09/05/2014
Câu hỏi ôn tập Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam
1.

Câu 1: Phân tích những điểm đặc thù trong sự ra đời của nhà nướcVăn Lang – Âu Lạc(696 – 682 – 179TCN)

 Nhà nước ra đời trong trạng thái phân hóa xã hội chưa tới mức độ sâu sắc,chưa mang tính đối kháng gay gắt như những nước khác. Hay nói cách khác, nhànước ra đời sớm, sớm cả về mặt thời gian và không gian là do 2 yếu tố tự vệ và trịthủy-thủy lợi thúc đẩy .

− Cuối thời đại Hùng Vương, dân cư tràn xuống chinh phục các vùng đồng bằng châu thổ của các con sông lớn và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước nêncông cuộc trị thủy-thủy lợi (chống lũ lụt, tưới tiêu nước) giữ vai trò đặc biệt quantrọng.

− Vị trí địa lí của nước ta nằm trên đầu mối của những luồng giao thông tựnhiên nên yếu tố tự vệ chống lại mối đe dọa từ bên ngoài ngày càng trở nên bứcthiết.

− Vai trò thúc đẩy của tự vệ và trị thủy-thủy lợi được thể hiện cụ thể ở 2 mặtsau:

+ Cơ cấu tổ chức trong chế độ công xã nguyên thủy không thể đảm đươngnổi công việc lớn lao trị thủy-thủy lợi và tự vệ mà đòi hỏi phải có 1 loại cơ cấu tổchức mới khác hẳn, đó là nhà nước. Bởi vì nhà nước có những ưu thế cơ bản hơnhẳn tổ chức công xã nguyên thủy: Nhà nước là cơ cấu tổ chức rộng lớn bao trùmtoàn xã hội và chặt chẽ nhất, nhà nước có biện pháp đặc trưng là cưỡng chế, có phương tiện tổ chức và quản lí đặc trưng là pháp luật. Vì vậy nhà nước có khả nănghuy động lực lượng lớn sức người sức của và tổ chức chỉ đạo 1 cách có hiệu quảcông cuộc đấu tranh để tự vệ , công cuộc trị thủy-thủy lợi.

+ Trên con đường hình thành nhà nước, các thủ lĩnh của các cộng đồng dâncư lợi dụng địa vị, chức năng của mình để chiếm đoạt 1 phần của cải do các thànhviên đóng góp làm việc công ích thành tài sản riêng, nên việc huy động sức ngườisức của tổ chức chỉ đạo đấu tranh tự vệ, trị thủy- thủy lợi trở thành cơ hội lớn thuậnlợi cho các thủ lĩnh chiếm đoạt tài sản công nâng cao địa vị, quyền hạn, qua đócũng thôi thúc sự ra đời sớm của nhà nước.

 Quá trình phân hóa xã hội và hình thành nhà nước diễn ra rất chậm chạp,kéo dài hàng ngàn năm. Nguyên nhân sâu xa và cơ bản nhất chính là chưa có chếđộ tư hữu về ruộng đất.

 Tổ chức nhà nước còn giản đơn, hình thức pháp luật còn sơ khai. Nhànước và pháp luật còn bảo lưu nhiều tàn dư của chế độ công xã nguyên thủy.Theo truyền thuyết dân gian và sử sách cổ, đứng đầu nhà nước Văn Lang làHùng Vương. Nước Văn Lang được chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng,dưới đó là bồ chính đứng đầu công xã nông thôn. Các danh hiệu này đã phản ánhtiến trình các quý tộc thị tộc chuyển hóa thành các quan chức nhà nước, chức năngxã hội được chuyển hóa thành quyền lực nhà nước.Đến thời Âu Lạc thể chế nhà nước hiện hình rõ nét, quyền uy của vua đượctăng cường. Trong triều An Dương Vương, giúp việc cho vua vẫn có lạc hầu(tướngvăn hoặc tướng võ) thay mặt vua giải quyết công việ trong nước. Lạc tướng đứng đầu bộ, cai quản 1 đơn vị hành chính địa phương. Bồ chính là người đứng đầucông xã nông thôn.Pháp luật ra đời từ khi nhà nước xuất hiện. Qua sự phản ánh gián tiếp củatruyền thuyết dân gian và sử sách cổ có thể đưa ra giả thuyết nhà nước Văn LangÂu Lạc có những nguồn gốc và hình thức pháp luật sau:

+ Tập quán pháp:giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất. Đó là 1 số tập quánvốn có từ thời nguyên thủy điều chỉnh nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội: quan hệ sở hữu, chiếm hữu, sử dụng ruộng đất, quan hệ về trật tự an toàn xã hội…

+ Pháp luật khẩu truyền: đó là ý chí của người thống trị đối với xã hội. Hìnhthức pháp luật khẩu truyền thường được dùng để giải quyết những vụ việc cụ thểhoặc đột xuất như thăng quan bãi chức, xử tội…

2.

Câu 2: Phân tích đặc điểm của Nhà nước Việt Nam thời Bắc thuộc(179 tr.CN – 938): 2 hệ thống chính quyền song song và đan xen tồn tại.

− Hệ thống quan chức và cơ quan nhà nước Thời nhà Triệu, nước ta bị chiathành các quận, huyện đứng đầu là Thái thú và Huyện lệnh. Chế độ lạc tướng và tổchức chính quyền ở công xã nông thôn vẫn tồn tại. Tới nhà Hán, tổ chức thêm cấpchâu trên cấp quận. Đứng đầu các châu là Thứ sử, đứng đầu quận là thái thú, huyệnlà Huyện lệnh. Tới thời Đông Hán, có thêm các Tào tòng giúp việc cho Thứ sử nhưCông tào tòng, Bình tào tòng, Bạc tào tòng… phụ trách về tuyển bổ quan lại, quânsự, tài chính… Bên cạnh đó, bổ nhiệm thêm chức Quận thừa để giúp việc khi Tháithú đi vắng. Ngoài ra còn có một số chức quan chuyên việc thu thuế như Diêmquan, Công quan, Thiết quan… Tuy nhiên, từ cấp huyện chở xuống vẫn do cácquan chức người Việt nắm giữ. Tới nhà Đường, cải cách địa chính lập ra các đô hộ phủ đứng đầu là Tiết độ sứ; bỏ cấp quận lập lại các châu thuộc đô hộ phủ đứng đầulà quan Thứ sử rồi dưới là huyện lệnh cai quản cấp huyện. Dưới huyện là hương,xã do Hương trưởng, xã trưởng là người Việt quản lý. Nói tóm lại, sau các triều đạithay nhau cai trị dù dưới hình thức nào, phương pháp, thủ đoạn nào, dù là sử dụngđội ngũ quan chức người Hán hay người Việt thì chính quyền đô hộ cũng thất bạitrong việc đồng hóa người Việt, làng xã vẫn là cái gốc, là cơ sở văn hóa của nướcViệt.

− Các chính quyền độc lập song song và tiến đến đan xen tồn tại Trong thờiBắc thuộc có 2 hệ thống chính quyền tồn tại song song và đan xen nhau đó là:chính quyền đô hộ của Trung Quốc và chính quyền người Việt, trong đó làng Việttồn tại bền vững cùng với các chính quyền tự chủ. Các triều đại Trung Quốc khôngngừng thực hiện đồng hoá người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyệncủa Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía Bắc. Ngoài một số thuế của Nhà nước một số quan cai trị địa phương vì ở xanên cũng bòn vét thêm của dân. Dưới ách thống trị tàn khốc của các để chế phongkiến lớn Trung Hoa, nhân dân ta đã kiên cường, bền bỉ đấu tranh để bảo tồn dântộc và giành độc lập đất nước. Tiêu biểu: cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào mùaxuân năm 40 lật đổ chính quyền đô hộ ở 65 thành trì, sau đó xưng vương làm chủ toàn bộ lãnh thổ Âu Lạc cũ. Như vậy, chính quyền Hai Bà Trưng là chính quyềnđộc lập đầu tiên ở nước ta sau hơn 200 năm bắc thuộc. Năm 43, chính quyền HaiBà Trưng sụp đổ. Đầu năm 544, khởi nghĩa Lý Bí nổ ra và giành thắng lợi. Lý Bílên ngôi vua, lấy tên hiệu là Nam Đế, đặt Quốc hiệu là Vạn Xuân, khẳng định độclập chủ quyền của dân tộc ta. Sau khi nhà Tiền Lý dựng nước Vạn Xuân tồn tạiđược 60 năm (544 - 603), Việt Nam nằm dưới quyền cai trị của nhà Tuỳ và nhàĐường từ năm 602.

