Có một câu danh ngôn đã nói: “Luật là nghệ thuật của điều thiện và lẽ công bằng”. Từ những ngày đầu hình thành và phát triển, nghề luật nói chung và nghề luật sư nói riêng đã luôn khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong đời sống xã hội. Cũng giống như bất kỳ các ngành nghề khác, để thực hiện tốt vai trò nghề nghiệp của mình, luật sư cần mang trong mình những kiến thức, song hành cùng các kĩ năng giao tiếp cần thiết trong hoạt động hành nghề của mình. Trong bài tâp học kỳ môn Kỹ năng giao tiếp nghề luật của mình, em xin làm rõ vấn đề trên thông qua đề tài “Phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Liên hệ với thực tế”. Sau đây là toàn bộ nội dung chính trong bài làm của em.
NỘI DUNG CHÍNH
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ
1.1 Khái niệm nghề luật sư.
Luật Luật sự năm 2006 định nghĩa về luật sư như sau: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)” . Như vây, luật sư là cá nhân Việt Nam có đủ các điều kiện theo quy định như trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ, có chứng chỉ hành nghề và gia nhập một đoàn luật sư. Luật sư có thể được chia làm hai loại chính là luật sư thực hiện các hoạt động liên quan đến tranh tụng và luật sư thực hiện các hoạt động liên quan đến tư vấn.
1.2 Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của luật sư.
Tính chất hướng dẫn: Tính chất hướng dẫn được thể hiện ở hoạt động tư vấn pháp luật. hướng dẫn là việc hướng dẫn, đưa ra các ý kiến để giúp khách hàng thực đúng các thủ tục pháp lý, hoặc có hướng giải quyết hợp lý.
Tính phản biện: Tính phải biện là những biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến, quan điểm của người khác mà mình cho rằng không phù hợp với pháp lý và đạo đức. Tính phản biện được thể hiện qua nhiều phương diện kể cả trong tranh tụng, hay trong tư vấn.
Tính trợ giúp: Tính trợ giúp của nghề luật mang tính nhân đạo sâu sắc. Đây là sự trợ giúp những người mà không có điều kiện tiếp xúc với pháp luật cả về vật chất lẫn trí lực. Tính trợ giúp được thể hiện ngay trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến trong xã hội của những luật sư, cùng với đó là các hoạt động trợ giúp pháp lý như cử người tư vấn, tìm hiểu, bảo vệ quyền lợi cho những người có hoàn cảnh đặc biệt.
2. NHỮNG YẾU TỐ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG NGHÊ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ
2.1 Yếu tố chủ quan.
2.1.1 Kinh nghiệm nghề nghiệp.
Kinh nghiệm nghề nghiệp là những gì mà mỗi một người luật sư tích lũy được qua nhiều năm công tác. Kinh nghiệp nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng giao tiếp của một luật sư mà đặc biệt là kỹ năng nhìn nhận, đánh giá, phân tích sự việc. Điều này có thể thấy rõ qua sự khác biệt giữa những luật sư trẻ và những luật sư đã có nhiều năm kinh nghiệm. Khi mới vào nghề, ai cũng có những bỡ ngỡ, những trải nghiệm mà ngay trên sách vở không thể có được. Không một luật sư nào dám khẳng định mình tự tin khi tiếp xúc với khách hàng lần đầu tiên, hay lần đầu tiên đứng ở vị trí tranh tụng trên Tòa án. Cảm giác không tự tin sẽ làm mất đi sự tập trung khi lắng nghe, lúng túng khi hỏi, lo lắng khi đứng thuyết trình, thuyết phục. Ngược lại, với những người đã có nhiều kinh nghiệm, việc tư vấn, hay đứng trước Tòa án là một việc làm thường xuyên của họ, vì vậy, việc mất tự tin dường như được chế ngự, từ đó, họ sẽ vẫn đụng đầu óc mình một cách có hiệu quả hơn. Họ luôn biết với những tình huống tương tự như thế, họ phải hỏi những gì, nói những gì, căn cứ vào đâu. Như vậy, rõ ràng kinh nghiệm là một yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư.
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động.
