08/02/2014
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 7 - Bộ máy nhà nước Việt Nam
I. Khái niệm bộ máy NNCHXHCNVN:

1. Định nghĩa:

Bộ máy NN là tổng thể các cơ quan NN được thành lập trên cơ sở pháp luật, hợp thành cơ cấu thống nhất từ trung ương xuống địa phương nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của NN.

2. Định nghĩa cơ quan NN:

Cơ quan NN là bộ phận cấu thành của bộ máy NN được hình thành, hoạt động trên cơ sở những qui định của pháp luật, nhân danh quyền lực NN để thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.

Đặc diểm cơ quan NN:

- Được thành lập trên cơ sở pháp luật
- Hoạt động theo trình tự, thủ tục mà PL qui định
- Khinh phí hoạt động lấy từ ngân sách NN
- Nhân danh và sử dụng quyền lực NN
- CBCC hoạt động trong cơ quan NN phải là công dân VN vì nó liên quan đến chủ quyền.

3. Phân loại cơ quan NN:

a. Dựa vào vị trí, tính chất:
- CQQLNN: QH, HĐND
- CQQLNN: chấp hành và điều hành CP, UBND
- Hệ thống cơ quan xét xử: TANDTC, và toà án nhân dân tỉnh, huyện.
- Hệ thống cơ quan kiểm sát: VKSNDTC, tỉnh, huyện

b. Dựa vào phạm vi hoạt động của CQNN:
- CQNN ở trung ương: phạm vi hoạt động bao trùm trên toàn lãnh thổ, các văn bản pháp lý ban hành có giá trị pháp lý trên cả nước.
- CQNN địa phương: giới hạn trong phạm vi địa phương, văn bản PL có phạm vi trong địa phương đó.

c. Căn cứ vào chế độ làm việc của cơ quan NN:
- Làm việc theo chế độ tập thể: tất cả các nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng phải được quyết định theo phiên họp biểu quyết theo đa số, vai trò của thủ trưởng mờ nhạt (QH, HĐND, toà án)
- Làm việc theo chế độ thủ trưởng: thủ trưởng toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật dựa trên sự bàn bạc của tập thể (Bộ, sở, phòng, ban, VKS)
- Làm việc theo chế độ kết hợp thủ trưởng và chế độ tập thể: CP, UBND.

II. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy NN:

a.Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo cuả Đảng đối với nhà nước.

Đảng là tổ chức lãnh đạo của nhà nước,Đảng lãnh đạo tiến trình phát triển của xã hội đảm bảo giữ vững bản chất XHCN.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước thể hiện ở các mặt chủ yếu: Đảng đề ra đường lói chính trị,chư trương chính sách lớn cho hoạt động của nhà nước,quyết định các vấn đề quan trọng nhất về tổ chức bộ máy nhà nước,lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa các chủ trương ,chính sách của Đảng thành pháp luật của nhà nước,thành các quy định chung thống nhất mang tính bắt buộc chung trên quy mô toàn quốc.Đảng thực hiện sự kiểm tra ,hướng dẫn,giúp đỡ các cơ quan nhà nước hoạt động đúng chủ trương của Đảng đề ra.

b.Nguyên tắc tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân: Đ2 HP1992

Việc lôi cuốn đông đảo nhân dân lao động tham gia công tác quản lý nhà nước là một nguyên tắc,một mặt tạo khả năng phát huy được sưc lực và trí tuệ của nhân dân tham gia công việc nhà nước, mặt khác là một trong những phương pháp tốt nhất để ngăn chặn bệnh quan liêu, cửa quyền vốn rất dễ dàng phát sinh trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
Nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau:trực tiếp tham gia làm việc trong cơ quan nhà nước, bầu ra các đại diện của mình vào các cơ quan Nhà nước,tham gia thảo luận các dự án pháp luật và các văn kiện của nhà nước,tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Được ghi nhân tại điều 53 của HP:" công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương,kiến nghị với cơ quan nhà nước,biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân".

c. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tập trung dân chủ là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung ,thống nhất của cơ quan nhà nước cấp trên với việc mở rộng dân chủ rộng rãi để phát huy tính chủ động sáng tạo của cấp dưới nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý nhà nước

Nguyên tắc thể hiện ở những điểm cơ bản:

- Tất cả các cơ quan đại diện các cấp đều do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
- Cấp dưới phải phục tùng cấp trên , toàn quốc phải phục tùng Trung ương,các quyết định của cấp trên có giá trị bắt buộc đối với cấp dưới.
- Các quyết định của cấp trên khi thông qua có sự tham khảo ý kiến của cấp dưới và các đơn vị có liên quan.
- Trong khi thực hiện quyết định của cấp trên,cấp dưới có quyền phát huy tính chủ động sáng tạo phù hợp với tình hình cụ thể của cơ sở.
- Bảo đảm thông tin 2 chiều thông suốt phục vụ tốt cho công tác kiểm tra hoạt động của cấp dưới trong khi thi hành nhiệm vụ.