− Đến đầu thế kỉ X, nhà Đường suy yếu, nhân cơ hội đó Khúc Thừa Dụ, khiđó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến ra chiếm đóng phủthành Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905). Ở thời kỳ này, bề ngoài Việt Namvẫn là một phần lãnh thổ của “Thiên triều” phương Bắc ở Trung Nguyên với têngọi là “Tĩnh Hải Quân” và người đứng đầu chỉ nối tiếp nhau làm chức Tiết độ sứnhư một cai trị của Trung Quốc trước đây. Trên thực tế, họ Khúc đã kết thúc về cơ  bản ách thống trị hơn 1000 năm phong kiến TQ. Thời kỳ 905 – 938 kéo dài 33 nămvà có 5 Tiết độ sứ. Sau trận Bạch Đằng (938) Ngô Quyền xưng vương thì chứcTiết độ sứ chỉ là những viên quan có nhiệm vụ quản lí các lộ phủ biên giới. Từ saucuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chính quyền độ hộ muốn phá tan cơ sở vật chất, xãhội của tầng lớp quý tộc Lạc Việt và thi hành chế độ trực trị tới cấp huyện nhưngvẫn không cai trị trực tiếp được các làng xã. Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộccũng là thời kì Hán hoá và chống Hán hoá liên tục, quyết liệt, kiên cường, giữvững tính tự quản và những tập quán, phong tục của làng xã, bền bỉ tiến hành cuộcđấu tranh vũ trang anh dũng giành độc lập – dân tộc.

− Hệ quả của chính quyền nhà nước Trung Quốc tới bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam Cơ sở lý luận, tư tưởng cho giai cấp thống trị Viêt Nam xâydựng, tổ chức bộ máy nhà nước của mình là hệ tư tưởng Nho giáo. Các quan điểm Nho giáo về quyền lực nhà nước, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, về phương thức cai trị, công cụ quản lý xã hội được giai cấp thống trị Việt Nam tiếpthu. Đó là hàng loạt các quan điểm “Tôn quân quyền”, “quân chủ thần quyền”,“chính danh”, “nhân trị”, “lẽ tri”, vương mạo”. Toàn bộ hệ thống quan điểm đóđều nhằm xây dựng bộ máy nhà nước đảm bảo tập trung quyền lực vào tay vua,thống nhất về chính trị, xây dựng nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh.Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ quan chức của nhà nước phong kiếnViệt Nam đều mô phỏng theo nhà nước phong kiến Trung Hoa. Đó là dấu ấn lịchsử hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc đối với lịch sử phát triển của nhà nước Việt Nam màchúng ta không thể phủ nhận. Triều đình trung ương với các quan cao cấp và 2 banvăn võ, với lục bộ và các cơ quan chức năng, cách phân chia đơn vị hành chính địa phương theo thừa tuyên, phủ, huyện… Đều mô phỏng Trung Hoa. Ngay cả tên gọi,chức danh của các cơ quan nhà nước và hệ thống quan lại cũng theo cách gọi củaTrung Hoa. Trong suốt thời kì bị đô hộ nhân dân ta vừa đấu tranh chống Bắc thuộcchống đòng hóa để giành độc lập dân tộc và giữ gìn bản sắc dân tộc đồng thời vừatiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa chính trị của Trung Hoa đẻ xây dựngnhà nước độc lập dân tộc của mình, sự tiếp thu đó là tất yếu của lịch sử. 

 Tóm lại, thời kì chính quyền phong kiến phương Bắc đô hộ Việt Nam kéo dàihơn 1000 năm với những đặc điểm khái quát như trên đã để lại nhiều di tồn, tácđộng sâu rộng tới nhiều lĩnh vực trong đời sống nhân dân ta, thậm chí cho đếnngày hôm nay. Việc nhìn nhận khách quan và có hệ thống về thời kì này chính làđiều kiện để chúng ta rút ra những bài học quá khứ cho tương lai, hình thành mộtnền tảng tư tưởng vững chắc đưa việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nướcđược thực hiện có hiệu quả hơn, sâu rộng và thiết thực hơn nữa.

3.

Phân tích địa vị và quyền lực của Nhà vua trong Nhà nước Phongkiến Việt Nam.

 Trả lời:Trong gần chín thế kỷ (939-1858), đất nước ta đã trải qua các triều đại như: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn… với rất nhiềucác vị vua nổi tiếng như: Tiền Ngô Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, LýThánh Tông, Trần Nhân Tông, Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Gia Long, MinhMạng… Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện không ít các vị vua hoang tàn, bạo ngượcnhư Lê Uy Mục, Lê Tương Dực…

a. Địa vị của nhà vua trong nhà nước Phong kiến Việt Nam :

Trong chế độ Phong kiến, đặc biệt là quan điểm của Nho giáo, vua được coilà “Thiên Tử” (con Trời). Về địa vị của nhà vua, thuyết "Mệnh Trời" (Thiên Mệnh)đã chỉ rõ:-

Vua là người đại diện cho Thượng đế (Trời) để cai trị dân, là người “thayTrời hành đạo”, đồng thời cũng là người đại diện cho dân trước Thượng đế: 

Mọi ý chỉ, mệnh lệnh của vua đều được cho là theo “Mệnh Trời” nên trong các chiếu chỉthường có “Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết…” hay như trong Bình NgôĐại Cáo, câu đầu tiên cũng khẳng định: “Thay Trời hành hoá, Hoàng thượngtruyền rằng…”. Cũng chính vì thể theo “Mệnh Trời” nên mệnh lệnh của vua phảituyệt đối được phục tùng và thực hiện như một điều tất yếu. Bên cạnh đó, các vịvua Phong kiến Việt Nam cũng thường đại diện cho dân trước Thượng đế, thể hiệnở việc lập đàn tế Trời, cầu xin mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà để người dâncó cuộc sống ấm no, hưng thịnh, thái bình…-

Địa vị và chức năng làm vua là do Trời định sẵn cho người đó (Thiên Mệnh):

Đây được coi như một “sự uỷ nhiệm” của Trời. Nếu vị vua đó trở nên hoang tàn, bạo ngược, không thể chăm sóc được cho người dân, thì Trời sẽ bãi bỏ sự uỷnhiệm của mình và trao địa vị này cho người khác phù hợp hơn thông qua conđường lật đổ vị vua cũ, nếu việc lật đổ thành công thì sự uỷ nhiệm đó đã được traocho người mới và ngược lại.-

Vua với địa vị của mình chỉ đứng dưới một người là Trời, còn trên muôn người: 

Trong cả nước, quan lại là bầy tôi của vua, nhân dân là thần dân của nhàvua. Vua là người đứng đầu bách thần trong cả nước. Nước - quốc gia Phong kiến(Sơn hà xã tắc) không phải là của nhân dân mà là của nhà vua.