Mỗi một luật sư đều phải trả qua một quá trình đào tạo lâu dài. Đây là nền tảng để trang bị cho luật sư những kiến thức chuyên sâu cung như kỹ năng thực hành nghề luật. Những kiến thức này có thể là sự tâp trung của nhiều ngành nghề, lĩnh vực nhưng cũng có thể chỉ là một vào lĩnh vực nhất định được họ yêu thích. Cúng với quá trình làm việc, họ còn tìm hiểu, tiếp xúc với những vụ án, trường hợp thuộc ngành nghề mà họ quan tâm thì việc vận dụng các kỹ năng giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả cao. Với luật sư, khi tiếp xúc với những trường hợp thuộc “sở thích” của mình cũng là cơ hội để tăng sự hiểu biết, vận dụng kiến thức thì họ sẽ vận dụng hết các kỹ năng để có thể thu thập thông tin, phân tích để tìm được hướng giải quyết tốt nhất. Có thể lấy ví dụ điển hình như sau: với các luật sư với chuyên ngành về hôn nhân và gia đình, họ có thể lắng nghe khách hàng kể hoàn cảnh gia đình, hôn nhân của mình, kết hợp với những câu hỏi để hướng cho họ đến những phương án có lợi nhất. Với những luật sự này, ngoài lĩnh vực của mình, những lĩnh vực khác rất khó để họ có thể thể hiện những kỹ năng giao tiếp trong việc giúp khách hàng. Chính vì vậy, thực tế ở các văn phòng luật sư, hay Tòa án, thường có sự tổ chức các ngành, các lĩnh vực riêng, để tạo có các luật sư cũng như khách hành điều kiện tốt nhất khi tham gia các sự kiện pháp lý.
2.1.3 Khả năng diễn đạt ý.
Người có khả năng diễn đạt tốt với một trí tuệ thông suất có khả năng tạo sự cuộn hút trong khi giao tiếp và dễ dàng thuyết phục mọi người theo ý kiến của mình. Với nghề luật sư, khả năng diễn đạt ý hay khả năng nói là rất quan trọng, nó tạo sự thành công trong nghề nghiệp này. Khả năng này nhiều khi gặp rất nhiều khó khăn bởi bản thân người luật sư chưa có kinh nghiệm giao tiếp, hay khách hàng khó khăn trong việc hiểu những thuật ngữ pháp lý, hay hiểu được ý tưởng mà luật sư đang đề cập đến. Vì vậy, hướng khắc phục trong những trường hợp này là sử dụng ngôn ngữ bình dân, nếu có thuật ngữ pháp lý thì cần giải thích cặn kẽ. Hơn nữa, một trong những yếu tố để khả năng diễn đạt tốt là sự tự tin, cần củng cố sự tự tin của bản thân mình. Thực tiễn cho thấy rằng, không ai muốn thuê một luật sư mà khả năng diễn đạt ý của họ kém, bởi lẽ, luật sư là đại điện của họ khi tham gia vào các sự kiện pháp lý, với khả năng nói, khả năng thuyết phục, phản biện kém thì không thể khiến đối tác, cũng như chính bản thân họ hài lòng.
2.1.4 Đạo đức nghề nghiệp.
Nghề luật sư là một ngành nghề đòi hỏi một đạo đức nghề nghiệp cao, đây là một trong những điều kiện để hành nghề. Bởi lẽ, luật sư với nhiệm vụ của mình là sử dụng pháp luật như một phương tiện, công cụ nghề nghiệp để bảo vệ người vô tội, giúp đỡ họ hiểu biết, tuân thủ, chấp hành đúng pháp luật, định hướng họ thực hiện các hoạt động pháp lý một cách chính xác. Tính đạo đức trong nghề luật sẽ thúc đẩy họ có trách nhiệm hơn với những việc mình làm như bảo vệ bị can, bị cáo, hay một bên trong dân sự, hoặc tư vấn cho khách hàng. Với những luật sư làm việc với đạo đức của mình, họ sẽ cố gắng tạo thiện cảm với khách hàng, khai thác họ, lắng nghe họ một cách tỉ mỉ để có nhưng thông tin hữu dụng, phân tích các thông tin đó rồi thuyết phục khách hàng theo hướng có lợi nhất cho họ. Khi một luật sư có đạo đức, họ tiếp xúc với người khác bằng sự chân thành thì sẽ được đáp trả bằng sự chân thành, bằng những thông tin hữu ích. Có thể thấy trên thực tiễn, rất nhiều tội phạm có hành vi chống đối, không khai báo thành khẩn, nhưng nhờ dự chân thành, có đạo đức, và khả năng thuyết phục của người luật sư mà họ đã khai báo thành khẩn, để có thể dễ dàng phá được vụ án đó.
