08/02/2014
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 6 - Quốc tịch Việt Nam
I. Khái niệm quốc tịch:

1. ĐN: QT là mối quan hệ pháp lý – chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định cao về mặt thời gian, không bị giới hạn về mặt không gian giữa một cá nhân cụ thể với một chính quyền NN nhất định.

2. Cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của QT:

Nguyên nhân làm xuất hiện QT là sự xuất hiện chính quyền NN, giai cấp thống trị mới ban hành PL về QT nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa NN của mình với các cá nhân sống trên lãnh thổ NN. Để thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia, chính quyền NN phải xác định ai là chủ quyền thuộc NN mình.

II. Một số vấn đề cơ bản trong nội dung PL về QT trên thế giới:

1. Đường lối chính trị - pháp lý trong PL về QT của các nước trên thế giới:

Trước sự bùng nổ quan hệ qua lại giữa các quốc gia, để bảo vệ chủ quyền của mình các NN ngày càng quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống pl về QT của nước mình, được biểu hiện ở một số vấn đề cụ thể:
- Thứ nhât: bằng nhiều cách khác nhau, các quốc gia luôn hạn chế hoặc không cho những người có xu hướng chính trị đối lập nhập QT nước mình.
- Thứ hai: PL về QT phản ánh chính sách dân số của quốc gia.
- Thứ ba: nội dung PL quốc tịch của các nước thường qui định các giải pháp hòa nhập vào cộng đồng thế giới, hạn chế tình trạng không có QT.

2. Nguyên tắc xác định quốc tích nguyên thủy (QT gốc):

a. Về tiêu chí huyết thống:
- Nếu cả cha và mẹ đều có cùng một QT thì đứa con sinh ra đương nhiên theo QT của cha, mẹ. Trong trường hợp này không lệ thuộc vào đứa con sinh ra ở đâu, không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ.
- Nếu cha mẹ không có cùng QT thì tùy thuộc vào sự thỏa thuận của cha mẹ.
- Nếu chỉ cha hoặc mẹ là người có QT của một NN thì QT của con sẽ theo QT của cha hoặc mẹ có QT.

b. Về tiêu chí quyền nơi sinh:
Theo tiêu chí này thì đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ của NN nào thì mang QT của NN đó, không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ, cũng không phụ thuộc vào việc cha mẹ chúng có mang QT nước nào hay không.
Chú ý: đặc biệt một số nước còn qui định cả về vấn đề QT của trẻ em sinh ra trên tàu biển, máy bay như: Canada, Úc.

3. Về nguyên tắc một hay nhiều QT:
- Nhiều nước qui định rõ ràng, chặt chẽ nguyên tắc một người chỉ được mang một QT như: CHND Trung hoa, Lào, Nga, Nhật Bản…
- Một số nước công khai thừa nhận một người có nhiều QT như: Pháp, Canada, Úc, Campuchia…không qui định người nhập QT của họ phải từ bỏ QT mà người đó đang có, cũng không qui định công dân nước mình khi nhập một QT nước khác phải thôi QT nước mình.
=> Mâu thuẫn PL giữa các nước cũng có thể dẫn đến tình trạng một người mang nhiều QT.

4. Vấn đề thay đổi QT:

a. Vấn đề mất QT:
- Mất QT do xin phép, bị tước QT.
- Nhiều nước qui định cụ thể những trường hợp không cho phép thôi QT như: những người đang còn nợ thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính với NN mà họ đang có QT; những người bị truy tố hình sự hoặc đang phải thi hành bản án dân sự; những người liên quan đến các lý do an ninh chính trị…
- Các nước đều qui định việc tước QT chỉ áp dụng đối với 2 đối tượng:
+ Những người có QT nhưng thường trú ở nước ngoài, có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến chính trị hoặc có thái độ chính trị xấu đối với NN mà họ đang mang QT.
- Những người đã nhập quốc tịch nhưng có hành vi gian lận trong việc xin nhập QT haợc phạm tội theo qui định của PL mà họ đã nhập QT.

b. Vấn đề nhập QT:
- Phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo qui định của NN mà họ muốn nhập QT;
- Phải đạt độ tuổi nhất định (đa số các nước qui định đối với những người đủ tuổi vị thành niên, còn đối với người chưa thành niên cần có sự chấp thuận của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
- Phải có thời gian cư trú nhất định tại nước xin nhập QT;
- Phải đáp ứng yêu cầu về tư cách đạo đức;
- Phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe.

III. Các nội dung co bản của LQTVN năm 2008:

1. Nguyên tắc NN CHXHCNVN chỉ công nhận công dân VN có một QT là QT VN: Đ4 LQT

Công dân nước ngoài được nhập QTVN thì không còn giữ QT nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt do CTN quyết định. K2Đ20

2. Có QTVN:

Có thể chia thành các trường hợp sau:
- Là những người đang có QTVN cho đến ngày luật này có hiệu lực: K1Đ13 LQT
- Là những người có QTVN do sinh ra, có các trường hợp sau:
   + Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân VN, không kể trẻ em đó sinh ra trên hay ngaòi lãnh thổ VN Đ15 LQT.
   + Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân VN, còn người kia không có QT hoặc mẹ là công dân VN còn cha không rõ là ai Đ16LQT.
   + Trường hợp trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN, cha mẹ là người không QT hoặc mẹ là người không có QT còn cha không rõ là ai mà có nơi thương trú tại VN Đ17.
   + Trẻ  sơ sinh bị bỏ rơi trên lãnh thổ VN mà không biết cha mẹ là ai Đ18LQT.

3. Nhập QT VN:
- Điều kiện đuợc nhập QTVN: khoản 1 Đ19LQT
- Các trường hợp ngoại lệ: khoản 2 Đ19LQT

4. Mất QTVN:
Căn cứ mất QTVN: Đ26LQT
a. Thôi QTVN: Đ27
b. Tước QTVN: Đ31LQT

5. Trở lại QTVN:

Người đã mất QTVN theo qui định tại Đ26 LQT có đơn xin trở lại QTVN thì có thể được trở lại QTVN nếu thuộc một trong những trường hợp qui định tại khoản 1Đ23 LQT

6. Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi:
- Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi QTVN: Đ35
- QT của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước QTVN hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập QT: Đ36LQT
- QT của con chưa thành niên: Đ37LQT

7. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết các vấn đề về QT:
- QH có thẩm quyền ban hành các văn bản QPPL về QT.
- CTN: cho nhập, cho trở lại, thôi, tước QT, hủy bỏ quyết định cho nhập QT Đ38LQT.
- CP: thống nhất quản lý NN về QT Đ39 LQT.
- UBND: có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, xem xét và giải quyết đơn xin nhập, xin trở lại, xin thôi Đ40 LQT.

No comments:

Post a Comment