa, điều này vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế nhưng bên cạnh đó là sự xuất hiện của lối sống đồ truỵ, vi phạm các giá trị truyền thống, nhiều kẻ trở thành biến chất, có ham muốn thái quá và trở thành mối nguy hiểm cho xã hội . Mặt khác, khi mở rộng giao lưu hợp tác quôc tế thì đã có 1 số kẻ mang quốc tịch nước ngoài đến du lịch ở Việt Nam và phạm tội. Điều này đã làm cho chủ thể phạm tội tăng lên cả về số lượng, trẻ hoá độ tuổi phạm tộ, đây là một tình trạng rất đáng báo động. Tình trạng thất nghiệp gia tăng cũng đặt xã hội vào nguy cơ phải đối mặt với sự sinh sôi, nảy nở của các tệ nạn xã hội và tội phạm. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt do chênh lệch về mức sống khiến xã hội trở nên phức tạp hơn. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất  nhanh cộng với sự gia tăng dân số đã tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự phức tạp, sự gia tăng của tệ nạn xã hội và các loại tội phạm trong đó có các tội XPTD. Về pháp lý mặc dù đã có các chế tài tương đối nghiêm khắc nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe kẻ phạm tội, mặt khác các tội phạm kiểu này rất khó phát hiện, nên tình trạng phạm tội vẫn ngày càng tăng”.

2.2.3. Nhận xét về cơ cấu, tính chất 

- Tác giả mới dựa trên sác xuất của 100 bản án hình sự được xét xử sơ thẩm, nên mở rộng hơn vì số lượng càng nhiều sẽ đảm bảo được tính chính xác cao hơn.

- Tác giả đã chỉ ra được rằng tội hiếp dâm và tội hiếp dâm trẻ em chiếm tỷ lệ rất cao trong nhóm tội xâm phạm tình dục.

- Tác giả chưa nêu được mối tương quan của tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3 Điều 8 BLHS 1999). Cần xác định trong tổng thể các tội xâm phạm tình dục trẻ em xảy ra, nhóm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỷ lệ lớn, hay nhóm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm tỷ lệ không lớn. Để từ đó đánh giá được mức độ nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm tình dục.

- Cần nêu thêm tỉ trọng tính theo “địa bàn phạm tội” của tội phạm xâm phạm tình dục xem các tội xâm phạm tình dục ở thành phố lớn, ở nông thôn chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra trên thực t; hoặc xác định tội phạm xảy ra trong từng quận, huyện chiểm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra trên toàn bộ đơn vị tỉnh.

- Tác giả nên cho phần thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu vào phần cơ cấu, tính chất để xác định được thiệt hại về thể chất, tinh thần chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số các vụ án đã xảy ra, đánh giá được đúng mức độ tính chất của tội phạm.

- Từ việc nghiên cứu cơ cấu tình hình các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội tác giả đã chỉ ra được tính chất của tình hình tội phạm, “bức tranh” về tội xâm phạm tình dục được rõ nét.

Kết luận

Hà Nội đang gặp khó khăn trong việc đối phó với tình trạng các tệ nạn xã hội và tội phạm ngày càng gia tăng, trong đó tội phạm xâm hại tình dục tăng lên theo xu hướng này. Việc tìm hiểu và nắm bắt được thực trạng cũng như diễn biến của tình hình tội phạm xâm hại tình dục trên địa bàn thành phố là điều cần thiết, góp phần không nhỏ trong công cuộc đẩy lùi tội phạm xâm phạm tình dục nói riêng, mà còn đẩy lùi các tệ nạn xã hội và tội phạm nói chung.

Tài liệu tham khảo

1. Lưu Hải Yến, Luận văn thạc sĩ luật học “Phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Hà Nội, 2008.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
3. Dương Tuyết Miên (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010.

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

Cảm ơn bạn Giang Linh - ĐH Luật HN đã chia sẻ tài liệu này!

No comments:

Post a Comment