2.1.5 Sự yêu thích nghề nghiệp.
Cùng với đạo đức nghề nghiệp, thì sự yêu thích cũng làm tăng hiệu quả của kỹ năng giao tiếp trong hoạt động nghề luật. Sự yêu thích nghề sẽ giúp tạo sự lôi cuốn, cuốn hút, tậm tâm và đặt hết tâm trí vào việc mà mình làm. Khi mà đặt hết tâm trí vào việc mình làm thì việc vận dụng các kỹ năng cho hiệu quả là một yêu cầu quan trọng. Và chính sự yêu thích nghề nghiệp cũng vô tình làm các kỹ năng giao tiếp trở nên có hiệu quả hơn.
2.1.6 Tâm lý, tình trạng sức khỏe.
Một công việc chỉ có hiệu quả nhất khi tâm lý của người đó ở trạng thái tâm lý thoải mái, sức khỏe bình thường. Bởi tình trạng mệt mỏi, tâm lý căng thẳng, sức khỏe không tốt thì hiệu quả của công việc giảm sút. Với kỹ năng giao tiếp cũng vậy, khi tâm trí của họ không tập trung, sức khỏe không được bảo đảm thì mọi việc xung quanh làm họ thấy mệt mỏi và không đủ nhiệt huyết để làm việc, các kỹ năng từ đó không được vận dụng có hiệu quả, hay là không có sự sáng tạo trong khi vận dụng các kỹ năng giao tiếp, từ đó hiệu quả giảo tiếp không đạt hoặc đạt hiệu quả thấp.
2.2 Yếu tố khách quan.
2.2.1 Tâm lý, thái độ của khách hàng.
Có thể khẳng định, tâm lý, thái độ của khách hàng cũng ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của luật sư. Khi khách hàng có thái độ hợp tác, trò chuyện cởi mở sẽ gây thiện cảm cho người luật sư. Từ đó, quá trình giao tiếp sẽ được giảm bớt tính khô khan và trở thành một cuộc trò chuyện thông thường. Lúc này, luật sư có thể thể hiện hết các kỹ năng giáo tiếp một cách linh động và có hiệu quả cao hơn. Trên thực tiến, luật sư phải tiếp xúc với rất nhiều loại người khác nhau: tội phạm nguy hiểm, nhưng cô gái hành nghề mại dâm…, tùy thuộc vào tâm lý, thái độ của họ mà luật sư lựa chọn kỹ năng giao tiếp phù hợp.
2.2.2 Áp lực công việc.
Khi áp lực công việc quá lớn sẽ tạo một tâm lý ức chế, muốn nhanh chóng giải quyết xong công việc để được nghỉ ngơi. Với tâm lý đó, thì việc giải quyết công việc chỉ được làm qua loa, sơ bộ, các kỹ năng chỉ được sử dụng ở mức đủ để hiểu một cách thông thường. Như vậy, là hiệu quả của các kỹ năng giao tiếp bị hạn chế.
2.2.3 Điều kiện làm việc.
Điều kiện công việc tốt sẽ tạo sự thoái mái làm việc. Khi điều kiện không tốt thì sẽ không tạo hứng thú để làm việc. Nếu công việc không còn hứng thú thì việc phát huy hết hiệu quả của kỹ năng giao tiếp sẽ không còn. Ví dụ như tại một văn phòng quá chật chội và nóng bức cùng với lúc nào cũng ồn ào, kỹ năng lắng nghe chắc chắn không được bảo đảm, khi một kỹ năng không tốt thì dẫn đến các kỹ năng khác không đạt được mục đích nữa.