Đ6.HP1992: QH,HĐND và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

d. Nguyên tắc pháp chế XHCN.

Nguyên tắc pháp chế là một trong những nội dung quan trọng nhất của việc xây dựng nhà nước pháp quyền.Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải có sự tôn trọng triệt để pháp luật trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.Nghĩa là mọi hoạt động của mọi cơ quan nhà nước,mọi cán bộ,công chức ,viên chức nhà nước đều phải tuân theo pháp luật.
Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế là cơ sở đảm bảo hiệu lực và hiệu quả cao của hoạt động quản lý nhà nước.

e. Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc: Đ5HP 1992

Nguyên tắc này thể hiện sự nhất quán trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN. NNCHXHCNVN với bản chất là NN của dân, do dân và vì dân nên NN phải là NN của các dân tộc trong cộng đồng người Việt, do các dân tộc xây dựng nên. Trong hoạt động của mình đòi hỏi các cơ quan NN phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, của các dân tộc, đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các dân tộc.

III. Tổ chức bộ máy NN qua các bản HP:

1. HP năm 1946:

Theo Hiến pháp nhà nước ta được hình thành trên cơ sở do dân bầu ra và phục vụ lợi ích của nhân dân.Bộ máy được phân thành 5 cấp quản lý hành chính: cấp TƯ, cấp bộ (Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ), cấp tỉnh và thành phố trực thuộc TƯ, cấp huyện, cấp xã và cấp tương đương.

Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 gồm có 3 hệ thống:
- Hệ thống cơ quan đại diện gồm: Nghị viện nhân dân và HĐND ở 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã).Còn ở cấp bộ và cấp huyện không có HĐND.
- Hệ thống các cơ quan chấp hành bao gồm : Chính phủ (trong đó Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ, phó CTN và nội các), ủy ban hành chính ở các cấp. Chính phủ do Nghị viện bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nghị viện.Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta.Ủy ban hành chính ở địa phương do HĐND cùng cấp bầu ra.Ủy ban hành chính bộ do HĐND các tỉnh trong bộ bầu ra.Còn đối với ủy ban hành chính huyện do HĐND các xã trong huyện bầu ra.

Ủy ban hành chính phải chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và UBHC cấp trên.
- Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm : Tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa đệ nhị cấp( xét xử 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm) và tòa sơ cấp (chỉ xét xử sơ thẩm) là các cơ quan xét xử của nước ta.Thẩm phán của các tòa án (kể cả thẩm phán buộc tội và thẩm phán xét xử )đều do Chính phủ bổ nhiệm và hoạt động độc lập với các cơ quan nhà nước khác.

2. HP 1959:

Trong điều kiện hòa bình với nhiệm vụ mới và qua những kinh nghiệm sau nhiều năm xây dựng chính quyền nhân dân, Nhà nước ta đã bước đầu củng cố lại bộ máy nhà nước.Cấp bộ bị bãi bỏ,chỉ còn lại bốn cấp hành chính : TƯ, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và khu tự trị, cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, cấp xã , thị trấn và tương đương.
12/1959 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 1959, theo Hiến pháp bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có 4 hệ thống

- Hệ thống cơ quan đại diện được thành lập ở cả 4 cấp.Nghị viện nhân dân được đổi tên là Quốc hội.Ban thường vụ Quốc hội được đổi tên là UBTVQH.
HĐND được thành lập ở các cấp, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và HĐND được tăng cường và quy định cụ thể hơn.

- Hệ thống các cơ quan chấp hành cũng có sự thay đổi cơ bản.Chính phủ được đổi tên thành Hội đồng Chính phủ.Trong thành phần của Chính phủ không còn Chủ tịch nước,phó CTN và các thứ trưởng như trước đây mà có Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các bộ trưởng và tương đương.Vì vậy, CTN không còn đứng đầu Chính phủ mà là Thủ tướng Chính phủ.
Các ủy ban hành chính vẫn được thành lập ở cả 3 cấp.Ủy ban hành chính cấp trên có quyền đình chỉ đối với NQ của HĐND cấp dưới mà không có quyền hủy bỏ như trước đây.

