1. Nguyên nhân áp dụng tập quán pháp.
Pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ đa dạng về nhiều phương diện, và những mối quan hệ này lại liên tục phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và khoa học. bởi vậy mà khi ban hành các văn bản pháp luật, các nhà làm luật ko dự liệu được hết các quan hệ xã hội cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật. Hơn nữa các quy phạm pháp luât chỉ thay đổi khi có quyết định sửa đổi và phải thông qua một quy trình thủ tục chặt chẹ, trong khi đó các quan hệ xã hội lại không ngừng biến đổi và phát sinh. Bởi vậy sẽ tồn tại những trường hợp không có các quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội đang tồn tại. Nên để khắc phục hiện tượng này Bộ luật Dân sự đã đưa ta nguyên tắc áp dụng tập quán pháp.
2. Điều kiện áp dụng tập quán pháp.
Việc áp dụng tập quán pháp phải có các điều kiện sau đây.
- Quan hệ đang tranh chấp thuộc lĩnh vực Luật dân sự điều chỉnh. Có nghĩa là quan hệ đang xảy ra tranh chấp phải thuộc nhóm quan hệ về nhân thân và tài sản trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, lao động, thương mại. (Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2005)
- Trong pháp luật dân sự chưa có quy phạm trực tiếp điều chỉnh. Quan hệ đang cần giải quyết chưa được các nhà lập pháp dự liệu trước và do đó sẽ không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ đó.
- Với các quy phạm và chế định hiện có không thể giải quyết được tranh chấp đó. Tức là với những quy phạm và chế định trong Bộ luật Dân sự không thể giải quyết được quan hệ đang xảy ra tranh chấp.
- Có tập quán được cộng đồng thừa nhận như chuẩn mực ứng xử trong các trường hợp đó. Do các phong tục tập quán rất phong phú đa dạng và có sự khác biệt giữa các vùng miền, dòng họ, gia đình, dân tộc… nên khi áp dụng tập quán thì phải áp dụng những tập quán được đông đảo mọi người trong cộng đồng và khu vực thừa nhận. Không được phép áp dụng tập quán của địa phương này cho địa phương khác hay của dòng họ, gia đình này cho dòng họ và gia đình khác.
3. Nhận xét.
Việc áp dụng tập quán là một cách rất hữu hiệu để khắc phục những lỗ hổng trong pháp luật dân sự nói riêng và trong toàn bộ nền pháp luật Việt Nam nói chung. Nếu tập quán phản ánh đúng ý chí của Nhà nước thì nên vận dụng để giải quyết tranh chấp. Ví dụ như tập quán của người Mường, Thái, Thổ ở tình Thanh Hóa, khi vợ chồng mâu thuẫn với nhau, vai trò của đại diện 2 họ lúc cưới xin rất quan trọng trong việc hòa giải, nếu hai vợ chồng có ý định ly hôn thì những người đại diện cho họ vợ và họ chồng tìm mọi cách để hòa giải để hai vợ chồng đoàn tụ với nhau. Đây là một tập quán tốt cần được áp dụng nhiều cho các án kiện ly hôn của những cặp vợ chồng thuộc những tộc người này.
Tuy nhiên cũng cần xem xét để hủy bỏ những tập quán đã không còn phù hợp. Ví dụ như tập quán “mót” của người dân Nam Bộ. theo tập quán này thì mọi người dân có thể ra vào và lấy những sản phẩm không phải là sản phẩm chính của một vườn, ao hay ruộng… mà không cần phải xin phép chủ. Ví dụ như một cái ao không chuyên để nuôi cá thì những người khác có thể móc cua, ốc, rắn…Tuy nhiên, trước đây thì giá trị của các phế phẩm, phụ phẩm này không lớn nên không hay xảy ra tranh chấp. Và càng ngày càng có nhiều người lợi dụng sự cởi mở này để tự ý ra vào vườn nhà người khác và lấy trộm trái cây, các vật phẩm chính trong vườn gây ra sự thiệt hại về kinh tế và những hậu quả đáng tiếc khác. Vì vậy chung ta cần xem xét nhiều và phát triển tích cực các tập quán tốt, phù hợp với xã hội. Đồng thời có những biện pháp mạnh mẽ hơn để xóa bỏ các tập quán lạc hậu không phù hợp.
No comments:
Post a Comment