Như vậy, địa vị của nhà vua đã bao trùm lên toàn bộ đất nước. Và vị vua theo“Thiên Mệnh” sẽ phải chăm sóc, đảm bảo sự thịnh vượng của mọi người dân trongxã hội.

b.Quyền lực của nhà vua:

Nhà vua nắm vương quyền:

Có thể thấy, với một địa vị là “Thiên Tử”, đứng dưới một người mà trên vạnngười, thì nhà vua cũng chính là người nắm trong tay toàn bộ vương quyền của đấtnước. Những điều đó được thể hiện ở các điểm sau:-

Về mặt lập pháp: 

Nhà vua chính là người duy nhất có quyền đặt ra pháp luật.Ý chí của nhà vua dưới mọi hình thức đều trở thành pháp luật: Nếu là lời nói thìmệnh lệnh đó sẽ được sứ giả truyền đi khắp nơi và thực thi (“Vua truyền rằng” hay“Vua ban rằng”), nếu là bằng văn bản thì trở thành thánh chỉ, thánh ý…-

Về mặt hành pháp: 

Nhà vua có toàn quyền bổ nhiệm, thăng giáng, thưởng phạt, thuyên chuyển, quy định quyền hạn, trách nhiệm, lương bổng đối với quan lạitrong cả nước (Năm 971, Đinh Tiên Hoàng phong cho Lê Hoàn làm Thập đạotướng quân; Lê Thánh Tông bãi bỏ chức Đại hành khiển). Như vậy, nhà vua chínhlà người đứng đầu nền hành chính quốc gia, có quyền lực rất lớn.-

Về mặt tư pháp: Nhà vua chính là người giữ tài phán quyết cao nhất. Thếhiện ở việc vua là người có quyền quyết định cuối cùng đối với bất cứ một vụ ánnào. Các bản án vua đã xét xử (dù là sơ thẩm hay phúc thẩm) đều không ai cóquyền xét xử lại, không được thụ lý các vụ án mà triều vua trước đã xử… Bêncạnh đó, vua là người duy nhất có quyền đại xá hay đặc xá cho các can phạm.-

Về mặt quân sự: Vua chính là người đứng đầu quân đội, là Tổng tư lệnhquân đội, có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các chức trong bộ máy quân sự; ban hànhcác chính sách quân sự (nhà Lý - chính sách Ngụ binh ư nông) 

Về mặt ngoại giao: Nhà vua là người đại diện hợp pháp duy nhất trong cácquan hệ bang giao. Việc đón tiếp hay cử các sứ thần đi bang giao, ký tên các hiệpước… đều phải do nhà vua trực tiếp hay cử người đi thực hiện, không một cá nhânhay cơ quan nào có quyền hành thay thế được.-

Về mặt kinh tế : Nhà vua là người chủ sở hữu tối cao đối với ruộng đất côngcủa các làng xã trong cả nước, là người duy nhất được phép ban hành các chínhsách kinh tế trong nước (nhà Lê Sơ – chính sách Lộc điền, Quân điền)

Nhà vua nắm thần quyền:

Ngoài vương quyền, với tư cách là con của Trời, nhà vua còn nắm trong tay cảthần quyền, biểu hiện như:- Trong các lễ nghi tôn giáo, nhà vua luôn là chủ tế. Chỉ duy nhất nhà vua mớicó quyền tế Trời, còn thần dân chỉ được thờ cúng tổ tiên mình và thần thánh, quỷthần. Vì quyền tế trời là đặc quyền của nhà vua nên trong lễ tế trời hàng năm ngườita thường gọi là tế Nam Giao, ngôi chủ tế lễ bao giờ cũng thuộc về vua.- Nhà vua chính là người đứng đầu bách thần trong cả nước, có quyền phongchức tước cho thần thánh (bằng các sắc phong thần), điều động thần thánh (quy định nơi thờ cúng thần thánh), khiển trách bằng cách thủ tiêu bằng sắc hoặc pháhủy đền thờ…

Nhà vua có những đặc quyền riêng:

Với những địa vị và quyền lực lớnvề vương quyền và thần quyền như trên, thì nhà vua còn có thêm những đặc quyền,ưu quyền riêng cho mình như:- Mọi người không được phạm đến tên huý của vua và người thân thích củavua.- Những gì thuộc về nhà vua đều là cao quý, nên phải dùng những ngôn từ đặc biệt, các mỹ tự như: Thánh ý, Long thể, Ngọc tỷ, Hoàng bào, Long sàn, Châu phê, Ngự bút…- Màu vàng là màu y phục của vua. Quan lại và thần dân cấm không đượcmặc quần áo màu vàng, trừ những người được vua ban mặc sắc vàng, làm trái là bịtội khi quân. Từ thời Lý Cao Tông trở đi, chỉ nhà vua mới được mặc áo sắc vàngthêu rồng và trâm cài búi tóc bằng vàng.- Nhà vua có quyền được thần thánh hoá qua các sử quan, chịu trách nhiệmghi chép. Như tương truyền khi mới sinh ra, Lý Thái Tổ toả ra một ánh hào quangrực rỡ, ở hai lòng bàn chân có hiện hai chữ “Vương”. Và sự ra đời của triều Lý đãđược dự báo từ trước bởi một bài thơ kỳ lạ xuất hiện dưới gốc cây bị sét đánh cũngnhư rất nhiều các truyền thuyết dân gian khác về các vị vua như Đinh Bộ Lĩnh, LêThánh Tông…

4.

Câu 4: Nguyên tắc “Tôn quân quyền” và ba biện pháp cải cách Nhànước, cải cách lục bộ dưới triều vua Lê Thánh Tông.

Nguyên tắc “Tôn quân quyền”

Trong thiết chế quân chủ tuyệt đối thời Lê sơ, vai trò của nhà vua đã được đẩy lênrất cao với chủ nghĩa "tôn quân". Theo đó, nhà vua là "con Trời". Người giữ mệnhTrời, thay Trời trị dân ; các ấn tín của vua đều khắc chữ "Thuận thiên thừa vận","Đại thiên hành hóa". Điện Kính Thiên được xây trong Hoàng thành Thăng Long.Hoàng đế là người chủ tế duy nhất trong các buổi tế lễ (tế Trời, tế Tôn miếu, tếKhổng Tử), là Tổng chỉ huy quân đội (Lê Thánh Tông đích thân cầm quân đi đánhChampa). Thời Lê Thánh Tông, chức Tướng quốc (Tể tướng) đầu triều và một sốchức danh đại thần khác đã bị bãi bỏ. Hoàng đế trực tiếp điều khiển triều đình.Quyền lực của các quý tộc tôn thất cũng bị hạn chế, không được lập quân vươnghầu, phủ đệ, Lê Thánh Tông bỏ lệ ban Quốc tính. Thời Lê sơ, một số công thần cóuy tín và quyền lực cao đã bị nghi kỵ và lần lượt bị giết hại, như Trần Nguyên Hãn,Phạm Văn Xảo, Lê Khả, Lê Sát, Lưu Nhân Chú và Nguyễn Trãi.Mục tiêu cơ bản của cuộc cải tổ bộ máy Nhà nước của Lê Thánh Tông lànhằm tập trung tuyệt đối quyền lực Nhà nước vào trong tay nhà vua theo nguyêntắc “Tôn quân quyền” của Nho giáo và tăng cường hiệu lực của bộ máy quan liêu,cũng tức là nâng cao sự thể hiện và hiệu quả quyền lực của Hoàng đế.

Biện pháp chủ yếu mà cuộc cải tổ này thực hiện là:

− Bỏ bớt một số chức quan, cơ quan và chính quyền trung gian để đảm bảosự tập trung quyền lực vào nhà vua.
− Các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền vànâng cao trách nhiệm.
− Không tập trung quá nhiều quyền hành vào một cơ quan mà tản ra chonhiều cơ quan để ngăn chặn sự tiếm quyền.

Đầu tiên là việc chia, tách, đổi lại các đơn vị hành chính. Biện pháp này khôngnhững có ý nghĩa lớn trong việc tổ chức lại công tác quản lí thành một hệ thống quy củ vàthống nhất mà còn có tác dụng xóa bỏ, thay đổi địa giới và địa phận cũ của các thế lực quýtộc phong kiến. Kế đến ở mỗi cấp hành chính, Lê Thánh Tông thực hiện việc phân tánquyền lực ra cho các cơ quan và cá nhân khác nhau để tránh tập trung quyền lực quá lớnvào tay một người. Cụ thể như ở cấp đạo, Tam Ty được thành lập để thay nhiệm vụ củaquan Hành Khiển (dân sự) và quan Tổng quản (quân sự). Theo đó Thừa ty quản lí hànhchính, Đô ty quản lí quân sự và Hiến ty quản lí tư pháp. Các cơ quan đều có chức năng vàquyền lực riêng, từ đó giám sát và chế ức quyền lực của nhau, tránh sự lạm quyền.Một biện pháp nữa được Lê Thánh Tông thực thi để tăng cường giám sát với cấp đạolà việc đặt ra các cơ quan giám sát của trung ương, cụ thể là các Ty ngự sử trực thuộc Ngựsử đài, có trách nhiệm đàn hặc và giám sát hoạt động của quan lại cũng như cơ quan nhànước ở cấp đạo. Đây là một biện pháp tăng cường mạnh mẽ sự kiểm soát của trung ươngvới địa phương mà so sánh thực tế thì hiện nay chúng ta chưa có cơ quan nào thực sự cóquyền hành như thế dù rằng Thanh tra nhà nước vẫn có nhiệm vụ và quyền hạn giám sát,thanh tra. Một ưu điểm nữa của Lê Thánh Tông là quy định quan lại chỉ được tại chức đếnnăm 65 tuổi, bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các công thần, điều này cũng góp phần hạnchế quyền hành của các đại thần, tránh tình trạng cả nhà làm quan. Chế độ Lưu quan, tức làluân chuyển quan lại quanh các địa hạt, tránh trình trạng cát cứ.Đặc biệt trong việc tăng cường quyền lực trung ương, hạn chế quyền lực địa phương,là việc Lê Thánh Tông trực tiếp can thiệp vào công tác quản lí ở làng xã, vốn được coi là“thành trì” vững chắc của chế độ công xã nông thôn. Đó là thông qua việc ban hành tiêuchuẩn cử xã trưởng cùng với quy định về hương ước, triều đình nhà Lê đã có thể khốngchế tương đối đến tận cấp cơ sở, hạn chế đến mức thấp nhất sự thâu tóm quyền lực của địa phương vì ngay cả cơ sở là làng xã cũng bị triều đình trung ương giám sát và ức chế quyềntự trị thì không có lực lượng địa phương nào có thể ngoi lên được.

Cải cách lục bộ

Tách 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) ra khỏi Thượng thư sảnh để lập 6cơ quan riêng cai quản các mặt hoạt động của nhà nước. Mỗi bộ có một Thượngthư phụ trách, chịu trách nhiệm trước Nhà Vua, giúp việc có 2 Thị lang. Những công việc lặt vặt chuyên trách trong bộ thì giao cho các Thanh lại ty,có quan Lang trung trông coi và quan viên Ngoại lang giúp việc.Ví dụ: Để côngviệc bộ Lại được điều hòa nhanh chóng và phân minh, những công việc ó tính cáchchuyên môn như thuyên chuyển tuyển bổ và khảo sát quan lại được trao cho mộtcơ quan đặc trách là Thuyên khảo Thanh lại ty.Còn những công việc thường nhật của bộ thì giao cho Tư vụ sảnh, có quantư vụ đứng đầu.Ví dụ: Nhiệm vụ của bộ Hộ: coi sóc ruộng đất, tài chính, nhânkhẩu, tô thuế, kho tàng, thóc tiền và lương của quan quân.Riêng bộ Hộ và bộ Hình còn thêm Chiếu ma sở có quan Chiếu ma phụ tráchviệc ghi chép văn thư vào sổ.Tuy nhiên, công việc của 6 bộ rất nhiều, có nhiều công việc không thể đảmtrách hết được, do đó vua Lê Thánh Tông lập ra 6 tự phụ trách công việc phụ của 6 bộ. Điều đáng lưu ý là 6 tự (Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự,Hồng lô tự, Thường bảo tự) là cơ quan độc lập với 6 bộ và chịu sự chỉ đạo trực tiếpcủa nhà vua.Phụ trách ở mỗi tự có chức quan Tự khanh trật Chánh ngũ phẩm và phụ giúp là quan Thiếu khanh Chánh lục phẩm.Để bảo đảm 6 bộ hoạt động có hiệu quả, các quan lại có trách nhiệm hơn thìvua Lê Thánh Tông thành lập ra 6 khoa (Lại khoa, Hộ khoa, Lễ khoa, Binh khoa,Hình khoa, Công khoa) có chức năng giám sát tương ứng với 6 bộ. Quan phụ tráchcao nhất của mỗi khoa là quan Đô cấp sự trung với trật Chánh nhất phẩm, dưới làquan Chấp sự trung trật Chánh bát phẩm. Lục khoa không phải là cơ quan cấp dướicủa Lục bộ mà là cơ quan giám sát Lục bộ và báo cáo trực tiếp lên Vua, cho nênmặc dù quan phụ trách ở khoa tuy phẩm trật không lớn nhưng rất có thực quyền. Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn khác được cải cách phù hợp với chứcnăng nhiệm vụ tương ứng với một đối tương, và đảm trách từng công việc cụ thểhơn.Từ sự cách cải theo nguyên tắc tản quyền như đã nêu trên ta thấy có nhiều cơ quanmới được thành lập nhưng bộ máy nhà nước trung ương trở nên tinh gọn hơn, hoạtđộng hiệu quả hơn; nhiều chức quan mới xuất hiện tuy phẩm trật khác nhau nhưngthực quyền như nhau và có trách nhiệm hơn.

5.

Câu 5: Ba biện pháp cải cách bộ máy nhà nước Lê Thánh Tông ở cấpđạo xứ thừa tuyên và cấp xã dưới triều vua Lê Thánh Tông.

Về mặt hành chính, trước đó, Lê Thái Tổ chia nước thành 5 đạo. LêThánh Tông đã cải tổ lại, chia thành 13 đạo (sau đổi là 13 thừa tuyên), đó là: LạngSơn, An Bang, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Bắc Giang, Nam Sách,Quốc Oai, Thiên Trường, Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hóa vù Quảng Nam. Kinhthành Thăng Long thuộc một đơn vị hành chính đặc biệt, gọi là phủ Trung Đô, sauđổi thành phủ Phụng Thiên, bao gồm 2 huyện Vĩnh Xương (sau đổi thành ThọXương) và Quảng Đức, từ năm 1430 gọi là Đông Kinh (để phân biệt với Tây Kinh, tức Lam Kinh, Lam Sơn - Thanh Hoá). Dưới đạo thừa tuyên có 52 phủ, 178 huyện,50 châu, cùng các đơn vị cơ sở như hương, xã, thôn, trang, sách, động, nguồn,trường. Riêng kinh thành Thăng Long được chia thành 36 phường. Nhằm để thuhẹp bớt quyền hành của chính quyền địa phương và xóa bỏ một số đơn vị trunggian.Một biện pháp nữa được Lê Thánh Tông thực thi để tăng cường giám sátvới cấp đạo là việc đặt ra các cơ quan giám sát của trung ương: Đứng đầu các đạothừa tuyên là các tuyên phủ sứ. Ở mỗi thừa tuyên có 3 ty : Đô ty (phụ trách quânđội) Thừa ty (phụ trách dân sự hành chính) và Hiến ty (phụ trách thành tra giámsát). Cụ thể là các Ty ngự sử trực thuộc Ngự sử đài, có trách nhiệm đàn hặc vàgiám sát hoạt động của quan lại cũng như cơ quan nhà nước ở cấp đạo. Một ưuđiểm nữa của Lê Thánh Tông là quy định quan lại chỉ được tại chức đến năm 65tuổi, bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các công thần, điều này cũng góp phần hạnchế quyền hành của các đại thần, tránh tình trạng cả nhà làm quan. Chế độ Lưuquan, tức là luân chuyển quan lại quanh các địa hạt, tránh trình trạng cát cứ.Đặc biệt trong việc tăng cường quyền lực trung ương, hạn chế quyền lực địa phương, là việc Lê Thánh Tông trực tiếp can thiệp vào công tác quản lí ở làng xã,vốn được coi là “thành trì” vững chắc của chế độ công xã nông thôn. Đó là thôngqua việc ban hành tiêu chuẩn cử xã trưởng cùng với quy định về hương ước, triềuđình nhà Lê đã có thể khống chế tương đối đến tận cấp cơ sở, hạn chế đến mứcthấp nhất sự thâu tóm quyền lực của địa phương vì ngay cả cơ sở là làng xã cũng bịtriều đình trung ương giám sát và ức chế quyền tự trị thì không có lực lượng địa phương nào có thể ngoi lên được.Chia tách và quy định rõ rõ từng loại xã( 3 loại: xã lớn (500 hộ) , xã vừa (trên300 hộ) và xã nhỏ (trên hộ)) và người đứng đầu của từng xã.Bỏ chế độ xã quan vàđổi thành xã trưởng. Phân định rõ số lượng xã trưởng cho từng loại xã: đại xã thìdùng 5 người, trung xã thì dùng 4 người, xã nhỏ thì 2 người và nhỏ dưới 60 hộ thìmột người. Quy định rõ về người làm xã trưởng: không cho phép những người làanh em ruột, anh em con chú, bác, cô, cậu, dì già cùng làm xã trưởng. Trông bộmáy chính quyền xã gồm các chức: xã trưởng, xã sử, xã tư. Mỗi chức vụ có mộtnhiệm vụ triêng biệt. Mỗi xã có thêm nhiều thông nên có thêm chức trưởng thôn đểcùng xã trưởng giải quyết công việc.Nguyên tắc tản quyền ở địa phương mục đíchtránh trình trạng cát cứ địa phương ảnh hưởng đến chính quyền trung ương.

6.

Câu 6: Phân tích và chứng minh hệ thống ngũ hình trong Quốc triềuHình luật (QTHL) đã tiếp thu chọn lọc và sáng tạo ngũ hình trong pháp luậtphong kiến Trung Hoa.

Hình phạt Ngũ hình được các triều đại PKVN áp dụng gồm:

Xuy: Hình phạt này được nêu rất rõ trong QTHL là có 5 bậc từ 10 đến 50roi. Phạm nhân sẽ bị đánh bằng roi mây nhỏ vào mông.Trong QTHL hình phạtnày không hề có sự thay đổi so với pháp luật phong kiến Trung Hoa và được coi làmột hình phạt nhẹ với các cấp độ cũng là 5 bậc từ 10 roi đến 50 roi.Với hình phạt này nhằm mục đích làm cho người phạm tội cảm thấy đauđớn, xấu hổ và không có ý định phạm tội lần nữa, hình phạt này vừa có thể ápdụng độc lập(điều 570, 572…QTHL) vừa có thể là hình phạt áp dụng bổ sung cùngvới hình phạt tiền và biếm (điều 295,374…QTHL).

Trượng: Trong pháp luật Phong kiến Trung Hoa quy định trượng có 5cấp độ song hình phạt này còn được áp dụng với cả nữ giới chỉ trừ trường hợp phạm ngoài tội thập ác, thông gian, trộm cắp thì mới được đổi trượng thành xuy.Còn trong QTHL quy định trượng có 5 cấp độ từ 60 đến 100 roi. Ở bộluật này, hình phạt trượng chỉ áp dụng đối với nam giới còn nữ giới thì được đổithành xuy.Hình phạt này cũng có thể là một hình phạt độc lập(điều547,640….QTHL) hoặc cũng có thể là một hình phạt bổ sung cùng tội lưu, đồ và biếm(điều 351,360…QTHL)

Đồ
− Trong pháp luật phong kiến Trung Hoa đồ được chia làm 5 bậc đồ là 1năm với 60 trượng, 1,5 năm là 70 trượng, 2 năm là 80 trượng, 2,5 năm là 90 trượngvà 3 năm là 100 trượng. Khi bị tội này người phạm tội bị quản thúc ở Trấn họ ở và bị bắt phải làm những việc nặng nhọc từ 1 đến 3 năm và trong suốt thời hạn này họ bị xiềng chân. Ngoài ra pháp luật phong kiến Trung Hoa còn có quy định nhận đồlà đối với một số tội sẽ được đổi từ 3 bậc lưu sang 4 năm đồ, tạp phạm bị treo cổ,chém được đổi sang 5 đồ.
− Trong QTHL đồ được quy định có 3 bậc và được phân biệt giữa nam giớivà nữ giới:
+ Bậc thứ nhất là dịch đinh và dịch phu. Trong trường hợp áp dụng hình phạtnày thì nam giới phải chịu 80 trượng còn nữ giới thì phải chịu 50 xuy.
+ Bậc thứ hai là tượng phương fbinh và su thất tuỳ với hình phạt dành chonam và nữ, cùng với hình phạt này thì nam giới còn bị đánh 80 trượng bị thích vàocổ 2 chữ còn nữ giới thì bị đánh 50 xuy và cũng phải thích vào cổ 2 chữ.
+ Bậc 3 là chủng điền binh dành cho nam giới và chung thất tỳ dành cho nữgiới, các hình phạt bổ sung là nam giới bị đánh 80 trượng thích vào cổ 4 chữ vàđeo xiềng, trong khi đó thì nữ giới bị phạt 50 xuy và thích vào cổ 4 chữ.

Lưu: Trong pháp luật phong kiến Trung hoa cũng chia thành 3 bậc chia theo sốlý tức là có 2000 lý, 2500 lý và 3000 lý tuỳ vào từng tội.Dưới triều đại nhà Lê thì lưu gồm có 3 bậc được áp dụng cùng với suy, trượng,thích chữ hoặc đeo xiềng tuỳ vào từng bậc cụ thể: Châu gần, châu ngoài và châuxa.

Tử: Đây là mức hình phạt cao nhất trong Ngũ hình và có các hình thức tửhình là giảo và trảm, chém bêu đầu và lăng trì. Các hình thức này đều khiến chomọi người phạm tội đau đớn về thể xác.

7.

Câu 7: Phân tích chế định kết hôn trong Quốc triều Hình luật vàHoàng Việt Luật lệ (HVLL) (phân tích chế độ kết hơn trong Pháp luật phongkiến VN):

a.

Điều kiện kết hôn:

− Pháp luật phong kiến VN quy định các điều kiện để có thể kết hôn là : cósự đồng ý của cha mẹ (Điều 314 – QTHL, điều 94,điều 109 HVLL) và không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn như : Không được kết hôn giữa những người họhàng thân thích (Điều 319 – QTHL, điều 100 và 102 HVLL);Cấm kết hôn khi đangcó tang cha mẹ hay tang chồng (Điều 317, QTHL);Cấm kết hôn khi ông ,bà,cha,mẹđang bị giam cầm ,tù tội (Điều 318, QTHL);một số trường hợp khi cuộc kết hôn đócó thể gây ảnh hưởng đến vương quyền ,trật tự đẳng cấp xã hội ,xâm phạm nhữngnguyên tắc đạo đức chủ yếu và trật tự xã hội (Điều 324,316,323,334,338,339 củaQTHL, điều 96, 103, 183, 107, 106 , 105, 104, 94,95,98 của HVLL).
− Bộ Quốc triều hình luật không quy định tuổi kết hôn, mặc dù trong Thiên Nam dư hạ tập (phần Lệ Hồng Đức hôn giá )có viết : “Con trai 18 tuổi,con gái 16tuổi mới có thể thành hôn” Còn trong HVLL quy định “

Nếu con trai dưới 20 tuổivà con gái chưa chồng thì không có quyền tự chủ trong việc cưới xin
…” (điều 109)

b.Hình thức và thủ tục kết hôn :

− Được quy định tại các điều 314, 315, 322 QTHL và điều 94 HVLL .Hìnhthức và thủ tục kết hôn có hai giai đoạn là đính hôn và thành hôn .Trong quốc triềuhình luật quy định cho thấy cuộc hôn nhân chỉ có giá trị pháp lí từ sau lễ đính hôn.Ví dụ điều 315 quy định : “Gả con gái đã nhận đồ sính lễ mà lại thôi không gả nữathì phải phạt 80 trượng …còn người con gái phải gả cho người hỏi trước” .Tuynhiên ,nếu trong thời gian từ lễ đính hôn đến khi thành hôn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hôn.Cuộc hôn nhân có giá trị thực tếsau lễ thành hôn
− Trong HVLL cũng quy định điều kiện về hình thức gồm có lễ đính hôn vàlễ cưới tuy nhiên sau lễ đính hôn phải có “Hôn thư” hoặc đã trao nhận Lễ hạp hỉ thìhôn nhân mới có giá trị về pháp luật (điều 94 HVLL); Lễ cưới: quy định thời hạntối đa giữa lễ cưới và lễ đính hôn là 5 năm; người con gái không có lỗi mà nhà trai không chịu cưới, quá hạn cho phép trình quan cho đi cải giá, nhà trai không đượcđòi tiền sinh lễ
− Cả hai bộ luật đều không quy định thủ tục thành hôn ,có lẽ do nhà làm luậtdành vấn đề này cho phong tục tập quán ,hoặc do thủ tục thành hôn cũng đã đượcquy định tỉ mỉ trong Lệ Hồng Đức hôn giá. Với việc quy định kết hôn phải quađính hôn rồi đến thành hôn mà không cần phải lập văn tự hôn thú ,nhà làm luậttriều Lê đã rất chú trọng đến phong tục tập quán của người Việt

c. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi kết hôn:

− Vợ và chồng có nghĩa vụ chung sống với nhau tại một nơi và phải thựchiện đày đủ quan hệ vợ chồng .Hành vi “ bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại”củangười chồng là vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ quan hệ vợ chồng ,vì vậyngười chồng bị “mất vợ”(nếu đã có con thì hạn 1 năm);người vợ có nghĩa vụchung thuỷ với chồng ,nghĩa vụ để tang chồng và có quyền được giảm hình phạttheo quan phẩm của chồng.

d. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng:

− Quốc triều hình luật,phần chế định hôn nhân không có một điều khoản cụthể nào quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng nhưng qua các điều374,375,376 và một số điều luật khác ta có thể thấy Bộ luật thừa nhận 3 loại tài sảnruộng đất của vợ chồng cùng song song tồn tại :
+ Tài sản ruộng đất của vợ 
+ Tài sản ruộng đất của chồng
+ Tài sản ruộng đất của vợ chồng cùng tạo nên trong thời kỳ hôn nhânĐồng thời với việc quy định về quyền sở hữu ruộng đất như trên ,Bộ Quốc triềuhình luật còn quy định quyền thừa kế tài sản ruộng đất giữa vợ và chồng.Khi ngườivợ hoặc người chồng chết,người còn sống vẫn được giữ nguyên quyền sở hữu cánhân đối với tài sản ruộng đất của riêng mình .Còn tài sản ruộng đất của hai vợ chồng cùng làm nên trong thời kỳ hôn nhân được chia làm 2 phần bằng nhau,vợ vàchồng mỗi người một phần.Phần của người chết được chia cho những người thừakế cùng với tài sản ruộng đất riêng của người chết .Vấn đề tài sản giữa vợ vàchồng sau khi ly hôn không được Bộ Quốc triều hình luật quy định một cách rõràng.

− Còn trong HVLL thì không quy định về tài sản riêng của vợ, người vợ phụthuộc vào chồng và gia đình nhà chồng, cũng không có quy định quyền thừa kế củangười vợ như trong QTHL

8.

Câu 8: Phân tích chế độ hôn nhân không tự do, nam nữ bất bìnhđẳng trong Pháp luật phong kiến Việt Nam.

− Hôn nhân hầu hết xuất phát từ quyền lợi của gia đình và dòng họ với mụcđích duy trì sự giao kết giữa các dòng họ ;thờ phụng tổ tiên và kế truyền dòng dõitông tộc .Nội dung của nguyên tắc hôn nhân không tự do là vấn đề hôn nhân được đặt dưới sự xem xét của người gia trưởng ,loại trừ sự tự do cá nhân của hai bêntham gia hôn nhân .Việc ly hôn bị coi là bắt buộc khi quyền lợi của gia đình ,dònghọ bị đe dọa (thất xuất:không có con , ác tật ,ghen tuông,lắm lời ,dâm đãng ,trômcắp ,không kính cha mẹ hoặc tam bất khứ : đã để tang nhà chồng ba năm ,khi lấynhau nghèo mà sau giàu ,khi lấy nhau có bà con mà nay bỏ thì không có bà con đểtrở về )Đề cao tuyệt đối uy quyền của người chồng và thừa nhận vị trí lệ thuộc củangười vợ. Tinh thần của hàng loạt các quy định PL, đặc biệt là các điều 333,Đ477,418,482,221,401… QTHL hay Đ164 Hồng đức thiện chính thư… đã chothấy rằng, trong quan hệ vợ chồng, người vợ phải thực hiện nghĩa vụ nhiều hơnthực hiện quyền. Người vợ không có quyền hành động như chồng, do đó trongtrường hợp phạm lỗi giống nhau thì trách nhiệm áp dụng cho vợ và chồng lại khácnhau theo xu hướng nhẹ hoen đối với chồng.
− Biểu hiện của chế độ hôn nhân gia trưởng trong PLPK 
+ Duy trì và bảo vệ chế độ đa thê. điều nàyđược xác lập và duy trì cả bằngPTTQ và PL quan niệm này của Nho giáo nhằm đảm bảo lợi ích của đại gia đìnhPK, bảo vệ tôn ti trật tự, sự ổn định trong gia đình. Điều 309 QTHL quy định : “ Ailấy nàng hầu lên làm vợ thì xử tội phạt ”… Quy định này đã thể hiện sự phân biệtvị trí rõ rệt trong quan hệ giữa vợ cả, vợ lẽ với nàng hầu,và điều đó có tác dụng ổnđịnh trật tự trong gia đình. Việc thừa nhận chế độ đa thê tất yếu dẫn đến sự phân biệt đối xử, địa vị quyền lợi giữa những người vợ. Dẫn đến sự bất bình đẳng tronghôn nhân, địa vị của vợ cả, thê , thiếp trong gia đình, người vợ bé bao giờ cũng phải chịu thiệt thòi hơn.

◊ Vì quyền lợi của gia đình, duy trì sự trường tồn, thịnhvượng của gia đình lên PLPK khuyến khích chế độ đa thê để có gia đình nhiều concháu. Trật tự được xác lập trước hết là giữa người vợ cả, vợ thứ, thê, thiếp…

+ Tồn tại sự phân biệt địa vị trên dưới giữa các chủ thể trong quan hệ hônnhân gia đình. Mục đích của pháp luật phong kiến nói chung là nhằm duy trì và bảo đảm sự hoà thuận trong gia đình theo quan điểm Nho giáo, việc xác lập trật tựhoà thuận trong gia đình phải thông qua luân lí gia đình, kỷ cương trật tự trên dướimột cách rõ ràng, nên sự bất bình đẳng giữa các chủ thể là điều kiện , đồng thời làhệ quả của việc xác lập trật tự đó.
− Sự bất bình đẳng biểu hiện ở các quan hệ sau:
+ Yêu cầu chặt chẽ về đạo đức của người vợ khi kết hôn
+ Bảo vệ quyền gia trưởng trong gia đình của người chồng.
+ Tuyệt đối thuỷ chung với chồng
+ Người vợ phải tuân thủ , phục tùng chồng.
+  Người vợ có nghĩa vụ phải ở với chồng, không được tự ý rời bỏ nhà chồngđi nơi khác…
+ Bênh vực quyền của người chồng so với vợ : Trong khi người vợ để tangchồng trong thời gian 3 năm bằng thười gian để tang cha mẹ, với những quy địnhrất khắt khe, chặt chẽ về tang phục, cách xử sự… trong khi đó PL không có quyđịnh nào về việc để tang vợ của người chồng +

Trong quan hệ tài sản thì sự phân biệt quyền lợi giữa vợ và chồng được thểhiện ở chỗ quyền định đoạt tài sản gia đình thuộc về người chồng, cha mẹ chồng.
+ Trong việc li hôn : Nhà làm luật quy định các duyên cớ li hôn là do lỗi củavợ hoặc chồng
+ Có sự phân biệt đối xử với vợ lẽ: vợ cả mà phạm lỗi thì bị xử phạt nhẹ hơnvợ lẽ, con của vợ lẽ thì được hưởng phần tài sản thừa kế ít hơn con của vợ cả.
+ Quan hệ cha mẹ và con được điều chỉnh trên cơ sở mệnh lệnh phục tùng vàcó sự phân biệt đối xử giữa các con.

9.

Phân tích chế độ tài sản giữa vợ và chồng và phân tích chế định thừakế trong Quốc triều Hình Luật triều Lê.a.Chế định tài sản:

Trong suốt 360 năm dài tồn tại, triều đại nhà Lê đã để lại cho hậu thếnhững thành tựu to lớn trên lĩnh vực pháp luật và điển chế. Trong số các thành tựuđó phải kể đến Quốc triều hình luật – Bộ luật quan trọng, chính thống nhất củaTriều Lê. Quốc triều hình luật cũng chính là bộ luật cổ xưa nhất mà chúng ta cònlưu giữ được đầy đủ cho đến ngày nay. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết lí Nho giáo – hệ tư tưởng thống trị trong xã hội thời Lê cũng như ảnh hưởng của các bộ luật Trung Quốc (luật nhà Đường, luật nhà Minh) nhưng nhà làm luật thời Lêđã biết tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo pháp luật Trung Quốc đồng thời kết hợp vớicác phong tục, tập quán đặc thù của xã hội Việt Nam, hòa nhập chúng với hệ thống pháp luật, tạo nên nét riêng biệt độc đáo của bộ luật. Trong đó phải kể đến chế độtài sản giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân – một chế định đặc sắc được quyđịnh quy định tương đối cụ thể thể hiện gián tiếp thông qua các điều 374, 375, 376ở chương Điền sản.Theo như các quy định tại các điều 374, 375, 376 thì tài sản vợ chồng baogồm tài sản riêng của mỗi người được thừa kế từ gia đình và tái sản chung vợ chồng cùng làm ra trong thời kỳ hôn nhân. Sự quy định rõ thành phần khối tài sảnchung, riêng rõ ràng của vợ chồng là điểm rất tiến bộ và độc đáo của pháp luật nhàLê và nó vẫn được tiếp thu trong việc xây dựng pháp luật hiện nay. Phản ánh mộtcách khá trung thực và điều chỉnh một cách hợp lí mối quan hệ giữa vợ và chồng phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam, địa vị pháp lí của người vợ được cải thiệnhơn hẳn so với các quan niệm Nho giáo qua việc thừa nhận quyền bình đẳng về tàisản giữa vợ và chồng.Lần đầu tiên, pháp luật công nhận công nhận công lao đóng góp vào vàoviệc tạo ra tài sản chung của vợ chồng (tài sản vợ chồng làm ra trong thời gian hônnhân) từ đó công nhận quyền sở hữu của người vợ đối với một nửa tài sản hai vợ chồng làm ra thể hiện qua các quy định tại điều 374: “…Nếu điền sản là của chồngvà vợ trước làm ra thì chia làm hai phần, vợ trước và chồng mỗi người một phần, phần của vợ trước thì để riêng cho con, còn phần chồng lại chia như trước. Nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, thì cũng chia làm hai phần, chồng và vợ sau mỗi người một phần, phần của chồng thì chia như trước, còn phần của vợ sauthì được nhận làm của riêng…”và điều 375: “…còn điền sản của vợ chồng lẩm thìchia làm hai, vợ chồng mỗi người được một phần; phần của vợ được nhận làm củariêng…”. Việc chia đôi khối tài sản chung chứng tỏ rằng sự đóng góp của người vợ vào khối tài sản chung là ngang bằng với người chồng. Sự bình đẳng đó còn thểhiện ở quyền định đoạt tài sản chung. Việc đứng tên đồng chủ thể trong khối tàisản chung là cơ sở để tạo ra các năng lực pháp lý dân sự của người phụ nữ. Phápluật đòi hỏi phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng trong việc chuyển nhượng tàisản chung cho người khác. “Điều đó được minh chứng qua các bằng chứng là cácvăn tự bán tài sản có chữ ký của cả vợ chồng hoặc các tờ mẫu văn tự về bán, câmcố, trao đổi các tài sản thực thụ và các điền nô ở thời nhà Lê bao giờ cũng đòi hỏisự thỏa thuận của cả hai vợ chồng”.Pháp luật triều Lê đã có quy định bảo vệ cho quyền lợi của người phụ nữrất tiến bộ và gần với pháp luật hiện đại – Điều chưa từng có trong pháp luật phongkiến Việt Nam thời Lý – Trần trước đó cũng như triều Nguyễn sau này và cũngkhông có trong pháp luật phong kiến Trung Quốc mà đặc biệt là nhà Đường làtriều đại thịnh trị nhất của Trung Quốc trong lịch sử. Phải thấy được rằng Quốctriều hình luật đã phản ánh một nét tư duy tân kỳ mới lạ chưa từng có trong lịch sử.

b. Chế định thừa kế

Quốc triều hình luật có những quy định rất rõ ràng về chế định thừa kếTrong chương Điền sản nói trên, các nhà làm luật thời Lê đã quy định một cách cụthể về cách thức làm các loại văn tự và chúc thư về chế độ tài sản của vợ chồng khigoá bụa, về các trường hợp nảy sinh quan hệ thừa kế và phương thức chia tài sảnđược thừa kế. Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khágần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Quốc triều hình luật quy định haitrình tự thừa kế như sau:

* Thừa kế theo di chúc: 

Về hình thức di chúc: có di chúc miệng và di chúc viết (chúc thư). Theo tinhthần và nội dung của Điều 366, người làm chúc thư (cha, mẹ) phải tự viết lấy (nếukhông biết chữ thì nhờ quan viên nào đó trong làng xã viết hộ) và phải có sự chứngkiến cũng của quan viên trong làng xã thì chúc thư mới hợp pháp. Nguyên tắc tựdo lập di chúc của người tôn trưởng được tôn trọng. Những người con nào đượchưởng quyền thừa kế bao nhiêu là tùy thuộc vào người lập di chúc quy định. Ngoàihình thức viết, pháp luật còn cho phép lập di chúc miệng, đó là “lệnh” của ông bà.

* Thừa kế theo pháp luật: 

Bộ luật quy định khi cha mẹ chết mà không có chúc thư hoặc chúc thư vôhiệu thì di sản được chia theo pháp luật. Các Điều 374, 375, 376, 380, 388 và mộtsố điều khoản khác cho biết có hai hàng thừa kế: hàng thừa kế thứ nhất là các con;hàng thừa kế thứ hai là cha mẹ hoặc người thừa tự.

Quan hệ ở hàng thừa kế thứ nhất chỉ phát sinh khi cha mẹ đều chết. Các controng hàng này bao gồm cả con trai, con gái, con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng hầu(Điều 388). Con nuôi cũng được thừa kế khi trong văn tự nhận nuôi con có ghi rõcho thừa kế điền sản (Điều 380) và không thất hiếu với cha nuôi. Theo tinh thầnĐiều 374, 388 thì phần của con vợ cả đều bằng nhau, phần của con vợ lẽ kém phầncủa con vợ cả và cũng đều bằng nhau. Con nuôi được thừa kế bằng nửa phần củacon đẻ, nếu không có con đẻ mà con nuôi ở cũng cha mẹ nuôi từ bé thì được hưởngcả, không ở cùng từ bé thì được hưởng gấp hai lần người thừa tự của cha mẹ nuôi(Điều 380). Người đã làm con nuôi họ khác và đã được hưởng thừa kế của cha mẹnuôi vẫn được hưởng bằng một nửa người ăn thừa tự của người tuyệt tự trong họcha mẹ đẻ (Điều 381).Quan hệ thừa kế trong hàng thừa kế thứ hai chỉ phát sinh khi hôn nhânkhông có con và một người chết. Quan hệ thừa kế trong hàng này được quy địnhtại các Điều 374, 375, 376. Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tàisản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ giađình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sảnchung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Còn khi chồngchết trước (hay vợ chết trước) tài sản có do bố mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng/vợ để lo việc tế lễ (bố mẹ bên chồng/vợ hoặc người thừa tự bên chồng/vợ giữ). Một phần dành cho vợ/chồngđể phụng dưỡng một đời (nhưng không có quyền sở hữu). Khi người vợ/chồngchết thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên chồng. Đối với tài sản do haingười tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một phần dành cho vợ/chồng làmcủa riêng; một phần dành cho vợ/chồng chia ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhàchồng/vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời, khôngđược làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng. Như vậy, pháp luậtđã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng góp của người vợ trong tài sản chung củavợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra.

10.

Câu 10: Phân tích tính dân tộc trong Bộ Quốc triều hình luật triều Lê

Theo tư liệu lịch sử, trước nhà Lê các chính quyền Nhà nước Việt tự chủ trướcđó như Đinh, Lý, Trần…ra đời là sự kế thừa, chuyển giao chính quyền từ tập đoàndòng họ này sang tập đoàn dòng họ khác. Nhà Lê sơ được thành lập hoàn toànkhác. Đó là kết quả của cuộc kháng chiến chống Minh lâu dài, anh dũng, vẻ vangcủa dân tộc. ý thức về độc lập, về toàn vẹn lãnh thổ núi sông từ lâu đã hình thànhtiềm tàng trong nhận thức của mỗi người dân đất Việt, của chính quyền Nhà nướcViệt thời tự chủ Lê sơ. 20 năm bị giặc Minh đô hộ, áp bức, đồng hoá, Đại Việtgiành lại được bằng bao nhiêu xương máu, nên ý thức dân tộc càng được nêu caovà trở thành niềm tự hào dân tộc, ý thức hệ dân tộc. ý thức tự tôn dân tộc đã ảnhhưởng và chi phối cả lĩnh vực lập pháp. Bộ QTHL – tinh hoa của luật pháp thời Lêsơ đã tiếp thu tư tưởng truyền thống dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc về một nền văn hoá phát triển không thua kém Trung hoa. Chính vì thế, tính dân tộc được thể hiệnrất rõ trong QTHL.

Biểu hiện của tính dân tộc:

− Phong tục tập quán là nguồn luật rất quan trọng của QTHL. Các hươngước là phong tục tập quán được Nhà nước thừa nhận và ghi nhận trong pháp luậtthành văn. Các nhà làm luật triều Lê đã tiếp thu các giá trị văn hoá của dân tộcthông qua các phong tục tập quán vốn có từ lâu đời và đang được thực hiện trongcuộc sống của quần chúng nhân dân, đưa chúng vào hệ thống PL của triều đình.Việc áp dụng các phong tục tập quán như vậy đã làm cho các điều khoản của bộluật phù hợp, sát với thực tế đời sống, dễ hiểu, dễ thực hiện do đó có tính khả thicao.
− QTHL là pháp luật hướng Nho nhưng có sự biến đổi linh hoạt phù hợpvới hoàn cảnh của nước ta. PLPKVN đã áp dụng nhiều phong tục tập quán của dântộc. Sở dĩ như vậy là do triều đình đã nhận thức rõ sức mạnh của quần chúng nhândân đối với sự vững mạnh của xã tắc, sự thịnh suy của triều đình. Việc áp dụng các phong tục tập quán trong nhiều trường hợp là có lợi cho sự vững mạnh của triềiđình. Mặt khác, đối với các phong tục truyền thống liên quan đến kinh tế, sở hữu,thừa kế thì sự thay đổi không hề đơn giản. Những nhân tố đó ảnh hưởng, chi phốiđời sống hằng ngày của dân chúng và gắn vó chặt chẽ với các phong tục tập quánkhác như hôn nhân, thờ cúng tổ tiên. Việc thay đổi các phong tục đó có thể vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ các tầng lớp nhân dân và đó là điều không có lợicho sự vững mạnh của triều đình. Phong tục tập quán được áp dụng trong nhiềutrường hợp. VD: điều 314 QTHL quy định việc đính hôn rất phù hợp với phong tụctập quán của nước ta. Sự đính hôn chỉ coi là có hiệu lực khi nhà người gái nhận đồsính lễ mà nhà trai mang sang gọi là lễ nạp trưng. Lễ trao và nhận dẫn cưới phảithực hiện một cách trọng thể với sự có mặt của cha mẹ trong khi đó PL nhà Đườngquy định việc đính hôn nhà gái phải làm một văn thư phúc đáp lại hôn thư của nhàtrai mói có giá trị pháp lý. Điều này rõ ràng không phù hợp với phong tục tập quáncủa nhân dân ta.
− Ngoài ra QTHL còn tiếp thu truyền thống tôn trọng người phụ nữ của dântộc ta. QTHL thừa nhận quyền ly hôn của người vợ trong một số trường hợp nhấtđịnh, thừa nhận quyền có tài sản riêng của người phụ nữ, QTHL còn có quy địnhvề tam bất khứ…Điều này thể hiện tính nhân đạo, bác ái, xuất phát từ phong tục,truyền thống tình nghĩa vợ chồng của dân tộc ta, nhằm bảo vệ quyền lợi tối thiểucủa người vợ phù hợp với đạo lý người Việt.
− QTHL còn tiếp thu truyền thống con cháu được quyền ra ở riêng khi chamẹ còn sống. Theo PL TQ đây là tội đại bất hiếu. Tuy nhiên, PL triều Lê chấpnhận điều đó. Điều 347 quy định con cái đủ 15 tuổi được cấp ruộng đất để tự nuôisống bản thân… Do sự kết hợp các phong tục tập quán lâu đời của VN với đạo đức Nho giáo, hoà nhập chúng vào hệ thống pháp luật của triều đình mà mối quan hệcha mẹ và con cái trong QTHL không có tính chất tuyệt đối phục tùng, tuyệt đốiđịnh đoạt như Nho Giáo. 

Như vậy, tính dân tộc độc đáo và đặc sắc đã làm cho QTHL không chỉ làcông cụ thống trị của riêng giai cấp thống trị mà thực sự thể hiện ý chí, nguyệnvọng của nhân dân thông qua các phong tục tập quán truyền thống. Đó là điểm tiến bộ và độc đáo của nhà Lê. Nó thể hiện tính độc lập, sáng tạo của những nhà lập pháp triều Lê, đồng thời là sự thể hiện của quốc gia có chủ quyền.


Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

No comments:

Post a Comment