- Đối với hệ thống các cơ quan xét xử cũng có sự thay đổi nhất định. Tòa án được đổi tên là Tòa án nhân dân và được thành lập theo lãnh thổ.Tòa án được thành lập ở 3 cấp.Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán cũng thay đổi bằng bầu thẩm phán.Thẩm phán của Tòa án cấp nào sẽ do cơ quan quyền lực nhà nước cấp đó bầu và bãi miễn.Phụ thẩm nhân dân được đổi tên thành Hội thẩm nhân dân.

- Hệ thống cơ quan kiểm sát là một hệ thống mới trong bộ máy nhà nước.Từ nhiệm vụ công tố trước đây, các cơ quan này được giao thêm nhiều nhiệm vụ mới trong hoạt động kiểm sát (kiểm sát điều tra, xét xử,việc tuân theo pháp luật...) Tên gọi Viện công tố đổi tên là Viện kiểm sát nhân dân. Công tố ủy viên được đổi là kiểm sát viên.Viện kiểm sát hoạt động độc lập không còn phụ thuộc vào Chính phủ như trước đây.Viện kiểm sát hoạt động trên sự quản lý và giám sát của Quốc hội.

- Chủ tịch nước vẫn là nguyên thủ quốc gia, chỉ thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại mà không đứng đầu và lãnh đạo Chính phủ như trước.Vì vậy thẩm quyền của CTN theo Hiến pháp 1959 bị hạn chế hơn so với Hiến pháp 1946.

3. HP 1980:

Sau khi miền Nam được giải phóng thống nhất đất nước, đất nước ta chuyển sang một giai đoạn mới.Lúc này đòi hỏi sự thay đổi của bộ máy nhà nước cho phù hợp với tình hình mới, một bộ máy nhà nước dành cho cả miền Nam và miền Bắc.

Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980 gồm có 4 cấp : TƯ, cấp tỉnh,thành phố trực thuộc TƯ và đặc khu (bỏ khu tự trị); cấp huyện ; cấp xã.

Bộ máy nhà nước bao gồm 4 hệ thống
- Hệ thống cơ quan đại diện bao gồm: Quốc hội, Hội đồng nhà nước và HĐND các cấp.Trong Quốc hội có Hội đồng nhà nước vừa là cơ quan hoạt động thường xuyên nhất của Quốc hội (giống như UBTVQH trước đó) vừa là chủ tịch tập thể của nước ta(giống như vai trò của CTN theo Hiến pháp 1959)
- Hệ thống cơ quan chấp hành gồm : Hội đồng bộ trưởng , các bộ ,ủy ban nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.Ở địa phương có UBND các cấp. Như vậy Chính phủ đã đổi tên thành HĐBT, UBHC đổi tên thành UBND.Các cơ quan này làm việc theo chế độ tập thể do đó quyền hạn của Chủ tịch HĐBT bị hạn chế.
- Hệ thống cơ quan Tòa án về cơ bản giống như quy định của Hiến pháp 1959
- Hệ thống cơ quan kiểm sát giống như quy định của Hiến pháp 1959.

4. HP 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2001)

Trong thời kì mới sau khi xóa bỏ cơ chế tập trung,quan liêu bao cấp, mở cửa nền kinh tế đòi hỏi bộ máy nhà nước cũng phải có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của đất nước trong thời kì mới.

Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1992 đã có những sự thay đổi :
Ủy ban thường vụ Quốc hội được thành lập thay cho Hội đồng nhà nước, nhưng đây chỉ là cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội (không phải là chủ tịch tập thể của nước ta).
Chủ tịch nước là một cá nhân do Quốc hội bầu,bãi nhiệm, miễn nhiệm.
Hội đồng nhân dân được thành lập Thường trực HĐND ở cấp tỉnh và cấp huyện.
Hội đồng bộ trưởng được đổi tên thành Chính phủ.Vai trò của Thủ tướng Chính phủ được đề cao.TTCP có nhiều quyền hạn hơn so với CTHĐBT.
Cơ quan Tòa án được thành lập các tòa chuyên trách ở Tòa cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao.

1 comment: