03/05/2014
Quy định về người lập di chúc
QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI LẬP DI CHÚC

TS. PhùngTrungTập.
Trường Đại học Luật Hà Nội
Tạp chí Toà án Nhân dân 03/2005

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân Sự (BLDS), người lâp di chuc phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnhkhác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình( khoản 1).

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý (khoản 2).


Quy định tại điều 650 BLDS đã làm sáng tỏ một số điều kiện và cũng là căn cứ để xá định chủ thể lập di chúc. Nhin chung, chủ thể lập di chúc là người định đoạt tài sản của mình thông qua hành vi pháp lý đơn phương của họ. Vì vậy điều kiện về độ tuổi và năng lực trí tuệ của cá nhân người lập di chúc là điều kiện tiên quyết trong việc xác định di chúc có giá trị pháp lý hay không có giá trị pháp lý. Một di chúc hợp pháp phải thỏa mãn không những các điều kiện tại điều 655 BLDS, mà còn phải thỏa mãn các điều kiện của giao dịch dân sự được quy định tại điều 131 BLDS.


Tuy vậy, Điều 650 BLDS quy định về người lập di chúc vẫn còn tồn tạ những bất cập, đã gây nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu và những người làm công tác xét xử, do những quy định chưa rõ ràng và chưa thật toàn diện tại điều luạt nói trên.

a) Tại khoản 1 Điều 650 BLDS quy định :”Người thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnhkhác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình”

Nội dung khoản 1 Điều 650 BLDS còn chưa bao quát và chưa có được sự thống nhất với những điều kiện của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung và chủ thể trong quan hệ giao dich dân sự nói riêng.

Theo quy định của phấp luật thí người đã thành niên có quyền lập di chúc(trừ những người không có năng lực hành vi nhân sự),nhưng pháp luật lại không quy định rõ người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại điều 25 BLDS, khi lập di chúc có phải hỏi ý kiến và phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người đó hay không? Điều 25 BLDS quy định: “Người nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, thì theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan hoặc tổ hcức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế hành vi năng lực hành vi dân sự”. Và tại khỏan 2 điều luật này còn có quy định: “ Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lựchành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày”.

Như vậy nếu theo quy định tại khoản 1 điều 650 BLDS, thì những người bị hạn chế năng lực hành vidân sự theo quy định tại điều 25 BLDS, vẫn có quyền lập di chúc với tư cách của người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Ngược lại nếu xét theo quy định tại điều 25 BLDS, thì tuy rằng một người có đầy đủ năng lực hành vidân sự, nhưng đã bị hạn chế theo một bản án có hiệu lực pháp luật, thì khi người đó xác lập giao dịch dân sự phải có sự đòng ý của người đại diện. Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theomột bản án có hiệu llực pháp luật , khi lập di chúc mà không có sự đồng ý của người đại diện. Như vậy người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo một bản án có hiệu lực, khi lập di chúc mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (khoản 3 điều 150 BLDS), thì di chúc do người đó lập ra cps hiệu lực pháp luật không( Pháp luật đã không quy định rõ ).

Hai cách hiểu trái ngược nhau đã và sẽ không tránh khỏi ngững sai sót trong việc xác định chủ thwr có quyền lập di chúc và tính hợp pháp khi định đoạt ý chí của ngườilập di chúc.

b) Tại khoản 2 điều 650 BLDS quy định: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”.

Quy định trên không những chưa chặt chẽ mà còn thiếu những nội dung quan trọng là căn cứ để xác định hiệu lực của di chúc đượ thể hiện o những yếu tố sau:

a. Khoản 2 điều 650 BLDS chỉ quy định về độ tuổi của cá nhân có thể lập di chúc,mà không quy định năng lực trí tuệ của ngườiở độ tuổi từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi.

b. Việc cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý cho người đủ 15 tuổi cho đến đủ 18 tuổi lập di chúc còn thiếu những quy định:

- Thời điểm mà cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý: Sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho người lập di chúcở độ tuổi đủ 15 cho đến chưa đủ 18 tuổi được thể hiện trước khi con lập di chúc, sau khi con lập di chúc hay trong khi con lập di chúc? Hay cả 3 thời điểm mà sự đồng ý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ chongười ở độ tuổi này lập di chúc đều có giá trị pháp lý? Hoặc sự đồng ý đó chỉ được thừa nhận vào một thời điểm trước khi di chúc được lập ra?

- Hình thức đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ chongười đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc đã không được điều luật quy định, sẽ không tránh khỏi có nhiều cách hiểu khác nhau về hình thức đồng ý đó được thể hiện bằng văn bản riêng haychỉ cần bút tích cua cha mẹ, hoặc người giám hộ vào bản di chúc? Hoặc chỉ cần có chữ ký của cha, mẹ hoặc của người giám hộ vào cuối bản di chúc hoặc vào từng trang của bản di chúc của người ở độ tuổi từ đủ 15 đến 18 tuổi được lập ra? Ngoài ra sự đồng ý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ cho phép cá nhân ở độ tuổi này lập di chúc có vi phạm hay không vi phạm quy định tại điều 657 BLDS về người làm chứng việc lập di chúc? Nếu câu trả lời là có thì di chúc không có giá trị pháp lý. Nếu câu trả lời là khôngthì địa vị pháp lý của cha, mẹ hoặc của giám hộ có mâu thuẫn với quy định tại điều 657 BLDS về người làm chứng việc lập di chúc? Nếu câu trả lời là có thì di chúc không có giá trị pháp lý. Nếu câu trả lời là không thì địa vị pháp lý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ có mâu thuẫn với quy định tại điều 657 BLDS, vì: “ Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chuc trừnhững người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản;
2. Người có quyền nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
3. Người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự”.

Nếu hiểu sự đòng ý của cha, mẹ hoặc của người giám hộ cho phép người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc và địa vị của họ (cha, mẹ, người giám hộ) không thể được hiểu theonghĩa họ lànhữngngười làm chứng. Vì người làm chứng thường là những “người thụ động”, còn người cho phép là “người chủ động” cũng không đủ tính thuyết phục. Vì cha mẹ là người thừa kế theo pháp luật của con( Điều 679 BLDS). Nếu hiểu theo hướng trên, thì di chúc của người con thuộc độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập ra không có giá trị. Nhưng cần phải hiểu theo hướng nào pháp luật không dự liệu.

Tuy nhiên, để giả thích theo cách hiểu một chiều thiếu chặt chẽ, thì vấn đề ở trên đặt ra ở trên là không thể không giải thích được. Nhưng như vậy sẽ thiếu sự thống nhất trong việc áp dụng và thực thi pháp luật liên quan đến vấn đề này. Theo chúng tôi, khi sửa đổi, bổ xung những quy định về thừa kế trong BLDS, thì các nhà làm luật nên chú ý và tham khảo đến những vấn đề nếu trên. Chúng tôi cũng có những đề xuất về vấn đề này như sau:

1.Sửa khoản 2 Điều 650 BLDS: “ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý bằng văn bản hoặc có bút tích của cha, mẹ hoặc bút tích của người giám hộ vào cuối bản di chúc do người này lập ra”.

2.Sự đòng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập dichúc được thể hiện trước khi, trong khi hoặc sau khi di chúc được lập đều có giá trị pháp lý”.

3.Bổ sung khoản 3 điều 650 BLDS: “ Quy định tại khoản 2 Điều luật này không được áp dụng đối với người bị hạn chế nămg lực hành vi dân sự theo quy định tại điều 25 của bộ luật này”.

No comments:

Post a Comment