3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Vụ án Hồng Kông năm 1931
Sáng sớm ngày 6/6/1931, cảnh sát Hồng Kông ập vào ngôi nhà số 186 phố Tam Lung khám xét và bắt đi một người tên là Tống Văn Sơ. Đó chính là bí danh của Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ của phong trào cách mạng Việt Nam – Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta. Âm mưu của chúng ta là bí mật bắt giữ và chuyển giao nhân vật đặc biệt quan trọng này cho Chính phủ thực dân Pháp ở Đông Dương để thủ tiêu. Một con tàu của thực dân Pháp dã chờ sẵn trong bến cảnh để dẫn độ người này về Đông Dương. Ngay sau khi Tống Văn Sơ bị bắt, nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu đã kịp thời thông báo cho luật sư Loseby, khi đó là chủ tịch hội luật gia Hồng Kông. Cùng các đồng nghiệp của mình, luật sư Loseby đã đứng ra bênh vực cho Tống Văn Sơ trong vụ án kéo dài mà sau này được biết đến dưới tên gọi Vụ án Hồng Kông năm 1931. Trước những hoạt động tích cực của luật sư Loseby, sự phản đối của báo chí Pháp và Hồng Kông, chính quyền Hồng Kông buộc phải mở phiên tòa công khai để xét xử Tống Văn Sơ với tội danh là tay sai của Liên Xô, phái viên của Đệ Tam Quốc tế cộng sản đến Hồng Kông, mưu đồ phá hoại chính quyền sở tại.
Bằng lập luận sắc sảo và lời lẽ đanh thép, luật sư Loseby cùng các đồng nghiệp đã chỉ rõ những vi phạm nghiêm trọng trong việc bắt giam, hỏi cung, xét xử Tống Văn Sơ của nhà chức trách Hồng Kông; bác bỏ những lời buộc tội thiếu căn cứ của chính quyền Hồng Kông. Trái với mong muốn của nhà cầm quyền là bưng bít thông tin, nhanh chóng kết thúc vụ án, tránh gây xôn xao dư luận, vụ án đã kéo dài tới phiên tòa thứ 9 diễn ra vào ngày 19-9-1931
Trước những lập luận sắc bén của các luật sư, cách trả lời thông minh và khôn khéo của Tống Văn Sơ, quan tòa đuối lý nhưng bất chấp sự thật, vẫn ra quyết định trục xuất Tống Văn Sơ khỏi Hồng Kông để đưa về Đông Dương. Không nản lòng, Tống Văn Sơ và luật sư Loseby tiếp tục kháng án gửi lên Viện cơ mật Hoàng gia Anh. Viện cơ mật Hoàng gia Anh đã họp và quyết định Tống Văn Sơ vô tội.
Qua vụ án trên có thể thấy vai trò của luật sư là hết sức quan trọng. Bằng kiến thức và kĩ năng của mình, luật sư Loseby đã đòi lại công bằng cho Tống Văn Sơ. Khách hàng khi tìm đến luật sư, họ đã có sự tin tưởng nhất định với luật sư. Vì vậy, với kỹ năng giao tiếp, luật sư thể hiện được sự tận tâm và thái độ trách nhiệm trước công việc của khách hàng, sẵn sàng trợ giúp khi khách hàng cần đến. Để thực hiện những kỹ năng này, luật sư cần tích lũy kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp; giữ được trạng thái tốt nhất, không bị phân tâm khi gặp gỡ và tư vấn cho khách hàng; không tự tạo áp lực quá lớn cho mình mà làm việc với tinh thần thoải mái và minh mẫn nhất...
KẾT LUẬN
Luật sư Phan Trung Hoài đã nói: “Khi bước chân vào hành nghề luật sư, sự cảm nhận hơi thở của đời sống thực tiễn tố tụng, sự thấu hiểu nỗi đau của mỗi số phận con người, các thao tác cần có của từng kỹ năng hành nghề không phải một sớm một chiều có thể bổ sung, tích lũy được. Nghề luật sư không chỉ đòi hỏi sự trang bị kiến thức đa ngành, rèn luyện kỹ năng, phẩm chất đạo đức, mà còn hướng đến chức năng xã hội “góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nghề luật sư là một nghề nghiệp cao quý và luôn hướng đến con người. Vì vậy, các kỹ năng giao tiếp của luật sư phải được sử dụng hợp lý, để không làm mất đi giá trị của ngành nghề này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bài giảng từ giảng viên bộ môn Kỹ năng giao tiếp nghề luật
2. Tủ sách hướng nghiệp Nhất nghệ tinh nhất than vinh: Nghề luật, Nxb Kim Đồng
3. Một số website:
- http://vietnamnet.vn
- http://vnexpress.net
Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
Cảm ơn bạn Nguyễn Thu Hà đã chia sẻ tài liệu này!
No comments:
Post a Comment